20+ Mẫu mở bài Tràng Giang của Huy Cận chọn lọc hay nhất
Phân tích mở bài Tràng Giang trực tiếp, gián tiếp, nâng cao. Xem 20 mẫu mở bài Tràng Giang của Huy Cận chọn lọc hay nhất và dễ ăn điểm nhất tại đây.
Để có một bài tập làm văn phân tích bài thơ Tràng Giang đạt điểm cao nhất thì các em cần có một mở bài hay và ấn tượng. Chính vì thế, trong bài viết hôm nay, freetuts sẽ hướng dẫn cho các em cách viết mở bài Tràng Giang sao cho hay và để lại ấn tượng nhất theo hai cách trực tiếp và gián tiếp nha. Ngoài ra chúng tôi còn chia sẻ thêm những mẫu mở bài Tràng Giang hay, chất nhất để cho các em có thể tha hồ tham khảo luôn nè, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Dàn ý mở bài Tràng Giang chi tiết nhất
Hướng dẫn cách viết mở bài phân tích thơ Tràng Giang chi tiết nhất.
Cùng tìm hiểu về cách viết mở bài phân tích Tràng Giang trực tiếp và gián tiếp ngay bên dưới đây nhé
Mở bài Tràng Giang trực tiếp
Để viết mở bài phân tích Tràng Giang trực tiếp, các em hãy đi thẳng vào việc giới thiệu tác giả và tác phẩm như sau:
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
- Đối với Tác giả Vũ Huy Cận: Có thể giới thiệu quê quán, năm sinh, năm mất, giới thiệu phong cách thi ca của ông, hoặc giới thiệu những tác phẩm nổi tiếng,...
- Giới thiệu bài thơ Tràng Giang: Bài thơ được viết vào năm bao nhiêu? viết trong hoàn cảnh nào? in trong tập thơ nào?...
- Nêu sơ lược về nội dung chính của tác phẩm, hoặc nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật,...
Mở bài Tràng Giang gián tiếp
Các em muốn viết mở bài phân tích thơ Tràng Giang theo cách gián tiếp bằng lý luận văn học thì hãy nêu ra được một số nội dung như sau:
- Lấy dẫn chứng là các câu thơ, bài thơ có nội dung viết về cảnh thiên nhiên, nỗi buồn của con người như Tràng Giang rồi liên hệ qua bài thơ này.
- Hoặc các em có thể lấy dẫn chứng là các nhà văn nổi tiếng cùng giai đoạn với tác giả Cù Huy Cận, có cùng phong cách tương đồng hoặc hoàn toàn trái ngược với ông để làm nổi bật lên bài thơ Tràng Giang.
Lưu ý khi viết mở bài Tràng Giang
Khi viết mở bài phân tích tác phẩm Tràng Giang, các em cần lưu ý một số điều sau:
- Lựa chọn những bài thơ, câu thơ có liên quan đến nỗi buồn để dẫn dắt vào bài viết một cách mượt mà và không lạc đề nhé.
- Trình bày gọn gàng, diễn đạt đủ ý, tránh việc lê thê dài dòng khiến cho người đọc cảm thấy không hứng thú.
Các mẫu mở bài Tràng Giang trực tiếp hay nhất
Tuyển tập mẫu mở bài phân tích thơ Tràng Giang trực tiếp hay nhất.
Cùng tham khảo một số mẫu mở bài phân tích Tràng Giang trực tiếp hay được tuyển chọn dưới đây nhé.
Mở bài bài thơ Tràng Giang ngắn gọn hay nhất
Huy Cận là một trong những cây bút sáng giá của nền văn học Việt Nam trong phong trào thơ mới. Tác phẩm của ông luôn phảng phất những nỗi buồn sâu thẳm, và “Tràng Giang” là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất. Bài thơ được ông sáng tác vào mùa thu năm 1939 và in trong tập Lửa Thiêng.
Mở bài bài thơ Tràng Giang dễ ăn điểm nhất
Huy Cận là một nhà thơ tiên phong trong phong trào thơ mới tại Việt Nam vào giai đoạn 1930 -1945, những bài thơ của ông đều có nét đặc sắc rất riêng khi kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố hiện đại và cổ điển. Bài thơ “Tràng Giang” được viết vào năm 1939 là một trong những tác phẩm điển hình nhất cho phong cách của ông.
Mở bài Tràng Giang - Huy Cận trực tiếp hay nhất
“Tràng Giang” là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách thơ mới của Cù Huy Cận vào những năm 1930 -1945. Bài thơ được ông sáng tác trong một lần đi công tác qua con sông Hồng thuộc tỉnh Nam Định. Bằng bút pháp tài tình của mình, ông đã đem đến cho người đọc một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ nhưng nhuốm màu cô đơn, lạc lõng đến chơ vơ như chính tâm trạng của thi sĩ khi đứng trước sông dài, trời rộng mênh mông không biết trôi dạt về đâu.
Mở bài phân tích khổ 3,4 bài thơ Tràng Giang chất nhất
Huy Cận được ví như là một cây đại thụ của nền thơ ca Việt Nam trong phong trào thơ mới, những bài thơ của ông viết trước năm 1945 luôn chất chứa những nỗi buồn hiu hắt và sự cô đơn trống vắng. “Tràng Giang” là một trong những tác phẩm điển hình nhất cho giai đoạn ấy. Dưới ngòi bút tài tình của mình, ông đã đem đến cho người đọc những cung bậc cảm xúc bi thương nhất của một người con xa quê, điều này được thể hiện rõ nét nhất trong khổ 3,4 của bài thơ.
“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang
…
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”
Mở bài Tràng Giang khổ 1, 2 trực tiếp hay nhất
Cù Huy Cận là một trong những nhà thơ thành công nhất trong phong trào thơ mới vào những năm 1930 -1945, ông đã để lại cho độc giả nhiều bài thơ hay và ý nghĩa và điển hình nhất là bài thơ “Tràng Giang” được in trong tập “Lửa Thiêng”. Thông qua việc miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời, ông đã nói lên tâm trạng buồn mang mác của một người con xa quê. Điều này được thể hiện rất rõ trong hai khổ thơ đầu của bài thơ:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
…
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”
Mở bài trực tiếp Tràng Giang khổ 4 chọn lọc
“Tràng Giang” là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất đã làm nên tên tuổi sáng chói cho nhà thơ Huy Cận trong phong trào thơ mới những năm 1930 - 1945. Bài thơ được ông viết trong một lần đắm chìm trước không gian bao la, rộng lớn của dòng sông Hồng. Nội dung chủ yếu là ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ nhưng qua đó cũng thể hiện lên nỗi niềm cô đơn, u sầu của một người con xa quê với nỗi nhớ nhà da diết. Cùng đi sâu phân tích khổ cuối của bài thơ để cảm nhận được hết nỗi buồn này nhé!
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”
Mẫu mở bài Tràng Giang gián tiếp bằng lý luận văn học
Tổng hợp mẫu mở bài phân tích tác phẩm Tràng Giang - Huy Cận gián tiếp.
Ngay bên dưới đây là những mẫu mở bài phân tích Tràng Giang gián tiếp ấn tượng nhất mà freetuts đã tổng hợp được, mời các em cùng tham khảo để tìm thêm ý tưởng cho bản thân nha.
Mở bài phân tích thơ Tràng Giang gián tiếp ý nghĩa nhất
Nỗi buồn luôn là một chủ đề đem lại nhiều nguồn cảm hứng cho các bậc thi nhân, chính vì thế đã có rất nhiều tác phẩm hay và ý nghĩ nói về chủ đề này được ra đời, điển hình trong số đó là bài thơ “Tràng Giang” của nhà thơ Cù Huy Cận. Một nỗi buồn nổi bật lên giữa sông dài, trời rộng mênh mông của người lữ khách xa quê. Hãy cùng cảm nhận trọn vẹn nỗi niềm ấy trong tác phẩm này nhé!
Mở bài phân tích Tràng Giang khổ 2, 3 ấn tượng nhất
Cù Huy Cận được mọi người ưu ái với biệt danh là nhà thơ của “buồn thương, sầu muộn”, bởi phần lớn những tác phẩm của ông trước năm 1945 đều mang một nỗi niềm cô đơn, hiu quạnh đến nao lòng và bài thơ “Tràng Giang” là minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Bằng sự kết hợp tài tình giữ cái hiện đại và cổ điển, Huy Cận đã đem đến cho người đọc những vần thơ phảng phất nỗi u buồn, cô đơn và lạc lõng trước cuộc đời. Cùng tìm hiểu khổ thơ thứ 2, 3 của bài thơ để làm sáng tỏ vấn đề này nhé!
“Lơ thơ còn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều,
…
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lẵng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”
Mở bài gián tiếp 2 khổ thơ đầu bài Tràng Giang
Nếu như nỗi buồn của Bà Huyện Thanh Quan là
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
cỏ cây không có, lá chen hoa…”
Thì nỗi buồn của Huy Cận lại được miêu tả nổi bật giữa không gian mênh mông của sông dài, của trời rộng bao la, và nó được thể hiện rõ nhất qua hai khổ thơ đầu của bài thơ Tràng Giang, một tuyệt tác nghệ thuật kết hợp giữa cái hiện đại và cổ điển mang đến cho người đọc những cung bậc cảm xúc bi thương nhất.
Mở bài Tràng Giang 2 khổ cuối gián tiếp
Khác với những bài thơ sôi nổi, đầy nhiệt huyết vào giai đoạn sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thì thơ của Huy Cận vào giai đoạn trước đó đa số mang một phong cách u buồn, và cô đơn đến lạ thường. Điển hình là trong 2 khổ cuối của bài thơ “Tràng Giang”, ông đã thể hiện một nỗi u sầu, cô quạnh trước sông dài, trời rộng để rồi đem đến cho người đọc những câu thơ buồn bã nhất, đơn độc nhất.
“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
…
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”
Mở bài Tràng Giang khổ 4 gián tiếp ấn tượng
Khi nhắc đến phong trào thơ mới vào giai đoạn những năm 1930 - 1945 thì sẽ chúng ta được đắm chìm trong những cung bậc cảm xúc từ hỉ, nộ, ái, ố của các nhà văn, nhà thơ đầy tài ba. Có thể là sự rạo rực, sục sôi trong “Vội Vàng” của Xuân Diệu hay cảm thấy bình yên trước những bài thơ về quê hương của Nguyễn Bính, và đặc biệt với tác phẩm “Tràng Giang” của Huy Cận, chúng ta sẽ được trải qua nỗi sầu buồn, cô đơn hiu hắt của một người con xa quê. Điều này được thể hiện rõ nét nhất trong khổ cuối của bài thơ:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”
Mở bài phân tích khổ thơ thứ 2 bài Tràng Giang
Cù Huy Cận là một nhà thơ có tiếng tăm trong phong trào thơ mới của Việt Nam, ông sinh năm 1941, mất năm 2005. Trước cách mạng tháng 8, thơ của ông luôn mang một nỗi buồn sâu lắng về kiếp người đầy ngắn ngủi, và điển hình nhất là bài thơ “Tràng Giang”, một trong những tuyệt tác để đời của ông. Dưới ngòi bút tài hoa của mình, Huy Cận đã khéo léo kết hợp hai phong cách thơ hiện đại và cổ điển để đem đến cho người đọc nhừng vần thơ cảm xúc nhất, miên man nhất, đặc biệt là trong khổ hai của bài thơ:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”
Mẫu mở bài Tràng Giang của học sinh giỏi sáng tạo nhất
Cùng tìm hiểu thêm một số mẫu mở bài phân tích thơ Tràng Giang hay nhất của các em học sinh giỏi được tổng hợp ngay bên dưới đây nha.
Mở bài phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài Tràng Giang
Trong phong trào thơ mới vào những năm 1930 - 1945, nhà thơ Cù Huy Cận với phong cách thơ đặc biệt cùng lối hành văn sáng tạo đã để lại nhiều ấn tượng cho độc giả. Điển hình nhất là tác phẩm “Tràng Giang” với sự kết hợp tài tình giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại đã đem đến một bài thơ giàu cảm xúc và ý nghĩa nhất, để rồi đến tận hôm nay mỗi khi chúng ta đọc lại nó đều cảm thấy được nỗi sầu thương của tác giả.
Mở bài Tràng Giang khổ 1 sáng tạo nhất của HSG
Huy Cận là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học Việt Nam trong giai đoạn phong trào thơ mới những năm 1930 - 1945. Những bài thơ của ông luôn chứa đựng một nỗi buồn man mác, một nỗi sầu trăm năm của kiếp người bé nhỏ trước nhân thế. Điển hình nhất là tác phẩm “Tràng Giang”, ông đã mượn vẻ đẹp của dòng sông để gột tả được nỗi buồn của một người con xa quê đang lênh đênh trong vô định, điều này được thể hiện rất rõ trong khổ đầu tiên của bài thơ:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.”
Mở bài phân tích Tràng Giang nâng cao ấn tượng nhất
Nhắc đến phong trào thơ mới giai đoạn 1930 - 1945 là nhắc đến Huy Cận, một tác giả tiêu biểu đã có rất nhiều cống hiến cho nền văn học nước nhà. Không giống như những nhà thơ khác, ông có một phong cách thơ rất riêng, đậm chất cá nhân mà không lẫn vào đâu được. Điển hình nhất là bài thơ “Tràng Giang” được ông kết hợp giữa phong cách cổ điển và truyền thống, qua đó đem đến cho người đọc một tác phẩm vô cùng ý nghĩa nói về nỗi cô đơn của một kiếp người bé nhỏ.
Mở bài Tràng Giang đạt điểm cao nhất của hsg
Nhắc đến Huy Cận vào giai đoạn trước cách mạng tháng 8 là nhắc đến những bài thơ chất chứa đầy nỗi niềm và tâm trạng, nổi bật nhất trong số đó là bài thơ “Tràng Giang” được ông sáng tác vào năm 1939 trong một lần đi công tác ngang qua con sông Hồng đầy thơ mộng. Tại đây, khi đứng trước thiên nhiên đất trời bao la, trước con sông dài đằng đẵng, một nỗi buồn man mác chợt trào dâng lên trong lòng ông để rồi cho ra những vần thơ đầy cảm xúc.
Mở bài phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng Giang
Từ xưa đến nay, vẻ đẹp của tự nhiên luôn là một nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn, nhà thơ và đã có rất nhiều tác phẩm hay ra đời, mỗi tác giả lại có một cách cảm nhận khác nhau, vui có, buồn có, cô đơn có,...và trong bài thơ “Tràng Giang”, tác giả Huy Cận đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đượm buồn để qua đó bày tỏ nên nỗi niềm cô đơn từ sâu thẳm đáy lòng mình.
Như vậy, qua bài viết trên đã hướng dẫn các em cách viết mở bài Tràng Giang trực tiếp, gián tiếp hay nhất và chia sẻ thêm những mẫu mở bài được tuyển chọn, hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho các em học sinh.
Và đừng quên rằng tại chuyên mục Văn học của chúng tôi đang có rất nhiều bài viết thú vị chờ các em khám phá đó nhé! Hãy đến với freetuts.vn để biết thêm nhiều kiến thức về các môn học khác như Toán, Tiếng Anh, tiếng Nhật,...