Phân tích nhân vật Tnú, lập dàn ý ngắn gọn và văn mẫu hay
Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng Xà Nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành, hướng dẫn lên dàn ý và chia sẻ thêm các bài văn mẫu hay, chọn lọc.
Phân tích nhân vật Tnú là một đề văn quá quen thuộc với các em học sinh lớp 12, vì nó thường xuyên xuất hiện trong các kỳ thi quan trọng như kiểm tra một tiết hay thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bạn học sinh không biết cách phân tích sau cho hay, cho ấn tượng và dễ bị lạc đề.
Chính vì vậy, trong bài viết hôm nay, freetuts sẽ hướng dẫn cách lên dàn ý phân tích nhân vật Tnú và chia sẻ thêm các bài văn mẫu cực hay để giúp các em học sinh dễ ghi điểm nhất nha.
Dàn ý phân tích nhân vật Tnú ngắn gọn nhất
Hướng dẫn lập dàn ý phân tích hình tượng nhân vật Tnú ngắn gọn, rõ ý nhất.
Trong dàn ý phân tích Tnú, các em cần tập trung đi phân tích các nội dung quan trọng sau đây:
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Mở bài phân tích Tnú
Ở phần mở bài, các em có thể chọn cách viết trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng cần có những nội dung quan trọng sau đây.
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Trung Thành
- Giới thiệu tác phẩm Rừng Xà Nu
- Giới thiệu chung về nhân vật Tnú
Thân bài phân tích Tnú
Ở phần thân bài, các em nên tập trung phân tích hoàn cảnh của Tnú và phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Tnú, cụ thể như sau:
Hoàn cảnh của nhân vật Tnú:
- Vốn là một đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ.
- Được dan làng Xô Man chung tay nuôi nấng thành người.
Tính cách của Tnú:
- Từ nhỏ là một đứa trẻ cứng đầu, có phần hơi cọc tính.
- Lớn lên lại trở thành một chiến sĩ gan dạ, liều lĩnh.
Tnú, một người dũng cảm, kiên cường:
- Ngày còn bé, Tnú đã sớm giác ngộ được lý tưởng của Đảng, của Cách mạng, cậu tích cực trong việc giúp nuôi giấu cán bộ chiến sĩ.
- Quyết tâm học chữ để sau này có thể trở thành một người cán bộ chiến sĩ.
- Với thân hình bé nhỏ, cộng với sự nhanh nhẹn, cậu trở thành người đưa thư cho cán bộ.
- Trong một lần bị giặc bắt, cậu nhanh trí nuốt lá thư mà nhất quyết không hé răng nửa lời cho dù bị tra tấn.
- Sau ba năm bị giặc bắt thì cậu vượt ngục và quay trở về làng, lãnh đạo người dân làng Xô Man đánh giặc.
- Khi chứng chiến cảnh bọn giặc tra tấn vợ con mình, Tnú mạnh mẽ lao ra giữa vòng vây của địch để cứu vợ con.
- Bị giặc đốt 10 đầu ngón tay nhưng cậu không kêu than và khuất phục.
Tnú là một người chồng, người cha tốt, yêu vợ thương con:
- Mai và Tnú đã đồng hành với nhau từ những ngày còn bé, lớn lên hai người nên duyên vợ chồng và sinh được một đứa con.
- Khi chứng kiến cảnh Mai và con mình bị bọn giặc tra khảo, Tnú đã không kiềm chế được bản thân, “Cậu bứt đứt cả hàng chục trái vả” từ lúc nào không hay, rồi lao ra giữa vòng vây của địch để bảo vệ vợ con.
Tnú có trái tim sục sôi, căm thù giặc sâu sắc:
- Từ nhỏ cậu đã sớm giác ngộ tư tưởng Cách Mạng nên rất căm thù quân giặc.
- Khi lớn lên, chứng kiến bọn giặc giết vợ, con mình cộng với việc bị chúng đốt 10 đầu ngón tay nên sự căm phẫn này càng lớn hơn.
Tnú rất yêu quê hương, yêu ngôi làng Xô Man:
- Tnú lớn lên nhờ vòng tay của dân làng Xô Man nên cậu luôn hướng về quê hương.
- Dù được nghỉ phép có một ngày cậu vẫn quyết tâm trở về thăm mọi người trong làng.
Phân tích ý nghĩa đôi bàn tay của Tnú:
- Đôi bàn tay chứa đựng sự yêu thương, anh Quyết nắm tay Tnú dặn dò sau này anh chết đi Tnú phải thay anh làm cán bộ.
- Đôi bàn tay bị giặc đốt cháy cả mười ngón là chứng tích của sự hận thù, căm phẫn trong anh.
- Đôi bàn tay để cầm giáo, cầm súng đánh giặc.
Phân tích nghệ thuật xât dựng hình tượng nhân vật Tnú:
- Nhân vật được xây dựng theo lối viết sử thi.
- Giọng văn, lời nói mang đậm nét văn hóa của người đồng bào Tây Nguyên.
- Cấu trúc truyện lồng truyện vô cùng đặc sắc.
Kết bài phân tích Tnú
Ở phần kết bài, các em một lần nữa hãy rút ra vẻ đẹp của nhân vật Tnú và từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá của riêng mình về nhân vật này.
Văn mẫu phân tích nhân vật Tnú chọn lọc hay nhất
Tổng hợp một số bài văn mẫu phân tích Tnú hay, ấn tượng nhất.
Ngay bên dưới đây, freetuts đã tổng hợp một số bài văn mẫu phân tích Tnú trong truyện “Rừng Xà Nu” cực hay và ấn tượng, mời các bạn cùng tham khảo thêm nhé.
Phân tích nhân vật Tnú hay nhất của học sinh giỏi
Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ cứu nước là một sử thi hào hùng của dân tộc ta, có rất nhiều tác phẩm hay được ra đời để ca ngợi sự gan dạ, liều lĩnh của những người chiến sĩ trẻ. Điển hình nhất phải kể đến tác phẩm “Rừng Xà Nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành, có nội dung kể về nhân vật Tnú, một chiến binh mưu trí, kiên cường của dân làng Xô Man.
Tnú vốn là một cậu bé mồ côi cả cha lẫn mẹ và may mắn được người dân làng Xô Man - Một ngôi làng giàu truyền thống cách mạng, nuôi nấng, dạy dỗ nên người. Từ bé, cậu đã chứng kiến nhiều cảnh người dân bị bọn giặc tra tấn, đàn áp vì tội nuôi giấu quân Cách mạng nên cậu đã có lòng căm thù bọn giặc Mĩ từ sớm. Năm mười tuổi, Tnú đã xung phong làm nhiệm vụ tiếp tế lương thực cho cán bộ ở trong rừng, trong đầu cậu lúc nào cũng văng vảng lời dạy của cụ Mết “Cán bộ là Đảng, Đảng còn thì núi nước này còn”.
Mặc dù không được sáng dạ, nhưng Tnú vẫn quyết tâm học lấy cái chữ để lớn lên có thể trở thành cán bộ Cách mạng như anh Quyết. Mặc dù học chữ thì chậm, nhưng khi đi rừng thì cậu lại vô cùng thông minh, sáng dạ. Tnú luôn xé rừng, trèo đèo vượt suối mà đi, qua sông thì cậu luôn lựa những chỗ nước sâu nhất vì cậu biết bọn giặc đã vây kín các chỗ nước nông, lối mòn dễ đi.
Trong một lần vận chuyện thư cho cán bộ, Tnú bị giặc bắt, cậu nhanh trí nuốt lá thư vào bụng, dù cho bị bọn giặc tra khảo dã man nhưng nhất định không hé răng dù chỉ là nửa lời. Kết quả cậu bị địch bắt giam, mãi tận 3 năm sau, Tnú mới tìm cách vượt ngục và trở về với làng Xô Man.
Sau khi trở về, Tnú gặp lại Mai, hai người trở thành vợ chồng và có với nhau một đứa con, Tnú và dân làng Xô Man quyết tâm làm theo lời dặn của anh Quyết trước khi hy sinh, mài giao chuẩn bị đánh giặc. Vì muốn bắt được Tnú mà bọn giặc đã tra tấn vợ con cậu một cách dã man, Tnú ban đầu còn trốn sau gốc cây vả, cắn răng chịu đựng, nhưng nhìn thấy Mai và đứa con bé bỏng của mình sắp gục ngã, cậu đã lao ra giữa vòng vây của địch với ánh mắt rực lửa, quật ngã tên lính to béo nhất. Nhưng rồi cậu vẫn không cứu được vợ và con mình.
Thậm chí, bọn giặc còn lấy nhựa xà nu bôi lên 10 đầu ngón tay của cậu rồi đốt cháy nó như một bó đuốc để cảnh cáo dân làng. Mặc dù đau đớn đến thế, nhưng Tnú không hề kêu la, cậu nhắm mắt lại rồi sau đó mở mắt ra trừng trừng như thể thách thức bọn giặc. Lửa có thể đốt cháy bàn tay Tnú nhưng không thể nào làm cậu khuất phục, ngược lại nó còn thổi bừng lên ý chí, sự quyết tâm của cậu. May mắn thay, lúc ấy cụ Mết cùng những trai tráng trong làng lao ra tiêu diệt hết bọn địch, giải cứu cho Tnú.
Những tưởng Tnú không thể làm gì được với đôi bàn tay đã bị đốt cháy ấy, nhưng chính nhờ nó mà cậu càng quyết tâm hơn nữa, để rồi sau này, cậu đã dùng chính đôi bàn tay bị tàn tật ấy để bóp chết tên chỉ huy đồn trưởng để minh chứng cho câu nói “Tàn nhưng không phế”.
Tác giả Nguyễn Trung Thành đã rất xuất sắc khi xây dựng hình ảnh mười ngón tay của Tnú bốc cháy như 10 ngọn đuốc. Hình ảnh này vừa tố cáo sự ác độc, tàn bạo của bọn giặc Mĩ vừa ca ngợi sự gan dạ và kiên cường của nhân vật Tnú. Qủa là một hình ảnh vô cùng đắt giá và sáng tạo.
Với ngòi bút tinh tế của mình và sự hiểu biết về chiến tranh, tác giả đã khắc họa nên một nhân vật Tnú quá đỗi là xuất sắc, cậu vừa là một người chồng, người cha yêu thương vợ con, vừa là một người chiến sĩ cách mạng dũng cảm kiên cường.
Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong đoạn trích “Rừng Xà Nu”
Đọc truyện ngắn “Rừng Xà Nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta đều cảm thấy ấn tượng và nể phục trước nhân vật Tnú, một anh hùng dũng cảm, kiên cường, đã làm vang đồng bào người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Tnú có xuất thân là một đứa trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, cậu may mắn được người dân làng Xô Man đùm bọc, nuôi nấng cho đến lúc trưởng thành. Ngôi làng Xô Man lúc bấy giờ nổi tiếng là một nơi giàu truyền thống yêu nước và chống giặc ngoại xâm, cả ngôi làng luôn tự hào vì chưa có một cán bộ nào bị giặc bắt hay giết ở trong rừng làng này cả. Cũng nhờ truyền thống yêu nước đó, Tnú đã sớm giác ngộ được tư tưởng cách mạng, khi mới chỉ lên mười tuổi, cậu đã gan dạ xung phong trở thành người tiếp tế lương thực cho các cán bộ lẩn trốn trong rừng sâu.
Tnú còn quyết tâm học chữ để mong sau này có thể trở thành cán bộ tài giỏi, bản lĩnh như anh Quyết. Mặc dù cậu học không được sáng dạ nhưng trong việc đi rừng thì đố ai qua được. Tnú với thân hình nhỏ nhắn, di chuyển nhanh như sóc cùng với sự nhạy bén đã giúp cho cán bộ vận chuyển thư từ quan trọng. Tuy nhiên, trong một lần nọ, cậu bị bọn giặc bắt giữ, chúng đánh đập, tra tấn, dọa chém, giết nhưng Tnú nhanh trí nuốt bức mật thư rồi sau đó cắn chặt răng im lặng. Qua đây, chúng ta có thể thấy, mặc dù đang còn nhỏ tuổi, nhưng Tnú đã có những phẩm chất vô cùng đáng quý, sự gan dạ, liều lĩnh và thông minh và hơn cả là tấm lòng yêu nước to lớn.
Sau ba năm bị giặc bắt, Tnú đã lén vượt ngục để quay trở về làng, cậu lấy Mai và sinh được một đứa con kháu khỉnh. Những tưởng họ sẽ có một cuộc sống hạnh phúc, nhưng thực tế, chiến tranh quá tàn nhẫn. Bọn địch vì muốn bắt giữ Tnú mà đã giết chết mẹ con Mai, Tnú sau khi chứng kiến cảnh tượng đau đớn ấy đã lao ra chiến đấu một mất một còn với bọn giặc. Chúng tàn độc dùng nhựa Xà Nu đốt cháy mười ngón tay của cậu để cảnh cáo dân làng Xô Man.
Chính nỗi đau mất vợ, mất con, đã khiến cho ngọn lửa đấu tranh trong Tnú trở nên sục sôi hơn bao giờ hết, khiến cho cậu trở thành một người chiến sĩ gan dạ, kiên cường nhất. Thậm chí đôi bàn tay tật nguyền ấy đã bóp chết một tên chỉ huy giặc. Từ một đứa trẻ mồ côi, Tnú đã trở thành niềm tự hào của dân làng Xô Man.
Nhân vật Tnú đã trở thành một biểu tượng anh hùng trong việc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, và nhờ có cậu, tác phẩm “Rừng Xà Nu” mới trở nên thành công vang dội đến thế. Chúng ta, là những thế hệ trẻ, là tương lai của đất nước phát luôn ghi nhớ và biết ơn đến sự hy sinh của ông cha ta ngày trước, nhờ có những vị anh hùng ấy, mới có chúng ta của ngày hôm nay.
Phân tích hình ảnh đôi bàn tay Tnú trong truyện “Rừng Xà Nu” cực hay
Nguyễn Trung Thành là một trong những nhà văn tiêu biểu trong thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, ông còn tham gia trực tiếp vào những tháng ngày đầy căng thẳng, máu lửa tại chiến trường Tây Nguyên và được chứng kiến rất nhiều tấm gương tiêu biểu của các anh hùng, chiến sĩ áo vải. Chính nó đã trở thành đề tài cho nhiều tác phẩm hay và ý nghĩa, điển hình nhất là nhân vật Tnú trong “Rừng Xà Nu” với hình ảnh đôi bàn tay đầy ấn tượng.
“Rừng Xà Nu” có nội dung kể về Tnú và người dân buôn làng Xô Man đồng lòng đánh giặc, bảo vệ các chiến sĩ cách mạng. Đây cũng là một trong những tác phẩm đã làm nên tên tuổi cho nhà văn Nguyễn Trung Thành.
Tnú là một chàng trai mồ côi từ nhỏ, cậu lớn lên trong vòng tay yêu thương, đùm bọc của toàn thể người dân làng Xô Man. Từ khi mới mười tuổi, cậu đã được tiếp xúc với tư tưởng của Đảng và Cách Mạng, nhờ cụ Mết, nhờ anh Quyết mà Tnú đã quyết tâm trở thành một cán bị chiến sĩ nòng cốt. Và những hình ảnh đẹp nhất, ấn tượng nhất phải kể đến đôi bàn tay của Tnú, một đôi bàn tay vốn lành lặn như bao người nhưng rồi sau đó bị đốt cụt cả 10 đốt ngón tay như đại diện cho những chặng đường đầy chông gai của Tnú.
Khi còn nhỏ, đôi bàn tay bé nhỏ của Tnú đã giúp cậu thoăn thoắt băng rừng, vượt suốt tiếp tế lương thực cho bộ đội và hoàn thành nhiệm vụ giao liên. Rồi cũng chính đôi bàn tay ấy đã cầm viên phấn viết nên những nét chữ, con số đầu tiên giúp Tnú xóa mù chữ để sau này có thể trở thành cán bộ giỏi như anh Quyết.
Rồi trong đêm tối chứng kiến cảnh vợ con mình bị giặc tra tấn, Tnú núp sau bụi cây, kìm nén bản thân, bàn tay ấy đã bứt rụng mấy chục trái vả từ lúc nào không hay. Ngay sau đó, Tnú bất chấp tất cả, xông tới giang đôi bàn tay rộng lớn, ôm mẹ con Mai vào lòng, cũng chính vì điều này mà cậu đã bị giặc bắt để rồi mới rút ra chân lý “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”
Hình ảnh đôi bàn tay Tnú bị quân địch quấn giẻ tầm dầu xà nu rồi đốt cháy như mười ngọn đuốc chắc là chi tiết đắt giá nhất của câu chuyện. “Không có gì đượm bằng nhựa xà nu, lửa bắt rất nhanh, mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc” . Vâng, đau đớn là thế, xót xa là thế, nhưng giờ đây nỗi đau về tinh thần và ý chí đấu tranh đã chiến thắng những cơn đau về thể xác khiến cậu không kêu rên dù chỉ nửa lời. Thậm chí lúc ấy, Tnú chẳng hề sợ cái chết, cậu chỉ sợ ai sẽ làm cán bộ chỉ huy dân làng Xô Man đánh giặc? ai sẽ cầm vũ khí đứng dậy cùng với dân làng?
May mắn thay, trong khoảnh khắc ấy, cụ Mết đã lãnh đạo thanh niên làng Xô Man cầm giáo vùng lên giết giặc, giải cứu cho Tnú. Sau đó, cậu đã gia nhập lực lượng vũ trang với đôi bàn tay bụi cụt nhẵn cả 10 ngón, nó như là minh chứng cho sự tàn ác của quân thù và lòng dũng cảm của cậu. Và thậm chí, trong một trận đánh, Tnú đã dùng chính 10 ngón tay bị cụt ấy để bóp chết tên chỉ huy trưởng của kẻ địch khiến cho cậu trở thành niềm tự hào, trở thành anh hùng của toàn thể người dân làng Xô Man lúc bấy giờ.
Qủa thật, trong tác phẩm “Rừng xà Nu”, hình ảnh đôi bàn tay của Tnú rất đắt giá và chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn. Đôi bàn tay ấy đã chứng kiến tất cả các giai đoạn trưởng thành, giác ngộ cách mạng của Tnú, và đôi bàn tay ấy cũng đã giúp cho cậu trở thành một tượng đài anh hùng vĩ đại của người dân làng Xô Man nói riêng và toàn thể dân tộc nói chung.
Cảm nhận nhân vật Tnú ngắn gọn nhất, xúc động nhất
“Rừng Xà Nu” là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Nguyễn Trung Thành, nội dung kể về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của người anh hùng dân tộc Tnú và toàn thể dân làng Xô Man. Đây có thể coi là một sử thi hào hùng của nhân dân Tây Nguyên với nhân vật chính là Tnú.
Tnú mạnh mẽ như một cây xà nu, dù cho chịu bao bom đạn, vết thương vẫn hiên ngang phát triển như những mũi giáo, mũi mác khổng lồ, chĩa về quân thù. Bằng giọng văn bình dị nhất nhưng không kém phần hào hùng, nhân vật Tnú hiện lên thật đẹp và đáng tự hào.
Trước hết, cậu là một cậu bé được giác ngộ tư tưởng của Đảng và Cách mạng từ rất sớm, điều này thể hiện rõ nhất ngay từ khi còn nhỏ, cậu đã tình nguyện trở thành cậu bé giao liên, vận chuyển đồ ăn, thư từ cho các chú bộ đội trong rừng sâu. Ngoài ra, Tnú cũng vô cùng thông minh. Cậu lớn lên ở ngôi làng Xô Man này, nên rất thông thạo địa hình nơi đây, Tnú luôn chọn những con đường khó đi nhất để tránh được tầm mắt của kẻ thù.
Và hơn ai cả, Tnú quả thật là một con người dũng cảm và kiên cường, điển hình nhất là năm 10 tuổi, trong một lần cậu đi đưa thư cho anh Quyết đã bị bọn giặc bắt được, cậu nhanh trí nuốt lá thư mật vào bụng và sau đó cho dù có bị tra tấn, hành hạ dã man tới đâu cũng không hé răng nửa lời. Kết quả là Tnú bị bắt giăm, nhưng 3 năm sau đó, cậu đã bỏ trốn về quay trở về ngôi làng Xô Man để tiếp tục theo đuổi con đường chống Mĩ cứu nước như lời anh Quyết căn dặn.
Không chỉ là một người chiến sĩ gan dạ, Tnú còn là một người chồng, người cha hết mực yêu thương vợ con. Nhìn thấy cảnh vợ con mình bị tra tấn, cậu không màng tới nguy hiểm xông ra, dang đôi tay để ôm lấy và che chở cho mẹ con Mai. Mặc dù cậu không cứu được cả hai, nhưng có lẽ chính vì nỗi mất mát này đã trở thành động lực giúp cậu vững vàng hơn trên con đường đầy chông gai phía trước.
Và một hình ảnh đắt giá nhất câu chuyện này có lẽ chính là cảnh đôi bàn tay của Tnú bị quân giặc tẩm nhựa xà nu rồi đốt cháy như mười ngọn đuốc. Ngọn lửa ấy đã khiến bàn tay của cậu không còn lành lặn, nhưng chính nó đã thổi bùng nên ý chí và sự quyết tâm đánh đuổi quân thù trong lòng cậu, giúp cho Tnú trở thành một chiến sĩ kiên cường, một biểu tượng anh hùng rất đỗi tự hào cho toàn thể người dân làng Xô Man.
Qua nhân vật Tnú, tác giả không chỉ lên án sự tàn ác của chiến tranh mà còn ca ngợi những người chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu để đánh đuổi giặc ngoại xâm, đem lại nền độc lập, tự do cho nước nhà. Chúng ta phải luôn ghi nhớ và biết ơn những công lao to lớn như trời bể ấy.
Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Tnú trong truyện “Rừng Xà Nu” sáng tạo
Ngay bên dưới đây là một số sơ đồ tư duy phân tích Tnú cực sáng tạo, mời các em học sinh cùng tham khảo ngay nhé!
Sơ đồ phân tích hình tượng Tnú trong truyện “Rừng Xà Nu” của Nguyễn Trung Thành.
Sơ đồ phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng Xà Nu” ngắn gọn nhất.
Sơ đồ Cảm nhận về hình ảnh đôi bàn tay của Tnú.
Sơ đồ phân tích Tnú chi tiết nhất của Studocu.
Qua bài viết trên, freetuts đã hướng dẫn cách lên dàn ý phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng Xà Nu” của Nguyễn Trung Thành và chia sẻ thêm các bài văn mẫu hay nhất được chọn lọc kỹ lưỡng. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp các em học sinh đạt điểm cao trong môn Ngữ Văn.
Đừng quên rằng tại chuyên mục Văn học của chúng tôi còn rất nhiều bài viết thú vị khác đang chờ đón các em học sinh cùng tìm hiểu đấy nhé! Chào tạm biệt và hẹn gặp lại.