Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng Nguyệt), và văn mẫu chọn lọc
Hướng dẫn cách lập dàn ý cho bài phân tích bài thơ Ngắm trăng - Hồ Chí Minh và tham khảo một số sơ đồ tư duy, bài văn mẫu hay nhất được tuyển chọn.
Phân tích bài thơ Ngắm trăng là một đề bài quen thuộc trong chương trình tập làm văn lớp 8, một bài thơ tuy ngắn nhưng không phải học sinh nào cũng biết cách phân tích hay nhất và đầy đủ ý nhất. Chính vì thế, trong bài viết hôm nay freetuts sẽ hướng dẫn các em cách lập dàn ý để từ đó có thể viết bài phân tích tác phẩm Ngắm Trăng đầy đủ ý nhất nhé, bên cạnh đó còn có một số bài văn mẫu siêu hay được tuyển chọn kỹ, các em tha hồ mà tham khảo nè.
Phân tích dàn ý bài thơ Ngắm Trăng (Vọng Nguyệt) - Hồ Chí Minh
Dàn ý chi tiết phân tích bài Ngắm Trăng - Hồ Chí Minh.
Muốn có một bài tập làm văn hoàn chỉnh, các em nên tập thói quen lập dàn ý chi tiết đề từ đó đưa ra những nội dung quan trọng cần phân tích. Hãy cùng tham khảo dàn ý chi tiết phân tích tác phẩm Ngắm Trăng - Vọng Nguyệt ngay bên dưới đây nha.
Mở bài phân tích Ngắm Trăng
Ở phần mở bài, các em có thể tùy chọn một trong hai cách là mở bài trực tiếp hoặc mở bài gián tiếp.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Đối với cách mở bài phân tích bài thơ Ngắm trăng trực tiếp, các em cần nêu được những nội dung chính như sau:
- Giới thiệu về tác phẩm Ngắm trăng: được sáng tác vào giai đoạn nào, in trong tập thơ nào, hoàn cảnh sáng tác ra sao. Ví dụ như: bài thơ được sáng tác vào năm 1942, trích trong tập Nhật ký trong tù. Đây là khoảng thời gian Bác Hồ bị bắt giam tại Trung Quốc.
- Giới thiệu về tác giả Chủ tịch Hồ Chí Minh: Bác là một danh nhân văn hóa của thế giới, là vị lãnh tụ kính yêu của toàn dân tộc và là một nhà thơ, nhà văn xuất chúng…
- Nêu khái quát về nội dung của bài thơ Ngắm trăng, thể hiện tình yêu thiên nhiên và sự lạc quan của Bác.
Đối với mở bài phân tích bài thơ Ngắm Trăng gián tiếp, các em có thể trình bày như sau:
- Đưa ra các bài thơ, câu thơ hay khác viết về ánh trăng, từ đó liên hệ đến bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh.
- Giới thiệu sơ qua về tác giả và tác phẩm.
Thân bài phân tích thơ Ngắm Trăng
Vì bài thơ này chỉ có vỏn vẹn 4 câu thơ, nên các em hãy đi phân tích từng câu thơ một nhé.
Câu thơ đầu tiên - Hoàn cảnh ngắm trăng hết sức đặc biệt của Bác.
Người xưa thường có quan niệm rằng, ngắm trăng là phải có bạn bè, có rượu có hoa thì đó mới gọi là thú vui tao nhã. Tuy nhiên, ở đây chúng ta có thể thấy được bối cảnh ngắm trăng của Bác vô cùng đặc biệt với ngục tối lãnh lẽo, không có rượu, không hoa và chỉ có xiềng xích và màn đêm u tối.
Câu thơ thứ hai - Tình cảm của Bác với ánh trăng tri kỷ.
Dù hoàn cảnh của Bác hiện tại hết sức khó khăn, nhưng bác rất lạc quan khi thả hồn mình với cảnh đẹp về đêm.
Phân tích 2 câu thơ cuối bài Ngắm Trăng - Nghị lực phi thường của Bác.
Mặc dù hiện tại chân tay Bác bị trói buộc bởi xiềng xích, thân thể bị giam cầm sau song sắt, nhưng tâm hồn Bác vẫn hướng về tự do, vẫn hòa mình trong vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời, nhữn điều này đủ để cho chúng ta thấy Bác là một người rất lạc quan, có khát vọng sống mãnh liệt.
Phân tích nghệ thuật trong bài thơ Ngắm Trăng.
Phân tích về thể thơ, các biện pháp tu từ, cách dùng từ của Bác đã đem đến một bài thơ rất hay và ý nghĩa.
Kết bài phân tích tác phẩm Ngắm Trăng
Ở phần kết bài, các em cần rút ra được bài học về cách sống lạc quan của Bác, từ đó liên hệ đến bản thân mình nhé.
Sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Ngắm Trăng (Vọng Nguyệt) - Hồ Chí Minh
Cùng tìm hiểu về một số sơ đồ tư duy phân tích tác phẩm Ngắm trăng của Hồ Chí Minh ngay bên dưới đây để hình dung được rõ hơn về dàn ý chi tiết nhé.
Sơ đồ tư duy phân tích thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh.
Sơ đồ tư duy phân tích Ngắm trăng (Vọng Nguyệt) ngắn gọn nhất.
Sơ đồ tư duy phân tích bài ngắm trăng, phần dịch thơ.
Sơ đồ tư duy phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ Ngắm trăng.
Tổng hợp văn mẫu phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng Nguyệt) hay nhất
Văn mẫu 8 - Phân tích bài thơ Ngắm Trăng (Vọng Nguyệt) hay.
Cùng tham khảo một số bài văn mẫu siêu hay về phân tích thơ Ngắm Trăng - Vọng Nguyệt mà freetuts đã tổng hợp ngay bên dưới đây nhé.
Văn mẫu phân tích thơ Ngắm trăng Vietjack
Từ xưa tới nay, trăng luôn là một nguồn cảm hứng bất tận đối với các thi nhân, có rất nhiều bài thơ, bài văn hay viết về ánh trăng được ra đời, mỗi tác phẩm đều có một nét độc đáo riêng mang đậm dấu ấn của tác giả. Và nổi bật hơn cả đó chính là tác phẩm “Ngắm Trăng - Vọng Nguyệt” của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, chỉ với vỏn vẹn 4 dòng thôi nhưng cũng đủ nói lên tinh thần lạc quan, yêu nước, thương dân của người.
Bài thơ “Ngắm Trăng” được Bác sáng tác vào năm 1942 và in trong tập “Nhật Ký Trong Tù”. Hoàn cảnh tác phẩm này ra đời hết sức đặc biệt, đó chính là vào khoảng thời gian Bác bị giam giữ tại Trung Quốc. Từ câu thơ đầu tiên, chúng ta có thể mường tượng ra được một bức tranh cùng khổ lúc bấy giờ:
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa – Trong tù không rượu cũng không hoa”
Đối với người xưa, ngắm trăng được coi là một thú vui tao nhã của bao người, vừa uống rượu, vừa ngắm trăng, vừa thưởng hoa cùng bạn bè tri kỷ quả thực là một điều hết sức tuyệt vời. Tuy nhiên, với Bác giờ này thì rượu không có, hoa cũng không chỉ có chân tay đang bị trói buộc bởi xiềng xích, thân thể bị giam cầm tại xứ người, điệp từ “không” được lặp lại nghe sao mà chua xót và cùng cực đến thế.
Tuy nhiên, sang câu thơ thứ hai, chúng ta thấy được tâm trạng của Bác đã có sự chuyển biến mạnh mẽ “Đối thử lương tiêu nại nhược hà - Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”. Vâng, với hoàn cảnh đầy khổ cực như vậy, nhưng người vẫn rất lạc quan, nhất là trước ánh trăng tuyệt đẹp như vậy, Bác lại càng cảm thấy thêm lạc quan hơn nữa và thả hồn mình để thưởng thức trọn vẹn được vẻ đẹp ấy rồi phải thốt nên rằng “khó hững hờ”.
Với hai câu thơ cuối, Bác đã sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ để có thể làm cho ánh trăng trở nên sinh động hơn bao giờ hết:
“Nhãn hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
Dịch thơ:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”
Bác đã sử dụng biện pháp nhân hóa với ánh trăng thông qua từ “nhòm” như muốn nói ánh trăng như một người bạn đang cố nhoài mình vào cửa sổ để ghé thăm tri kỷ lâu năm của mình. Nhờ có trăng mà bác cảm thấy bớt cô đơn, buồn tủi hơn và lấy đó làm động lực để tinh thần phấn chấn hơn, xóa tan bao mệt mỏi, u uất trong lòng. Qủa thực, giữa hoàn cảnh đầy khó khăn ấy, Bác vẫn toát nên một phong thái vô cùng ung dung, lạc quan, đây là điều mà không phải ai cũng làm được.
Qua bài thơ, chúng ta thấy được rằng,đây không đơn thuần là miêu tả vẻ đẹp của ánh trăng, của tự nhiên mà hơn cả nó nói lên tinh thần lạc quan và ý chí sắt đá của Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, dù cho trong hoàn cảnh nào, Bác vẫn luôn hướng về phía trước.
Văn mẫu phân tích bài thơ Ngắm trăng hay của học sinh giỏi
Bắc Hồ là một danh nhân văn hóa thế giới, là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Trong suốt cuộc đời của mình, ngoài việc bôn ba tìm đường cứu nước, Bác còn sáng tác ra rất nhiều bài thơ, bài văn hay và đó điều là những tài sản quý báu của nước nhà. Bài thơ “Ngắm trăng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất nói về sự lạc quan và khát vọng của Bác.
Tác phẩm “Ngắm Trăng” được viết vào năm 1942, in trong tập “Nhật ký trong tù”, đây là khaongr thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ và lưu đày đi khắp nơi. Trên suốt quãng đường gian khổ ấy, Bác vẫn luôn rất lạc quan, xuất khẩu thành thơ:
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa - Trong tù không rượu cũng không hoa”
Câu thơ đầu tiên đã nói lên được hoàn cảnh hết sức đặc biệt lúc bấy giờ, Bác ngắm trăng theo một cách rất riêng, rất đặc biệt. Người xưa ngắm trăng là cần có bạn hiền, có tửu, có hoa thì đó mới gọi là thưởng thức, tuy nhiên ở đây Bác chỉ có 4 bức tường tăm tối, cùng với đôi tay, đôi chân bị trói chặt bởi xiềng xích, chút tự do còn không có thì lấy đâu ra rượu với hoa. Ấy thế mà trong hoàn cảnh đó, Bác vẫn rất lạc quan:
“Đối thử lương tiêu nại nhược hà - Trước cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”
Có lẽ vì trong hoàn cảnh khó khăn như thế, tăm tối là thế, ánh trăng lại trở nên đẹp và đặc biệt hơn hết, những ánh sáng dịu dàng từ vầng trăng dường như len lỏi, sưởi ấm trái tim lạnh lẽo của Bác để rồi người phải thốt nên rằng “khó hững hờ”. Nhờ có ánh trăng mà tâm hồn Bác trở nên bùng cháy và khát khao sự tự do hơn cả.
Phiên âm:
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia."
Dịch nghĩa:
"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ.”
Với hai câu thơ này, chúng ta có thể cảm nhận được sự hòa hợp tài tình giữa Bác và ánh trăng. Họ như là những người bạn tâm giao đã xa cách bấy lâu để giờ được gặp lại nhau dù trong hoàn cảnh khó khăn thế này vẫn cảm thấy vui mừng và hạnh phúc biết bao nhiêu. Chúng ta có thể thấy, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa cho Trăng qua hành động “nhòm khe cửa” để khiến cho trăng đúng nghĩa như một người bạn, đang nhìn ngắm tri kỷ của mình qua song cửa sổ.
Bác nhìn thấy ánh trăng như nhìn thấy sự tự do và khát khao của mình, và từ đó niềm mong mỏi được thoát khỏi ngục tù để trờ về với đất nước, với nhân dân lại càng mãnh liệt hơn bao giờ hết.
Qua vỏn vẹn 4 câu thơ ngắn thôi mà chúng ta có thể thấy được sự tài tình của Bác, và từ đó thể hiện được tinh thần lạc quan, luôn hướng về tự do của người cho dù trong hoàn cảnh khó khăn đến đâu. Qủa thực Bác mãi là một vị lãnh tụ vĩ đại, một người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam ta.
Văn mẫu phân tích vẻ đẹp của bài thơ Ngắm Trăng của Hồ Chí Minh
Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, trong suốt cuộc đời của mình, người đã phải bôn ba khắp nơi, dốc lòng vì sự nghiệp giải phóng nhân dân khỏi ách đô hộ lầm than. Bác không có ý định trở thành nhà thơ, nhưng trong nhiều hoành cảnh “đặc biệt”, người đã có cơ hội được tiếp xúc với thi ca để rồi cho ra đời nhiều tác phẩm hay cho người đọc. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất là bài thơ “Vọng Nguyệt - Ngắm Trăng”.
Với tiêu đề là “Vọng nguyệt”, chúng ta có thể liên tưởng đến việc người nhàn nhã thưởng trăng cùng bạn vè, cùng rượu, cùng hoa như những thi nhân xưa. Tuy nhiên, thực tế lại tàn nhẫn vô cùng, lúc bấy giờ người đang bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam tại Trung Quốc. Trải qua bao cuộc lưu đầy khắp nơi, trong một đêm khuy thanh vắng khi dừng chân nghỉ tại một nhà tù, người đã xuất khẩu thành thơ và cho rời đời tác phẩm này.
“Trong tù, không có rượu, không có hoa”
Ở câu thơ đầu tiên, chúng ta có thể cảm nhận rõ hoàn cảnh của Bác lúc bấy giờ, trong tù không có rượu, cũng không có hoa, chỉ có căn phòng chật hẹp. xiềng xích trói buộc tay chân, bốn bề tĩnh mịch, trống vắng, Bác đã ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế đó, dù khó khăn, nhưng người vẫn rất lạc quan, vẫn yêu đời và lấy việc ngắm trăng như để xua tan đi những nỗi u uất trong lòng để rồi khi đối diện với vẻ đẹp tuyệt vời của trăng mà phải thốt nên rằng “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”. Ánh trăng trên cao tỏa sáng lòng người cũng vì thế mà dịu đi phần nào, và ngay trong giây phút đó, giữa họ đã có một sự hòa hợp diệu kỳ.
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”
Bác và Trăng dường như đã trở thành tri kỷ, ánh trăng như một người bạn tâm giao đang cố nhòm qua khe cửa sổ nhỏ của phòng giam để có thể nhìn thấy và a an ủi bớt phần nào cho người bạn của mình là Bác. Bác cũng ung dung ngắm trăng, thưởng thức một cách trọn vẹn nhất, mặc cho hoàn cảnh thực tế có ra sao.
Sau tất cả, chúng ta có thể thấy rằng “Ngắm trăng” không đơn thuần chỉ là một bài thơ, mà nó đã khắc họa một bức tranh tuyệt đẹp, một ý chí, nghị lực phi thường của Bác, dù cho trong hoàn cảnh nào, người vẫn luôn lạc quan, hướng về phía trước, hướng về nhân dân. Đây quả thực là một kiệt tác nghệ thuật trong kho tàng văn chương của Việt Nam ch
Trên đây, freetuts.net đã chia sẻ cho các bạn cách lập dàn ý phân tích bài thơ Ngắm Trăng của Hồ Chí Minh chi tiết nhất và một số bài văn mẫu hay được tuyển chọn. Hy vọng với bài viết này, các em sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình.