KIẾN THỨC LÀM VĂN
Mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa Mẫu mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm 15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất Viết một văn bản nội quy ở nơi công cộng Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Mở bài Sóng của Xuân Quỳnh và một số mẫu tuyển chọn Mở bài Vội Vàng Mở bài Mùa xuân nho nhỏ Phân tích Ánh Trăng Bài văn tả ngôi trường Nghị luận tuổi trẻ và tương lai đất nước Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông Nghị luận về tình yêu thương Phân tích bài thơ Ngắm trăng Soạn bài Những ngôi sao xa xôi Viết đoạn văn tả cô giáo Viết đoạn văn về ước mơ của em Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác Viết bài luận về bản thân Câu tường thuật Mở bài chung cho nghị luận văn học Phân tích nhân vật Vũ Nương Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu Phân tích bài thơ Tràng Giang Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông Văn tả con gà trống Viết bài luận về bạo lực học đường Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa Văn tả người thân Nghị luận về học đi đôi với hành Phân tích Làng Kim Lân Nghị luận xã hội về lòng biết ơn Mở bài Tràng Giang Đoạn văn tự giới thiệu về bản thân Phân tích nhân vật Phương Định Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể Phân tích nhân vật Thị Nở Phân tích nhân vật Chí Phèo Phân tích nhân vật dì Bảy Văn thuyết minh Phân tích nhân vật Vũ Như Tô Văn bản tự sự Phân tích nhân vật Tràng và bài văn mẫu chọn lọc hay nhất Phân tích nhân vật bà cụ Tứ Phân tích nhân vật Mị Phân tích nhân vật A Phủ, lên dàn ý và bài văn mẫu hay nhất Phân tích nhân vật Tnú Phân tích nhân vật cụ Mết Phân tích nhân vật Chiến Phân tích nhân vật chú Năm Dàn ý phân tích nhân vật Việt và bài văn mẫu hay nhất Phân tích nhân vật Xô-cô-lốp Phân tích nhân vật Phùng, lập dàn ý và chia sẻ văn mẫu hay Biện pháp tu từ Văn tả con vật Từ láy là gì? Phân loại từ láy và các dạng bài tập liên quan Tác dụng dấu ngoặc kép Phân tích nhân vật Thị Tác dụng dấu hai chấm Phân tích người đàn bà hàng chài Dàn ý bài văn tả con chó Phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ Bài văn tả một đồ vật mà em yêu thích 14+ Mở bài Chữ người tử tù trực tiếp, gián tiếp hay chọn lọc Mẫu mở bài Bình Ngô Đại Cáo Mở bài Tây Tiến của Quang Dũng Mẫu mở bài Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn Mẫu mở bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi Cách làm bài văn nghị luận xã hội, lập dàn ý và bài văn mẫu Mẫu mở bài Dưới bóng hoàng lan Mẫu mở bài Xuân về của Nguyễn Bính Mẫu mở bài Thần Trụ Trời Mở bài Tấm Cám Mẫu mở bài Chiếc lá đầu tiên Mẫu mở bài Thánh Gióng Mở bài Người lái đò sông Đà Bài văn tả mẹ lớp 2, 3, 4, 5, tổng hợp dàn ý hay nhất Mở bài Vợ chồng A Phủ Mẫu mở bài Chiến thắng Mtao Mxây Mẫu mở bài Thơ duyên Mở bài Bếp lửa Mở bài Từ ấy của Tố Hữu Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích Mở bài Vợ nhặt Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Mở bài Việt Bắc Mẫu mở bài Nắng mới của Lưu Trọng Lư Mẫu mở bài Chiều xuân của tác giả Anh Thơ Mở bài Chí Phèo của Nam Cao Mẫu mở bài Chiều sương của tác giả Bùi Hiển Mẫu mở bài Trao duyên thuộc Truyện Kiều Mẫu mở bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du Mở bài Nhớ đồng của nhà thơ Tố Hữu Mở bài Thuyền và biển Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử Mở bài Vĩnh biệt Cửu Trùng đài Mẫu mở bài Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành Mẫu mở bài Ông già và biển cả 16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất Quá trình phát triển của Văn học Việt Nam Ttác giả văn học hiện đại Việt Nam Tác giả văn học trung đại Việt Nam
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ hay, ấn tượng nhất

Phân tích nhân vật Liên trong “Hai đứa trẻ”, hướng dẫn lập dàn ý phân tích Liên ngắn gọn, chi tiết và chia sẻ thêm các bài văn mẫu hay, ấn tượng nhất.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” là một trong những đề tập làm văn quan trọng trong chương trình Ngữ Văn lớp 12 bởi nó thường xuyên xuất hiện trong các kỳ thi quan trọng. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều em học sinh cảm thấy khó bối rối và không biết cách phân tích sao cho hay, cho nên bài viết hôm nay, freetuts sẽ hướng dẫn cách lên đàn ý phân tích nhân vật bé Liên chi tiết nhất và chia sẻ các bài văn mẫu cực hay cho các em tha hồ tham khảo nhé.

Dàn ý phân tích nhân vật Liên trong truyện “Hai đứa trẻ” ngắn gọn nhất

phan tich nhan vat lien 1 jpg

Hướng dẫn lập dàn ý phân tích Liên trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Mở bài phân tích Liên

Các em học sinh có thể tùy chọn cách mở bài phân tích nhân vật Liên trực tiếp hoặc gián tiếp, tùy vào khả năng của bản thân, nhưng cách nào cũng cần có những nội dung cơ bản như sau:

  • Giới thiệu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” và nhà văn Thạch Lam.
  • Giới thiệu sơ về nhân vật Liên.

Thân bài phân tích nhân vật Liên

Trong phần thân bài, các em cần đi sâu phân tích những nội dung chính sau:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Giới thiệu về hoàn cảnh của nhân vật Liên:

  • Lúc trước, gia đình cô ở Hà Nội, có một cuộc sống khá đầy đủ, nhưng từ khi bố mất việc, cả nhà chuyển về quê sinh sống.
  • Liên được mẹ giao trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu.
  • Cứ tối đến, khi tiếng trống canh vang lên là lúc cô đóng cửa hàng.
  • Tối nào cũng ngồi trên cái chõng nhỏ ọp ẹp nhìn cảnh phố huyện lên đèn.

Liên là một cô bé rất nhạy cảm:

  • Cô bé có những cảm xúc khác nhau trước những cảnh sắc thay đổi của phố huyện theo thời gian, từ lúc chiều tà cho đến xẩm tối.
  • Cảm nhận được cả mùi riêng của đất, của quê hương.

Liên là một người con ngoan ngoãn:

  • Mặc dù phải chuyển về quê với cuộc sống vất vả, khó khăn hơn nhưng Liên không hề phàn nàn hay tỏ ra khó chịu, ngược lại cô bé rất ngoan ngoãn và thích nghi tốt với môi trường ở quê.
  • Liên là một người chị luôn lo lắng, quan tâm cho em của mình: Cô gọi em ra ngồi cùng cho khỏi muỗi, cho em gối đầu lên chân mình để ngủ, cùng chơi, ngắm sao với em,...
  • Liên là một người con ngoan ngoãn, vâng lời bố mẹ, việc mẹ dặn cô đều làm đúng răm rắp, đâu ra đó.

Liên là một người giàu lòng trắc ẩn:

  • Khi nhìn thấy những đứa bé nghèo khổ lang thang trong phố huyện, cô cảm thấy xót thương nhưng cũng không thể làm gì hơn vì cô cũng không có tiền.
  • Liên xót thương cho mẹ con chị Tí làm lụng quần quật cả ngày, cả đêm mà không kiếm được bao nhiêu.
  • Liên xót thương cho bà cụ Thi dở dở, điên điên.

Liên là một người có tinh thần lạc quan, luôn hướng về phía trước:

  • Hàng ngày, Liên đều chờ chuyến tàu đêm đi qua nơi này, chuyến tàu chứa biết bao hoài bão, ước mơ của cô bé.
  • Liên ngước lên bầu trời đêm, tìm kiếm những vì sao xa xôi, chứa đầy trí tưởng tượng phong phú của hai chị em.
  • Liên tìm ánh sáng với những ngọn đèn đường le lói trong đêm.

⟹ Cho dù trong hoàn cảnh nào, Liên vẫn một lòng hướng về phía ánh sáng, về phía của sự hy vọng.

Phân tích hình ảnh Liên khi đón chuyến tàu đêm đến:

  • Khi thấy đoàn tàu đến, cô cuống quýt gọi đứa em dậy như thể sợ bỏ lỡ một điều gì đó vô cùng quý giá.
  • Cô cùng em đứng dậy để có thể nhìn từng toa tàu lao vút qua trong đêm.
  • Ở trên chuyến tàu đó, cô bé nhìn thấy những tứ hào nhoáng, xa hoa khác hẳn với cuộc sống buồn tẻ nơi phố huyện nghèo này.
  • Chuyến tàu khiến Liên mơ tưởng về những ngày còn ở Hà Nội, những kỷ niệm vô cùng đẹp và hạnh phúc.
  • Khi con tàu đi, cô lại quay trở về với tâm trạng buồn buồn như ngày thường.

Kết bài phân tích Liên trong “Hai đứa trẻ”

Một lần nữa, các em hãy rút ra vẻ đẹp trong việc xây dựng nhân vật Liên và vai trò của cô với tác phẩm “Hai đứa trẻ” và từ đó rút ra cảm nghĩ của em về nhân vật này.

Văn mẫu phân tích nhân vật Liên trong “Hai đứa trẻ” hay nhất

Ngay bên dưới đây, freetuts đã tổng hợp được một số bài văn mẫu phân tích nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” hay nhất, ấn tượng nhất, mời các em học sinh cùng tham khảo để tìm thêm nhiều ý tưởng cho bài viết của mình nhé.

Phân tích vẻ đẹp tính cách và tâm hồn nhân vật Liên hay nhất của học sinh giỏi

Thạch Lam là một trong những tác giả chuyên viết truyện ngắn nổi bật nhất với những quan niệm văn chương lành mạnh, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc sâu sắc nhất, lắng đọng nhất. Điển hình nhất là tác phẩm “Hai đứa trẻ” được ông in trong tập truyện “Nắng trong vườn”, truyện có nội dung kể về nhân vật Liên, một cô bé hồn nhiên, sâu sắc và có những khát khao thầm kín.

Mở đầu tác phẩm, nhà văn Thạch Lam đã cho chúng ta thấy Liên là một cô bé giàu lòng nhân ái khi xót thương, đồng cảm sâu sắc với những mảnh đời bất hạnh, những kiếp người nghèo khổ trong phố huyện lúc bấy giờ, nào là “những đứa trẻ con nhà nghèo đi nhặt nhạnh những thanh tre, thanh nứa” sau một buổi chợ chiều để mong kiếm được chút gì đó ăn, hay là hình ảnh mẹ con chị Tí ban ngày thì mò cua bắt tép, tối đến dọn hàng nước ra để mong kiếm chút đồng bạc lẻ, là ghánh phở vắng khách của bác Siêu, rồi cả bà cụ Thi điên điên, dại dại.

Những con người cùng khổ ấy đều xuất hiện trong một buổi chiều hết sức ảm đạm, nó khiến cho trong lòng Liên trào dâng một lòng thương người tha thiết, cô xót thương cho những kiếp người lam lũ, tội nghiệp ấy, cũng như xót thương cho chính bản thân gia đình của mình bởi vì giờ đây, hoàn cảnh của cô cũng chẳng mấy tốt đẹp hơn họ là bao bởi vì từ ngày cha cô mất việc, cả gia đình phải rời bỏ Hà Nội phồn hoa, nhộn nhịp để tìm về miền quê nghèo này, ngày ngày cô bé kiếm chút tiền từ cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, mẹ thì bận làm hàng xáo cả ngày lẫn đêm.

Mặc dù cuộc sống vất vả là thế, nhưng hơn cả, Liên vẫn là một người con hiếu thảo của bố mẹ, là một người chị tuyệt vời của An. Sau một ngày dài làm việc đầy mệt mỏi, mặc dù đôi mắt đã nặng triu, đôi vai mệt nhoài nhưng Liên vẫn nhớ lời mẹ dặn cứ hễ nghe tiếng trống thu không là phải đóng cửa hàng lại, sau đó cô bé bắt đầu dọn dẹp, sắp xếp lại hàng hóa, đếm lại những phong thuốc lào, xếp các bánh xà phòng vào hòm rồi nhẩm tính tiền hàng…Các công việc được cô bé làm một cách thuần thục và nhanh chóng.

Vẻ đẹp tâm hồn của Liên được thể hiện rõ nhất trong khoảnh khắc cô thức đợi đoàn tàu từ Hà Nội về. đây có lẽ là hoạt động mà cô bé thích nhất trong ngày vì đoàn tàu ấy đối với cô là một thứ trân quý hơn cả, ánh sáng lấp lánh của đoàn tàu không chỉ chiếu rọi cả một vùng quê nghèo tối tăm mà nó còn thắp sáng cả tâm hồn u uất của Liên, nó giúp cô bé nhớ về Hà Nội, nhớ về những ngày tháng tươi đẹp được đi dạo quanh bờ hồ, được ăn những cốc kem xanh đỏ bắt mắt, nhờ đó mà giúp Liên có một niềm tin về tương lai tươi sáng hơn.

Qua tác phẩm “Hai đứa trẻ”, bằng nhẵng ngôn từ hết sức bình dị, gần gũi của mình, nhà văn Thạch Lam đã cho chúng ta thấy rõ được vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn của Liên. Mặc dù hoàn cảnh có khó khăn nhưng cô bé vẫn luôn tìm cách hướng về một tương lai tươi sáng hơn.

Phân tích nhân vật Liên trong cảnh đợi tàu chọn lọc ấn tượng nhất

Đọc truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, chắc hẳn các bạn sẽ cảm thấy ấn tượng và thích thú với đoạn trích hai chị em Liên đợi tàu hỏa đến đúng không nào. Một đoạn văn ngắn thôi nhưng nó chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa và khiến cho chúng ta phải suy ngẫm.

Liên vốn là một đứa trẻ từng có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc tại Hà Nội nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên cả nhà cô phải dắt díu nhau về phố huyện nghèo này để sinh sống, Liên phải rời xa phố phường xa hoa lộng lẫy để về vùng quê nghèo. Nơi phố huyện ấy, mẹ Liên đã giao cho Liên nhiệm vụ trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, đây cũng niềm hãnh diện và tự hào duy nhất của cô.

Liên cảm nhận về phố huyện này là một nơi lúc nào cũng tràn ngập trong bóng tối, thi thoảng chỉ có những ngọn đèn, ánh sáng le lói từ các cửa hàng nho nhỏ. Những con người nơi đây thì có cuộc sống lam lũ, nghèo khổ, nào là lũ trẻ lang thang, nào là nhà chị Thi bán nước chè, đến nỗi món phở của bác Siêu cũng trở thành một thức quà quá đỗi là xa xỉ đối với mọi người và cả chị em Liên.

Và có lẽ niềm vui duy nhất của Liên từ khi trở về phố huyện nghèo này đó chính là hằng đêm, cô thức để được nhìn thấy đoàn tàu đêm lướt qua. Lý do chính đáng cho việc chờ đợi tàu đêm đó là mong bán được thêm phong diêm hay bao thuốc nhưng đối với Liên điều này chẳng hề quan trọng gì bởi vì hơn ai cả, đoàn tàu này chứa đựng sự hy vọng, sự khát khao và cả một tương lai tươi đẹp của Liên luôn hướng tới.

Dù buồn ngủ đến díu cả mắt nhưng Liên vẫn cố gắng thức để không bỏ lỡ chuyến tàu, và khi màn đêm buông xuống, đây chính là lúc cô cảm nhận được vẻ đẹp của trời khuy, với những vì sao lấp lánh, những đàn đom đóm lập lòe hay cả những bông hoa bàng nhẹ nhàng bay trong gió.

Khi nghe bác Siêu báo hiệu “Đèn ghi đã ra kia rồi”, Liên sẵn sàng tinh thần để có thể bắt trọn được khoảnh khắc tuyệt vời khi con tàu lướt qua. Những làn khói trắng mịt mờ trong đêm, tiếng người nói lao xao cả một góc nhỏ, cô thậm chí còn đứng dậy để có thể cảm nhận được rõ hơn, “các toa đèn sáng trưng, chiếu sáng cả xuống đường”, rồi đâu đó, cô bé thấp thoáng thấy trên toa hạng sang “lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng”.

Hơn ai cả, Liên cảm nhận được sự đối lập khác biệt giữa cuộc sống trước đây và cuộc sống hiện tại nơi phố huyện, có lẽ chính vì thế, Liên luôn có một khát khao được thay đổi cuộc đời của chính mình. Ánh sáng của đoàn tàu như soi rọi vào những mảnh đời nghèo khó, bất hạnh của Liên của những mảnh đời nghèo nơi đây, và chính ánh sáng này đã đem lại cho Liên những mộng tưởng đẹp đẽ nhất, để cô có một niềm tin, một động lực để tiếp tục phấn đấu cho một tương lai tươi sáng hơn.

Qua đoạn trích trên, nhà văn Thạch Lam đã rất thành công trong việc miêu tả tâm trạng của Liên khi đợi tàu, từ đó giúp người đọc rút ra được nhiều suy ngẫm về cuộc sống đáng thương của những đứa trẻ trong chế độ cũ lúc bấy giờ, cuộc sống mãi mãi bị chôn vùi với đói nghèo, với tăm tối, những cuộc đời ấy mới đáng thương làm sao. Thế nhưng cô bé Liên đã tìm thấy được cách giải tỏa tâm trạng, cách để an ủi bản thân khỏi những sự buồn tẻ, uể oải của cuộc sống, từ đó giúp cô có một niềm tin mãnh liệt hơn về tương lai.

Phân tích tâm trạng nhân vật Liên ấn tượng nhất

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Thạch Lam. Nội dung kể về hiện thực cuộc sống nơi phố huyện nghèo cùng những kiếp người tội nghiệp. Đặc biệt thông qua việc miêu tả diễn biến tâm lý của Liên qua từng mốc thời gian trong ngày, tác giả đã đem đến cho chúng ta những cảm xúc thật tinh tế và chứa đựng nhiều suy ngẫm.

Mở đầu câu chuyện là giai đoạn xẩm tối, cũng là lúc ngày bắt đầu tàn, từng tiếng trống thu không vang lên dồn dập báo hiệu một ngày đã kết thức. Phương tây đỏ rực như lửa, một biểu chiều êm ả lại bắt đầu trên phố huyện nghèo này, xen lẫn là tiếng ếch nhái kêu râm ran ngoài đồng, tiếng muỗi vo ve,...tất cả những âm thanh ấy, cảnh sắc ấy đã quá đỗi quen thuộc với Liên, nhưng lúc nào cũng thế, cứ đứng trước giờ khắc này là Liên cảm thấy trong lòng có chút buồn man mác.

Như một thói quen, Liên và An cùng nhau ngồi trên chiếc chõng tre ọp ẹp, hướng mắt nhìn ra phố, nơi các ngọn đèn le lói đã được thắp lên từ các cửa hàng rồi chiếu sáng cả một con phố nhỏ. Lúc bấy giờ, chợ đã vãn, người đã về hết, một bầu không khí ảm đạm, tĩnh lặng bao trùm lên tất cả. Những đứa trẻ con nhà nghèo lom khom tìm kiếm những thanh tre, thanh nứa hay bất kỳ vật dụng gì có thể dùng được, điều này đã khiến Liên cảm thấy quá đỗi thương cảm và xót xa, nhưng bản thân cô cũng không thể làm gì khác bởi vì giờ đây, Liên cũng chẳng khá hơn chúng là bao.

Mặc dù giữa hoàn cảnh éo le, tăm tối ấy, nhưng Liên chưa bao giờ cảm thấy chán nản, cô luôn tự trấn an, động viên bản thân bằng cách hướng tới những điều tốt đẹp nhất. Mặc dù bóng tối đã bao trùm lên khắp nơi, cô vẫn cố hướng mắt lên bầu trời để có thể tìm thấy những ánh sáng phát ra từ những ngôi sao xa xôi, hay đơn giản hơn là ánh sáng lờ mờ từ gánh phở của bác Siêu, từ hàng nước của mẹ con chị Tí…Có lẽ nhờ những thứ ánh sáng ấy mà Liên cảm thấy an ủi phần nào.

Và hình ảnh Liên ngồi chờ đoàn tàu chạy từ Hà Nội đến là một trong những chi tiết đắt giá nhất, khiến cho cảm xúc của cô bùng nổ. Đối với nhiều người, đoàn tàu là hy vọng giúp họ bán thêm được bao thuốc, que diêm hay được chút bánh kẹo, trà nước, nhưng đối với Liên, đoàn tàu này chứa đựng một hàm ý sâu xa hơn cả. Các toa tàu sáng trưng, hắt cả ánh sáng xuống đường không chỉ giúp chiếu sáng cả một góc phố huyện tăm tối mà nó còn chiếu sáng cả tâm hồn của Liên. Thông qua hình ảnh đoàn tàu ấy, Liên nhớ về những tháng ngày còn sống ở Hà Nội, cô được đi dạo quanh bờ hồ, được thưởng thức những món ngon, có một cuộc sống đủ đầy, sung túc.

Thông qua việc miêu tả cuộc sống nghèo khổ nơi phố huyện cùng với sự chuyển biến tâm lý sâu sắc của nhân vật Liên, nhà văn Thạch Lam đã truyền tải được nhiều thông điệp hết sức ý nghĩa. Cho dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa thì những người nghèo khổ như Liên vẫn luôn có một khát khao về tương lai tươi sáng với cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn.

Cảm nhận về nhân vật Liên trong “Hai đứa trẻ” sâu sắc nhất

Đọc truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, nhân vật Liên đã để lại cho em rất nhiều suy ngẫm và ấn tượng bởi một cô gái có tính cách vô cùng sâu sắc và giàu nghị lực, luôn tìm cách hướng đến những điều tốt đẹp nhất để có một tương lai tươi sáng hơn.

Liên là một cô bé khá nhỏ tuổi, trước đây cô và gia có một cuộc sống vui vẻ, sung túc ở Hà Nội, nhưng vì bố cô bị mất việc, nên cả gia đình phải dắt díu nhau về vùng phố huyện nghèo này để sinh sống. Liên được mẹ giao phụ trách một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu với vài ba mặt hàng ít ỏi, còn bố mẹ cô thì ngày ngày vất vả làm hàng xáo đê kiếm miếng cơm qua ngày.

Tuy Liên còn nhỏ tuổi, nhưng cô bé thực sự có một suy nghĩ rất chính chắn và thậm chí có phần rất chi là người lớn. Đầu tiên, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra, Liên là một người rất nhạy cảm, trước sự chuyển biến của thời gian, trước khung cảnh chiều tàn đang buông xuống, lòng Liên cũng đã bắt đầu cảm thấy buồn rầu. Rồi khi phố nhỏ lên đèn, những mảnh đời bất hạnh dần xuất hiện, nào là những đứa trẻ con nhà nghèo đang đi mót đồ ở chợ, nào là mẹ con chị Tí, nào là nhà bác Xẩm đang tất bật mưu sinh,...họ điều khiến cho Liên cảm thấy thương cảm, xót xa nhưng cô cũng không thể làm gì khác được vì hiện giờ Liên cũng chẳng khấm khá hơn mọi người là bao.

Và rồi mỗi đêm, khi đoàn tàu ở Hà Nội đi ngang qua và dừng chân nơi đây đã trở thành một niềm hy vọng, khát khao của Liên và của tất cả mọi người trong phố huyện nghèo này. Hình ảnh con tàu với các toa tàu sáng trưng, nhộn nhịp người qua lại, tiếng nói chuyện lao xao cũng đã đủ phá vỡ bầu không khí tẻ nhạt, vắng lặng nơi đây. Và hơn cả, đoàn tàu ấy là cả một hoài niệm về quá khứ tươi đẹp nhất hay là một nguồn động lực cho Liên giúp cô bé vượt qua khó khăn để hướng về một tương lai tươi sáng hơn. Tuy hình ảnh này chỉ thoáng qua mỗi đêm rồi biến mất ngay sau đó nhưng nó cũng quá đủ để khỏa lấp cho tâm hồn của Liên rồi.

Có thể thấy rằng, dù trong hoàn cảnh khó khăn đến mấy, thực tế nghiệt ngã biết chừng nào thì cô bé Liên vân có một suy nghĩ rất tích cực, luôn hướng về tương lai tươi đẹp nhất. Và qua đó, tác giả cũng phần nào muốn phơi bày hiện thực đầy khó khăn của người dân dưới chính quyền đế quốc.

Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Liên sáng tạo, ấn tượng nhất

Ngay bên dưới đây là một số sơ đồ tư duy phân tích Liên trong “Hai đứa trẻ” sáng tạo và hay nhất, mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm để có thể hiểu cách trình bày và bố cục của bài văn này nha.

phan tich nhan vat lien 2 jpg

Sơ đồ phân tích tâm trạng nhân vật Liên chi tiết nhất.

phan tich nhan vat lien 3 jpg

Sơ đồ phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi đợi tàu.

phan tich nhan vat lien 4 jpg

Sơ đồ tư duy phân tích Liên trong “Hai đứa trẻ” ngắn gọn nhất.

Trên đây, freetuts.net đã hướng dẫn cách lập dàn ý phân tích nhân vật Liên trong “Hai đứa trẻ” chi tiết nhất và chia sẻ thêm các bài văn mẫu cực hay, cực ấn tượng, hy vọng với những kiến thức này, các em học sinh lớp 12 có thể hoàn thành thật tốt bài tập làm văn này để có một kết quả như mong đợi nhé.

Chào tạm biệt và hẹn gặp lại các em trong những bài viết tiếp theo để cùng nhau tìm hiểu, khám phá thêm nhiều kiến thức Văn học thú vị khác nha!

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Cái chúc thư

- Soạn bài Cái chúc thư

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Top