KIẾN THỨC LÀM VĂN
Mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa Mẫu mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm 15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất Mở bài Sóng của Xuân Quỳnh và một số mẫu tuyển chọn Mở bài Vội Vàng Mở bài Mùa xuân nho nhỏ Phân tích Ánh Trăng Bài văn tả ngôi trường Nghị luận tuổi trẻ và tương lai đất nước Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông Nghị luận về tình yêu thương Phân tích bài thơ Ngắm trăng Soạn bài Những ngôi sao xa xôi Viết đoạn văn tả cô giáo Viết đoạn văn về ước mơ của em Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác Viết bài luận về bản thân Câu tường thuật Mở bài chung cho nghị luận văn học Phân tích nhân vật Vũ Nương Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu Phân tích bài thơ Tràng Giang Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông Văn tả con gà trống Viết bài luận về bạo lực học đường Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa Văn tả người thân Nghị luận về học đi đôi với hành Phân tích Làng Kim Lân Nghị luận xã hội về lòng biết ơn Mở bài Tràng Giang Đoạn văn tự giới thiệu về bản thân Phân tích nhân vật Phương Định Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể Phân tích nhân vật Thị Nở Phân tích nhân vật Chí Phèo Phân tích nhân vật dì Bảy Văn thuyết minh Phân tích nhân vật Vũ Như Tô Văn bản tự sự Phân tích nhân vật Tràng và bài văn mẫu chọn lọc hay nhất Phân tích nhân vật bà cụ Tứ Phân tích nhân vật Mị Phân tích nhân vật A Phủ, lên dàn ý và bài văn mẫu hay nhất Phân tích nhân vật Tnú Phân tích nhân vật cụ Mết Phân tích nhân vật Chiến Phân tích nhân vật chú Năm Dàn ý phân tích nhân vật Việt và bài văn mẫu hay nhất Phân tích nhân vật Xô-cô-lốp Phân tích nhân vật Phùng, lập dàn ý và chia sẻ văn mẫu hay Biện pháp tu từ Văn tả con vật Từ láy là gì? Phân loại từ láy và các dạng bài tập liên quan Tác dụng dấu ngoặc kép Phân tích nhân vật Thị Tác dụng dấu hai chấm Phân tích người đàn bà hàng chài Dàn ý bài văn tả con chó Phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ Bài văn tả một đồ vật mà em yêu thích 14+ Mở bài Chữ người tử tù trực tiếp, gián tiếp hay chọn lọc Mẫu mở bài Bình Ngô Đại Cáo Mở bài Tây Tiến của Quang Dũng Mẫu mở bài Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn Mẫu mở bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi Cách làm bài văn nghị luận xã hội, lập dàn ý và bài văn mẫu Mẫu mở bài Dưới bóng hoàng lan Mẫu mở bài Xuân về của Nguyễn Bính Mẫu mở bài Thần Trụ Trời Mở bài Tấm Cám Mẫu mở bài Chiếc lá đầu tiên Mẫu mở bài Thánh Gióng Mở bài Người lái đò sông Đà Bài văn tả mẹ lớp 2, 3, 4, 5, tổng hợp dàn ý hay nhất Mở bài Vợ chồng A Phủ Mẫu mở bài Chiến thắng Mtao Mxây Mẫu mở bài Thơ duyên Mở bài Bếp lửa Mở bài Từ ấy của Tố Hữu Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích Mở bài Vợ nhặt Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Mở bài Việt Bắc Mẫu mở bài Nắng mới của Lưu Trọng Lư Mẫu mở bài Chiều xuân của tác giả Anh Thơ Mở bài Chí Phèo của Nam Cao Mẫu mở bài Chiều sương của tác giả Bùi Hiển Mẫu mở bài Trao duyên thuộc Truyện Kiều Mẫu mở bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du Mở bài Nhớ đồng của nhà thơ Tố Hữu Mở bài Thuyền và biển Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử Mở bài Vĩnh biệt Cửu Trùng đài Mẫu mở bài Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành Mẫu mở bài Ông già và biển cả 16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất Quá trình phát triển của Văn học Việt Nam Ttác giả văn học hiện đại Việt Nam Tác giả văn học trung đại Việt Nam
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay

Hướng dẫn cách viết văn bản thuyết minh chi tiết và đưa ra các dàn ý cũng như một số bài văn mẫu hay thường gặp cho các em học sinh lớp 6,7,8 và 11 tham khảo.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Viết văn bản thuyết minh là một đề tập làm văn khá hay và thường xuất hiện trong các chương trình Ngữ Văn lớp 11, 6, 7 và 8. Tuy nhiên, hiện còn nhiều em học sinh chưa nắm được cách viết một văn bản thuyết minh hoàn chỉnh.

Chính vì vậy, trong bài viết hôm nay, freetuts sẽ hướng dẫn cách viết văn bản thuyết minh chi tiết và đưa ra các dàn ý cũng như một số bài văn mẫu thường gặp để các em học sinh có thể tham khảo nhé.

Cách viết văn bản thuyết minh chi tiết nhất

viet van ban thuyet minh 1 jpg

Hướng dẫn chi tiết các bước viết một văn bản thuyết minh.

Để viết được một văn bản thuyết minh hoàn chỉnh, các em học sinh hãy thực hiện theo các bước hướng dẫn dưới đây nhé.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Bước 1: Xác định đề tài (Tìm hiểu đề tài thuyết minh)

Đầu tiên, các em cần phải đọc thật kỹ đề bài để xem nội dung cần thuyết minh là gì, hãy gạch chân dưới những từ khóa quan trọng để tập trung vào vấn đề chính, tránh bị lạc đề.

Bước 2: Thu thập dữ liệu

Sau khi đã xác định được đề tài cần thuyết minh, các em hãy tiến hành thu thập dữ liệu liên quan đến đề tài này. Các dữ liệu có thể được lấy từ sách giáo khoa, báo, hay các nguồn tin cậy trên mạng internet.

Lưu ý: Văn bản thuyết minh cần có sự chính xác và khách quan chính vì vậy hãy xác định rõ nguồn gốc của tài liệu, tránh lấy dữ liệu từ những nguồn không đáng tin cậy, gây ra các thông tin sai lệch về đề tài cần thuyết minh.

Bước 3: Lập dàn ý

Lập dàn ý là một bước quan trọng nhất cho mỗi bài tập làm văn, và đối với bài văn thuyết minh, các em cũng cần xác định rõ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài với các nội dung cơ bản như sau:

Mở bài:

  • Ở phần mở bài, các em cần giới thiệu được đề tài mà mình sẽ thuyết minh.
  • Tùy vào năng lực của bản thân mà các em có thể chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.

Thân Bài:

  • Nêu khái quát chung: Nói về nguồn gốc xuất xứ, hình thành của đối tượng, đề tài sẽ thuyết minh. Có thể nói qua về vai trò của đề tài thuyêt minh đối với cuộc sống hiện nay.
  • Đi sâu thuyết minh chi tiết: Ở phần này, các em cần tập trung phân tích, giới thiệu về đối tượng mà mình sẽ thuyết minh.
  • Có thể chọn một trong các phương pháp thuyết minh như: Phương pháp nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại hoặc phân tích. Tùy thuộc vào đề tài thuyết minh để chọn phương pháp phù hợp nhất nhé.

Kết bài:

  • Nội dung phần kết bài, một lần nữa nêu khái quát về đối tượng, đề tài thuyết minh và có thể rút ra ý kiến, nhận xét riêng của mình về đề tài này.

Bước 4: Viết văn bản thuyết minh

Sau khi đã lên một dàn ý chi tiết và có những tài liệu chính xác liên quan đến đề tài cần thuyết minh, các em hãy sử dụng những ngôn từ cô đọng, dễ hiểu và rõ ràng nhất để triển khai thành một bài văn hoàn chỉnh.

Lưu ý: Tránh việc viết lan man, dài dòng và sử dụng ngôn từ trừu tượng không phù hợp nhé.

Xem thêm: Văn thuyết minh là gì? Phương pháp làm bài thuyết minh

Dàn ý văn bản thuyết minh đầy đủ nhất

viet van ban thuyet minh 2 jpg

Một số dàn ý cho văn bản thuyết minh.

Ngay bên dưới đây là một số dàn ý chi tiết cho các đề tài thuyết minh thường gặp, mời các em học sinh cùng tham khảo thêm nhé.

Dàn ý viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học lớp 11

Để viết một văn bản thuyết minh về tác phẩm văn học, các em cần lên dàn ý chi tiết như sau:

Mở bài:

  • Giới thiệu khái quát về tác phẩm văn học mà em sẽ thuyết minh, giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm sáng tác vào năm nào? có nội dung chính là gì?....

Thân bài:

  • Có thể đi sâu giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, nội dung, thể loại của tác phẩm.
  • Đí sâu phân tích nội dung của từng phần tác phẩm văn học theo bố cục từng phần
  • Phân tích giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn học

Kết bài:

  • Một lần nữa tóm tắt lại nội dung tác phẩm văn học.
  • Đánh giá, nhận xét về tác phẩm văn học đang thuyết minh so với nền văn học Việt Nam.

Dàn ý viết văn bản thuyết minh về hiện tượng xã hội lớp 8

Ngay bên dưới đây là dàn ý chi tiết cho bài văn thuyết minh về một hiện tượng xã hội, mời các em cùng tham khảo thêm nhé:

Mở bài:

  • Giới thiệu về hiện tượng cần thuyết minh, hãy chú ý nhấn mạnh về sự tồn tại và ảnh hưởng của hiện tượng này trong đời sống xã hội hiện nay.

Thân bài:

  • Nói về bản chất của hiện tượng cần thuyết minh.
  • Đi sâu phân tích về nguyên nhân hình thành hiện tượng này.
  • Phân tích ảnh hưởng của hiện tượng này tới con người, xã hội bao gồm ảnh hưởng tiêu cực, tích cực.
  • Đưa ra các dẫn chứng khách quan bằng các số liệu, minh chứng cụ thể để bài thuyết minh thêm chặt chẽ hơn.
  • Đưa ra các giải pháp để có thể giảm thiểu hiện tượng tiêu cực hoặc phát triển hiện tượng tích cực.

Kết bài:

  • Một lần nữa khái quát về hiện tượng thuyết minh, đưa ra đánh giá, nhận xét của bản thân mình về hiện tượng này.

Dàn ý viết văn bản thuyết minh, giải thích về một hiện tượng tự nhiên lớp 9

Để có một bài văn thuyết minh về hiện tượng trong tự nhiên hay, đạt điểm cao, các em học sinh cần nêu được những nội dung chính sau:

Mở bài:

  • Giới thiệu sơ về hiện tượng tự nhiên mà e sẽ thuyết minh.

Thân bài:

  • Giải thích tại sao hiện tượng tự nhiên này lại xuất hiện.
  • Đặc điểm của hiện tượng tự nhiên này, tần suất diễn ra ra sao, hiện tượng này ảnh hưởng như thế nào đến con người và môi trường tự nhiên (Tích cực hay tiêu cực, tốt hay xấu,...)
  • Nêu ra giải pháp để giảm thiểu, hạn chế các hiện tượng tự nhiên (Nếu đây là hiện tượng xấu).

Kết bài:

  • Một lần nữa tóm tắt, khát quát lại hiện tượng tự nhiên đã thuyết minh và đưa ra quan điểm cá nhân của mình.

Dàn ý viết băn bản thuyết minh về một sự kiện (lễ hội) lớp 6

Để viết một văn bản thuyết minh về sự kiện, lễ hội các em cần nêu được những nội dung cơ bản như sau:

Mở bài:

  • Giới thiệu sơ qua về sự kiện hoặc lễ hội mà e sẽ thuyết minh, nó diễn ra ở đâu, vào thời gian nào? mục đích để làm gì?...

Thân bài:

  • Giới thiệu chi tiết về lễ hội, sự kiện được thuyết minh.
  • Diễn tả khung cảnh, không khí náo nhiệt của lễ hội, sự kiện.
  • Sự kiện này bao gồm những hoạt động gì? Có điểm gì nội bật? Sự kiện (Lễ hội) diễn ra trong bao lâu?

Kết bài:

  • Nêu ý kiến nhận xét cả nhân của em về sự kiện, lễ hội này và đưa ra vai trò, ảnh hưởng của nó đến con người và đời sống hiện tại.

Dàn ý viết văn bản thuyết minh về một quy tắc. luật lệ lớp 7

Để viết một văn bản thuyết minh về quy tắc, luật lệ, các em học sinh lớp 7 cần nêu được những nội dung cơ bản như sau:

Mở bài:

  • Giới thiệu về quy tắc, luật lệ mà em sẽ thuyết minh. Đây là quy tắc, luật lệ gì? mục đích đề ra để làm gì? có vai trò ra sao?...

Thân bài:

  • Giới thiệu sơ qua về hoạt động có đề cập tới trong bài thuyết minh, bao gồm không gian, thời gian, mục đích của hoạt động.
  • Lần lượt thuyết minh về các quy tắc, luật lệ của hoạt động thuyết minh theo một cách đúng trình tự với ngôn từ rõ ràng, dễ hiểu, không khoa trương, hoa mỹ để giúp người đọc có thể hiểu rõ và tuân thủ đúng nội dung đề ra.

Kết bài:

  • Khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ nguyên tắc, luật lệ.
  • Đưa ra nhận xét cá nhân về nội dung được thuyết minh.

Văn mẫu viết văn bản thuyết minh hay nhất

Cuối cùng, mời các em cùng tham khảo thêm một số bài văn mẫu thuyết minh, giải thích hay nhất mà freetuts đã tổng hợp ngay bên dưới đây nhé.

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên ngắn gọn, hay nhất (Hiện tượng băng tan)

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là những ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường tự nhiên xung quanh chúng ta, và chắc hẳn trong những năm gần đây mọi người sẽ cảm thấy quen thuộc với “Hiện tượng băng tan ở hai cực” đúng không nào? Đây đã trở thành một vấn đề vô cùng cấp bách của người dân toàn cầu.

Như chúng ta đã biết, Bắc cực và Nam cực được bao phủ bởi những lớp băng tuyết vô cùng dày, nhưng thời gian gần đây, trái đất ngày càng bị ô nhiễm dẫn đến việc nóng lên toàn cầu và đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng băng tan ở hai cực, khiến cho các khối băng khổng lồ ấy tách rời nhau ra, trôi nổi vô định và tan trong lòng đại dương.

Vậy hiện tượng băng tan có ảnh hưởng gì đến môi trường tự nhiên và con người không? Câu trả lời tất nhiên là có, không những ảnh hưởng mà còn ở mức độ vô cùng nghiêm trọng. Băng tan ở hai cực dẫn đến mực nước biển ngày càng dâng cao, kéo theo đó xảy ra hiện tượng một số thành phố ven biển dần bị thu hẹp và sau đó là biến mất hoàn toàn.

Băng tan trôi nổi cũng khiến việc di chuyển của tàu thuyền ở các vùng biển này gặp phải khó khăn thậm chí là hư hỏng, chìm tàu.

Băng tan làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất, khiến cho môi trường sống của nhiều loại động thực vật bị ảnh hưởng dẫn đến chúng có nguy cơ tuyệt chủng do mất cân bằng sinh thái. Băng tan cũng kéo theo nhiều ảnh hưởng tới môi trường sống của con người, gián tiếp gây ra các hiện tượng thời tiết bất thường, dịch bệnh xuất hiện khiến cho chất lượng cuộc sống của con người bị thay đổi,...

Như chúng ta đã thấy, nguyên nhân gây ra hiện tượng băng tan phần lớn chính là do các hoạt động của con người gây ra những ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, chính vì vậy nếu muốn giảm thiểu, hạn chế hiện tượng này, con người cần phải thay đổi thói quen, ý thức. Không nên chặt cây, phá rừng mà thay vào đó là trồng và phủ xanh đất trống, đồi trọc, không nên xả thải ra môi trường tự nhiên, không vứt rác bừa bãi để làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường,...

Tất cả những hành động này tuy nhỏ nhưng sẽ góp phần thay đổi môi trường theo hướng tích cực hơn, hạn chế việc ô nhiễm thì sẽ hạn chế được việc nóng lên toàn cầu là nguyên nhân gây ra hiện tượng băng tan ở hai cực. Hãy cùng chung tay để xây dựng một môi trường xanh, sạch, đẹp để cùng nhau chung sống và phát triển các bạn nhé!

Thuyết minh về một tác phẩm văn học - Trao Duyên

Trao Duyên là một đoạn trích trong Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du, bài thơ này nằm ở vị trí từ câu 723 đến câu 756. Nội dung của đoạn trích này thể hiện việc Thúy Kiều quyết định hy sinh chuyện tình của mình với Kim Trọng để bán thân chuộc cha và em trai và phần nào phản ánh được bi kịch của người phụ nữ dưới thời đại phong kiến cổ hủ ngày xưa.

Trước khi đi sâu tìm hiểu về nội dung của đoạn trích, chúng ta hãy cùng điểm qua một vài nét về tác phẩm Truyện Kiều và tác giả Nguyễn Du nhé. Truyện Kiều hay có tên gọi là “Đoạn trường tân thanh” là một trong những truyện thơ được xếp vào hàng kinh điển, một niềm tự hào lớn của nền văn học Việt Nam. Tác phẩm này được viết hoàn toàn bằng chữ Nôm với thể thơ lục bát và có tất cả 3.254 câu thơ và được Nguyễn Du sáng tác vào khoảng thời gian từ năm 1814 - 1820 sau một lần đi sứ sang Trung Quốc.

Đoạn trích Trao Duyên được chia làm 3 phần với 3 nội dung khác nhau. Phần đầu tiên là 12 câu thơ đầu, đây chính là đoạn Thúy Kiều thuyết phục và trao duyên lại cho Thúy Vân. Ở hai câu thơ đầu tiên là lời nhờ cậy của Kiều, cô nói bằng giọng điệu hết sức kính cẩn và trang trọng mặc dù đang nói chuyện với em gái mình, chứng tỏ được tầm quan trọng của sự việc mà cô sắp nhờ cậy. Mười câu thơ tiếp theo Kiều đã bộc bạch những lí lẽ của mình, cô tâm sự về mối tình dở dang của mình với Kim Trọng, giờ đây vì tai họa ập đến mà cô đành lựa chọn làm tròn đạo hiếu với cha với em trai. Kiều đã dùng những lời lẽ hết sức chân tình, ân cần để thuyết phục Thúy Vân.

Phần hai là 14 câu thơ tiếp theo với nội dung là Kiều trao lại kỉ vật và dặn dò em gái Thúy Vân. Kỷ vật của cô bao gồm Chiếc vành, bức tờ mây, mảnh hương nguyền và phím đàn, đây đều là những kỉ vật quan trọng của cô và Kim Trọng, nay đành phải trao lại cho em gái với lời những lời dặn dò chất chứa biết bao đau đớn, giằng xé trong tâm hồn cô. Kiều nói với giọng điệu chậm rãi, nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần tức tưởi, não nề như cô đang kìm nén những tiếng khóc không thành lời.

Phần 3 là 8 câu thơ còn lại là những lời độc thoại nội tâm đầy đau đớn của Kiều. Ở phần này, tác giả sử dụng những thành ngữ chỉ sự tan vỡ, dở dang như trâm gãy gương tàn, hoa trôi lỡ làng hay phận bạc như vôi, kết hợp với việc đối lập giữa quá khứ và hiện tại càng khiến cho nỗi đau của Thúy Kiều trở nên xót xa hơn, cay đắng hơn.

Nghệ thuật độc thoại nội tâm cũng được sử dụng chính trong phần này nhằm thể hiện sự giày vò của Kiều khi quyết định chọn chữ hiếu mà phụ bạc chữ tình với Kim Trọng. Cô tuyệt vọng, đau đớn đến nỗi ngất đi trong những tiếng khóc thầm đầy ai oán.

Qua đoạn trích Trao Duyên, chúng ta có thể thấy được Thúy Kiều là một người con gái vừa đẹp người vừa đẹp nết, cô dám hy sinh cả hạnh phúc của bản thân chỉ mong làm tròn chữ hiếu với mẹ cha. Và qua đây cũng thể hiện được sự tài năng của đại thi hào Nguyễn Du khi đã sáng tác ra được những câu thơ hết sức tinh tế và đặc sắc.

Qua bài viết trên, freetuts.net đã hướng dẫn cách viết văn bản thuyết minh chi tiết nhất và chia sẻ thêm các dàn ý cũng như một số bài văn mẫu được đánh giá hay, ấn tượng nhất. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích đối với các em học sinh lớp 6,7,8 và 11.

Nếu các em muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức Ngữ Văn quan trọng khác thì hãy ghé thăm chuyên mục Văn học của chúng tôi thường xuyên nhé!

Cùng chuyên mục:

Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Hướng dẫn cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã…

Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu

Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu

Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất

Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất

Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Dàn ý nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông và văn mẫu

Dàn ý nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông và văn mẫu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu là một trong những...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) có tên thật là Nguyễn Văn Báu...

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Đỗ Phấn không chỉ là một họa sĩ rất tài ba và cũng là một…

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), ông là một nhà thơ, nhà văn, kiêm nhà…

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Hê minh uê (Ernest Miller Hemingway) là một nhà văn, nhà báo...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Sô lô khốp hay còn gọi là Sholokhov (1905 - 1984) vốn là một nhà...

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Cao Bá Quát sinh năm 1808, mất năm 1855, có tên chữ là Chu Thần....

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Nguyễn Công Trứ sinh năm 1778, mất năm 1859, ông vừa là một nhà chính…

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất

15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất

Mở bài Câu cá thu (Thu điếu) là một phần quan trọng nhất trong...

16 Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa hay, ngắn gọn, ấn tượng nhất

16 Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa hay, ngắn gọn, ấn tượng nhất

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa là một phần quan trọng giúp...

Top