KIẾN THỨC LÀM VĂN
Mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa Mẫu mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm 15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất Viết một văn bản nội quy ở nơi công cộng Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Mở bài Sóng của Xuân Quỳnh và một số mẫu tuyển chọn Mở bài Vội Vàng Mở bài Mùa xuân nho nhỏ Phân tích Ánh Trăng Bài văn tả ngôi trường Nghị luận tuổi trẻ và tương lai đất nước Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông Nghị luận về tình yêu thương Phân tích bài thơ Ngắm trăng Soạn bài Những ngôi sao xa xôi Viết đoạn văn tả cô giáo Viết đoạn văn về ước mơ của em Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác Viết bài luận về bản thân Câu tường thuật Mở bài chung cho nghị luận văn học Phân tích nhân vật Vũ Nương Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu Phân tích bài thơ Tràng Giang Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông Văn tả con gà trống Viết bài luận về bạo lực học đường Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa Văn tả người thân Nghị luận về học đi đôi với hành Phân tích Làng Kim Lân Nghị luận xã hội về lòng biết ơn Mở bài Tràng Giang Đoạn văn tự giới thiệu về bản thân Phân tích nhân vật Phương Định Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể Phân tích nhân vật Thị Nở Phân tích nhân vật Chí Phèo Phân tích nhân vật dì Bảy Văn thuyết minh Phân tích nhân vật Vũ Như Tô Văn bản tự sự Phân tích nhân vật Tràng và bài văn mẫu chọn lọc hay nhất Phân tích nhân vật bà cụ Tứ Phân tích nhân vật Mị Phân tích nhân vật A Phủ, lên dàn ý và bài văn mẫu hay nhất Phân tích nhân vật Tnú Phân tích nhân vật cụ Mết Phân tích nhân vật Chiến Phân tích nhân vật chú Năm Dàn ý phân tích nhân vật Việt và bài văn mẫu hay nhất Phân tích nhân vật Xô-cô-lốp Phân tích nhân vật Phùng, lập dàn ý và chia sẻ văn mẫu hay Biện pháp tu từ Văn tả con vật Từ láy là gì? Phân loại từ láy và các dạng bài tập liên quan Tác dụng dấu ngoặc kép Phân tích nhân vật Thị Tác dụng dấu hai chấm Phân tích người đàn bà hàng chài Dàn ý bài văn tả con chó Phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ Bài văn tả một đồ vật mà em yêu thích 14+ Mở bài Chữ người tử tù trực tiếp, gián tiếp hay chọn lọc Mẫu mở bài Bình Ngô Đại Cáo Mở bài Tây Tiến của Quang Dũng Mẫu mở bài Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn Mẫu mở bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi Cách làm bài văn nghị luận xã hội, lập dàn ý và bài văn mẫu Mẫu mở bài Dưới bóng hoàng lan Mẫu mở bài Xuân về của Nguyễn Bính Mẫu mở bài Thần Trụ Trời Mở bài Tấm Cám Mẫu mở bài Chiếc lá đầu tiên Mẫu mở bài Thánh Gióng Mở bài Người lái đò sông Đà Bài văn tả mẹ lớp 2, 3, 4, 5, tổng hợp dàn ý hay nhất Mở bài Vợ chồng A Phủ Mẫu mở bài Chiến thắng Mtao Mxây Mẫu mở bài Thơ duyên Mở bài Bếp lửa Mở bài Từ ấy của Tố Hữu Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích Mở bài Vợ nhặt Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Mở bài Việt Bắc Mẫu mở bài Nắng mới của Lưu Trọng Lư Mẫu mở bài Chiều xuân của tác giả Anh Thơ Mở bài Chí Phèo của Nam Cao Mẫu mở bài Chiều sương của tác giả Bùi Hiển Mẫu mở bài Trao duyên thuộc Truyện Kiều Mẫu mở bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du Mở bài Nhớ đồng của nhà thơ Tố Hữu Mở bài Thuyền và biển Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử Mở bài Vĩnh biệt Cửu Trùng đài Mẫu mở bài Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành Mẫu mở bài Ông già và biển cả 16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất Quá trình phát triển của Văn học Việt Nam Ttác giả văn học hiện đại Việt Nam Tác giả văn học trung đại Việt Nam
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Phân tích nhân vật Thị, lên dàn ý chi tiết và bài văn mẫu hay

Phân tích nhân vật Thị trong truyện ngắn “Vợ Nhặt” của Kim Lân, hướng dẫn cách lập dàn ý phân tích Thị ngắn gọn, chi tiết nhất và chia sẻ các bài văn mẫu cực hay.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Phân tích nhân vật Thị trong truyện ngắn “Vợ Nhặt” của nhà văn Kim Lân là một đề văn rất hay và có ý nghĩa, bởi nhân vật này chứa đựng nhiều giá trị hiện thực và nhân văn sâu sắc. Tuy nhiên, nếu các em muốn hoàn thành tốt đề văn này, hãy cùng lướt ngay xuống bài viết dưới đây của freetuts để biết cách lên dàn ý phân tích Thị và tham khảo thêm các bài văn mẫu cực hay được tuyển chọn kỹ lưỡng nha.

Dàn ý phân tích nhân vật Thị - Người vợ nhặt ngắn gọn nhất

phan tich nhan vat thi 1 jpg

Hướng dẫn lập dàn ý phân tích nhân vật người vợ nhặt ngắn ngon, chi tiết nhất.

Để có một bài văn phân tích Thị, người vợ nhặt hay nhất, các em cần lưu ý những nội dung quan trọng sau đây nhé.

Mở bài phân tích Thị

Đối với phần mở bài, các em cần chú ý nêu lên được những nội dung quan trọng sau đây nhé:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

  • Giới thiệu nhà văn Kim Lân
  • Giới thiệu tác phẩm “Vợ Nhặt”
  • Giới thiệu nhân vật Thị

Các em có thể thỏa sức sáng tạo với cách viết mở bài Thị trực tiếp hoặc gián tiếp, nâng cao miễn sao phù hợp với khả năng của bản thân nhé!

Tham khảo:

Tiểu sử nhà văn Kim Lân và sự nghiệp sáng tác văn học.

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân được chọn lọc hay nhất 2024.

Thân bài phân tích Thị

Trong phần thân bài, các em cần tập trung đi phân tích những nội dung quan trọng sau đây để tránh đi lạc đề nhé:

Giới thiệu về hoàn cảnh, số phận của Thị:

  • Thị vốn không tên, không tuổi, chỉ biết cô là một người đàn bà khá trẻ.
  • Thị không có quê quán, không người thân thích.
  • Thị không có nghề ngỗng gì cả, chỉ biết lang thang khắp chợ huyện.
  • Quần áo cô rách rưới như tổ đỉa

⟹ Thị là đại diện cho những người phụ nữ vô danh có một cuộc sống bấp bênh, nay đây mai đó giữa nạn đói năm Ất Dậu (1945).

Tính cách nhân vật Thị trong “Vợ nhặt”, qua lần thứ nhất gặp Tràng:

  • Táo bạo và hơi điêu khi nghe câu hò của Tràng xong, cô “cong cớn” rồi chạy lon ton ra đẩy xe cho cậu.
  • Liếc mắt, cười tít với Tràng.

Tính cách của Thị qua lần thứ 2 gặp Tràng:

  • Ở lần thứ hai, cô có vể liều lĩnh hơn khi sấn sổ chạy đến, mặt sưng sỉa lên mắng Tràng một trận ra trò
  • Phân tích Thị khi ăn bánh đúc: Cô tỏ rõ sự vui mừng, đôi mắt trũng hoáy sáng lên, thái độ thì đon đả, thị ngồi xuống chén một mạch hết bốn bát bánh đúc liền.
  • Đồng ý theo Tràng về làm vợ chỉ với một câu nói bông đùa.

⟹ Có thể thấy, sau tất cả là một sự khát khao được sống mãnh liệt của thị khi cô đồng ý theo chàng trai lạ mặt chỉ sau hai lần gặp gỡ mà không hề do dự gì.

Phân tích nhân vật Thị khi theo Tràng trở về nhà: (Diễn biến tâm trạng của Thị trên đường về nhà chồng)

  • Là một người ý tứ khi biết ý đi sau Tràng.
  • Trước sự săm soi, bàn tán của mọi người thì cô tỏ vẻ ngại ngùng và e thẹn đến nỗi chân nọ bước díu vào chân kia.
  • Cô trò chuyện với Tràng một cách ngượng ngùng và lúng túng.

⟹ Đây quả đúng là tính cách của một người phụ nữ khi về nhà chồng.

Phân tích Thị khi về đến nhà chồng:

  • Khi nhìn thấy hoàn cảnh của nhà Tràng, cô nén tiếng thở dài rồi khẽ bước vào trong.
  • Khi Tràng giải thích cho việc nhà cửa bừa bộn vì không có bàn tay phụ nữ thì cô chỉ cườ nhếch mép một cách nhạt nhẽo.
  • Khép nép ngồi xuống mép giường, tay ôm cái thúng nhỏ, gương mặt có chút bần thần.
  • Khẽ cất tiếng gọi “U đã về ạ!” một cách nhẹ nhàng và lễ phép.

Phân tích nhân vật Thị trong buổi sáng hôm sau:

  • Cô dậy thật sớm, cùng mẹ chồng quét dọn nhà cửa, sân vườn tinh tươm đâu vào đó.
  • Nghe lời mẹ đi dọn cơm cho cả nhà cùng ăn.
  • Trong bữa cơm, khi nghe bà cụ Tứ nói nồi “chè khoán” thực chất là “cháo cám” thì đôi mắt của cô tối sầm lại, nhưng rồi thản nhiên và vào miệng như việc cô đã chấp nhận sự thật này.
  • Thoải mái tâm sự về việc Việt Minh phá kho thóc của quân Nhật, chia cho người nghèo.

Phân tích vai trò, ý nghĩa của nhân vật Thị:

  • Thể hiện sự khát khao hạnh phúc của con người giữa giai đoạn đói khổ.
  • giúp Tràng trở nên chính chắn hơn, trưởng thành hơn.
  • Kể về việc làm tốt của quân Việt Minh, hướng Tràng tới lý tưởng của Cách mạng.

Kết bài phân tích Thị

Nêu cảm nhận của em về nhân vật Thị, và những giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo mà tác phẩm hướng tới.

Văn mẫu phân tích nhân vật Thị trong “Vợ Nhặt” hay nhất được chọn lọc

phan tich nhan vat thi 2 jpg

Tổng hợp bài văn mẫu phân tích người vợ nhặt - Thị hay nhất.

Ngay bên dưới đây, freetuts đã tổng hợp một số bài văn mẫu phân tích nhân vợ nhặt (Thị) hay nhất, mời các em học sinh cùng đọc qua để tìm thêm được những ý tưởng hay ho cho bài văn của mình nha.

Phân tích người vợ nhặt - Thị hay nhất của học sinh giỏi

Trong tác phẩm “Vợ Nhặt” của nhà văn Kim Lân, ngoài tuyến nhân vật chính là Tràng và bà cụ Tứ thì thị - vợ nhặt của Tràng cũng là một nhân vật đặc biệt và có vai trò không kém phần quan trọng. Cô là đại diện cho những người đàn bà cùng khổ trong giai đoạn xảy ra nạn đói năm 1945 với khát khao được sống, được hạnh phúc.

Thị là một người đàn bà trẻ vốn không có quê hương và người thân thích, chắc cô cũng vị nạn đói mà phải lưu lạc đến nơi đây. Thị chẳng có tên, chẳng có tuổi, cái tên Thị chỉ là để ám chỉ cô là đàn bà, con gái mà thôi. Qua đó chúng ta có thể thấy được sự rẻ rúng của con người trước nghịch cảnh khó khăn ấy.

Thị có ngoại hình cũng chẳng mấy ưa nhìn, quần áo rách tả tơi như tổ đỉa, thân hình gầy sọp đi vì đói, khuôn mặt như chiếc liếc cày xám xịt, hai con mắt trũng sâu. Cô chỉ biết vạ vật ở chợ huyện để hòng nhặt những hạt thóc rơi vãi để khỏa lấp cơn đói.

Chẳng biết trước đây, Thị là người có tính cách như thế nào, nhưng chỉ biết khi mới lần đầu gặp Tràng, người đàn bà ấy đã vứt bỏ cả lòng tự trọng, chạy tới lon ton giúp Tràng đẩy xe khi nghe đến việc cậu sẽ cho cô miếng ăn.

Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!

Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!"

Thậm chí cô còn liếc mắt, cười tít với Tràng khiến cậu ta vô cùng thích thú. Ở lần gặp thứ hai, Thị có vẻ mạnh dạn hơn nữa, cô tự chạy tới Tràng với gương mặt “sưng sỉa” mắng cậu một trận ra trò về việc thất hứa. Rồi khi nghe cậu sẽ đãi mình ăn thì tất thảy mọi tức tối, ngại ngùng đã biến mất, thay vào đó là Thị cắm mặt ăn liền một mạch 4 chén bánh đúc, đây có lẽ là bữa ăn no bụng nhất từ trước đến nay của cô.

Và bất ngờ hơn cả, đó là khi Tràng đùa rằng “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”, Thị bất ngờ về thật khiến cho cậu hơi hoang mang. Vốn dĩ, hôn nhân là chuyện hệ trọng nhất của một đời người, thế mà Thị lại gật đầu cái rụp chỉ với 4 bát bánh đúc và một chiếc thúng con con. Cái đói đã khiến cho con người ta mạnh dạn và liều lĩnh đến thế ư?

Chỉ vì miếng cơm, manh áo mà Thị đồng ý về làm vợ một người đàn ông lạ mặt chỉ sau hai lần gặp gỡ. Có lẽ ở Tràng, Thị cảm nhận được cô sẽ dựa dẫm, bấu víu được vào đó để vượt qua nạn đói khủng khiếp này. Dù quyết định có liều lĩnh, chóng vánh, nhưng sau đó, Thị vẫn giữ được những nét đẹp của người con gái đó chính là sự e thẹn, ngại ngùng khi thấy mọi người chỉ trỏ, trêu chọc cô và Tràng trên đường về.

Thậm chí Thị còn có phần hơi sợ hãi khi gặp mẹ chồng. Sự thay đổi này khiến cho Tràng cũng cảm thấy bất ngờ vì cô khác hẳn so với hình ảnh chanh chua, lém lỉnh mà cậu đã gặp ở chợ huyện. Không những thế, Thị còn là một người con dâu vô cùng chăm chỉ và đảm đang. Sáng sớm hôm sau, Thị dậy sớm, cùng mẹ chồng dọn dẹp sân vườn, nhà cửa tinh tươm đâu vào đó, sự xuất hiện của cô như làn gió mới khiến cho căn nhà vốn ảm đạm nay trở nên tràn trề sức sống. Cuối truyện, Thị còn là người truyền cảm hứng cho Tràng về hình ảnh lá cờ đỏ của Việt Minh cùng lý tưởng Cách mạng tươi đẹp nhất.

Dưới ngòi bút tinh tế của mình, nhà văn Kim Lân đã xây dựng một nhân vật Thị hết sức thành công, cô không chỉ đóng vai trò quan trọng giúp cho truyện ngắn “Vợ nhặt” trở nên hấp dẫn hơn mà còn là đại diện cho những người phụ nữ mạnh mẽ với khát khao được sống mãnh liệt trong giai đoạn nạn đói năm 1945.

Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trước và sau khi về làm dâu chọn lọc ấn tượng nhất

Trong tác phẩm “Vợ Nhặt” nhà văn Kim Lân đã rất thành công khi đặt nhân vật người vợ nhặt là Thị vào tình huống truyện độc đáo để từ đó làm nổi bật tinh cách của cô qua từng giai đoạn, và qua đó cho chúng ta cảm nhận được một cách chân thực nhất về số phận đáng thương của những người đàn bà trong giai đoạn nạn đói năm 1945.

Người vợ nhặt vốn là một phụ nữ không tên, không tuổi, không có quê quán và không người thân thích. Nhà văn Kim Lân đã gọi cô là thị - chỉ người đàn bà, phụ nữ. Qủa thực việc miêu tả một nhân vật đến cái tên cũng không có chẳng phải là sự vô tình mà là dụng ý của tác giả khi muốn tạo nên hình tượng về những con người hèn mọn, bần cùng, vì cái đói mà phải bỏ xứ mà đi.

Thị trong mắt Tràng là một ả đàn bà có ngoại hình tiều tụy, gầy gò, quần áo “rách như tổ đỉa”, “khuông mặt lưỡi cày xám xịt, chỉ còn thấy hai con mắt”, thế mà tính cách của cô thì có vẻ chanh chua và bạo dạn, khi ở lần đầu tiên, Thị đã lon ton ra đẩy xe giúp Tràng rồi thậm chí cô còn liếc mắt cười khiến cậu phải ngẩn ngơ. Rồi lần gặp thứ hai, Thị còn liều lĩnh hơn cả khi dám xông ra, chửi thẳng xa xả vào mặt Tràng chỉ vì cậu thất hứa.

Đanh đá là thế, chanh chua là thế, cơ mà khi nghe Tràng sẽ đãi mình ăn một bữa no nê thì hai mắt thị sáng lên, cô hạ giọng và quất liền một mạch những bốn chén bánh đúc, rồi sau đó còn đồng ý về làm vợ Tràng chỉ sau một câu nói đùa.

Tâm trạng của Thị đã dần thay đổi khi trên đường về nhà, cô cảm thấy có chút ngại ngùng và bẽn lẽn, chỉ biết cúi mặt đi lẽo đẽo theo sau Tràng. Rồi khi gặp bà cụ Tứ - Mẹ của Tràng thì cô còn tỏ vẻ hơi sợ hãi. Sau khi được mẹ chồng đồng ý, chúng ta có thể thấy được hình ảnh hoàn toàn mới của Thị. Cô như biến thành một con người khác khi hóa thân thành người vợ đảm đang, Thị dậy sớm cùng mẹ chồng dọn dẹp nhà cửa, sân vườn đâu ra đó khiến cho Tràng cảm thấy ngỡ ngàng và sung sướng.

Có lẽ sự hiền dịu, đảm đang này mới là tinh cách thực sự của Thị, còn việc cô liều lĩnh, táo bạo chấp nhận làm vợ một người đàn ông lạ lẫm chỉ qua hai lần gặp mặt với vài ba lần trêu đùa là do hoàn cảnh đưa đẩy, buộc cô phải tìm kiếm, bấu víu vào ai đó để có thể thoát khỏi cái chết đói đang chờ chực. Cũng nhờ vậy, mà Thị vốn không nhà, không cửa, không nơi nương tựa nay đã trở thành vợ Tràng, có người chồng chăm chỉ, mẹ chồng hiền hậu và hơn cả cô có một danh phận. Đây cũng chính là bước ngoặt lớn, đánh dấu sự “đổi đời” của một ả đà bà vô danh.

Gía trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm “Vợ Nhặt” được thể hiện trong việc mặc dù viết về cái đói, cái nghèo, nhưng Kim Lân không hướng tới những số phận bi thảm mà ông lại dẫn dắt vấn đề theo hướng con người trong hoàn cảnh ấy vẫn khát khao sự sống và luôn mưu cầu hạnh phúc”

Phân tích nhân vật Thị trong đoạn trích “Sáng hôm sau cho đến hết

Mặc dù trong truyện ngắn “Vợ Nhặt” của nhà văn Kim Lân, Thị - Người vợ nhặt không phải là nhân vật chính nhưng cô đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm này. Tác giả đã miêu tả tâm trạng của Thị chi tiết qua từng giai đoạn, đặc biệt nhất là trong trích đoạn “Sáng hôm sau,..cho đến hết”.

Trước khi trở thành vợ Tràng, Thị chỉ là một người đàn bà vô danh, không quê quán, không người thân, thậm chí đến cả cái tên cũng không có, chỉ biết vật vạ lang thang khắp đầu đường xó chợ. Nhờ sự liều lĩnh và táo bạo của mình, cô đã gặp Tràng và được cậu “nhặt” về làm vợ chỉ với bốn bát bánh đúc và một cái thúng con con.

Có thể dễ dàng nhận ra rằng, sau khi trở thành vợ của Tràng, Thị đã thay đổi hoàn toàn, cô không còn là ả đàn bà đanh đá, chua ngoa nữa mà đã trở thành một người vợ hiền lành, đảm đang, một người con dâu ngoan ngoãn, luôn kính trọng mẹ chồng. “Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu, đúng mực không còn vẻ gì chao chát, chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh”.

Sáng sớm tinh mơ, cô đã cùng mẹ chồng dọn nhà cửa, sân vườn một cách sạch sẽ, gọn gàng, “mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong, hai cái ang đã kín nước đầy ăm ắp, đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch”, những điều này tưởng chưng như bé xíu, đơn giản thế mà đã khiến cho Tràng vô cùng cảm động và hạnh phúc, nhờ thị mà Tràng cảm thấy mình cần trưởng thành hơn để có trách nhiệm lo cho Thị và con sau này. Thị còn là người đã giúp cho Tràng biết đến Việt Minh, biết đến cách mạng, và có vẻ điều này sẽ dẫn đến một sự thay đổi lớn trong tương lai.

Mặc dù chỉ là một người vợ được nhặt về, nhưng Thị đã đem lại niềm vui cho căn nhà vốn lụp xụp trong giai đoạn nạn đói năm 1945, Thị cũng giúp Tràng cảm nhận được hạnh phúc và đem lại nụ cười cùng với sự yên lòng cho bà cụ Tứ. Hơn cả, Thị như một luồng gió mới, thổi mát cho những tâm hồn đang cằn cỗi, khô héo nhất, để giúp cho họ có thêm niềm tin để mạnh mẽ vượt qua tất cả những khó khăn phía trước.

Phân tích nhân vật Thị qua 2 lần ăn trong “Vợ Nhặt” của Kim Lân

Trong truyện ngắn “Vợ Nhặt”, bằng ngòi bút tinh tế cùng với giọng văn hồn nhiên, giản dị, nhà văn Kim Lân đã xây dựng nhân vật Thị rất thành công và đã để lại nhiều cảm xúc, suy nghĩ cho độc giả, nhất là tâm trạng của cô qua hai cảnh ăn, một lần ở chợ và một lần khi về làm dâu.

Thị không phải là tên thật của người vợ nhặt, mà nó chỉ là một danh từ dùng để chỉ một người đàn bà hay phụ nữ thời xưa mà thôi. Thị không những không có tên, mà đến cả quê quán, gia đình cũng không. Cô chỉ có một tấm thân gầy gò, ốm yếu, gương mặt trũng sâu, nhọn hoắt vì thiếu ăn. Chính vì thế, khi nghe Tràng đồng ý mời mình ăn, cô tỏ ra vô cùng vui mừng và hạnh phúc, gạt bỏ hết những sự tức tối, điêu ngoa của mình, Thị cắm đầu ăn một lúc hết những bốn bát bánh đúc. Đây có lẽ là bữa ăn ngon lành nhất, no bụng nhất đối với cô trong suốt thời gian vừa qua.

Cũng nhờ bữa ăn ấy, mà Thị đã đồng ý về làm vợ người đàn ông lạ mặt, dù cô chẳng biết hắn là ai, ở đâu. Đây cũng là bước ngoặt lớn trong cuộc đời của cô, vì vốn dĩ chuyện cưới xin là điều trọng đại nhất của đời người, thế mà Thị lại đánh đổi nó với bốn bát bánh đúc, phải chăng cô liều lĩnh quá ư? Nhưng với hoàn cảnh lúc bấy giờ, thì người cho cô cái ăn là quan trọng nhất rồi.

Sau khi về làm dâu, bữa ăn đầu tiên của Thị là vào sáng hôm sau với một mâm đồ ăn không thể đơn giản hơn được nữa, nào là “lùm rau chuối thái rối”, “đĩa muối ăn cùng với cháo trắng” và đặc biệt hơn cả là nồi “cháo cám” - hay theo cách nói hóm hỉnh của bà cụ Tứ là cháo khoái. So với bữa ăn ở chợ, thì tất nhiên nó không ngon bằng và cảm xúc của Thị cũng khác hẳn. Cô nhìn bữa ăn với con mắt tối sầm lại, nhưng sau đó bình thản cho vào miệng rồi một nỗi tủi hơn len vào tâm trí cô, đây có lẽ chính là lúc cô chấp nhận số phận, hoàn cảnh của mình. Ít ra việc có cháo trắng mà húp, có cám mà ăn đã là điều hạnh phúc và xa xỉ với những người đang đói khổ ngoài kia rồi.

Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Thị trong “Vợ Nhặt

Mời các em cùng tham khảo thêm sơ đồ tư duy phân tích Thị sáng tạo, hay nhất để hiểu rõ hơn về dàn ý, cũng như bố cục của bài tập làm văn này nhé.

phan tich nhan vat thi 3 jpg

Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật người vợ nhặt - Thị sáng tạo nhất.

phan tich nhan vat thi 4 jpg

Sơ đồ phân tích Thị chi tiết, đủ ý nhất.

Qua bài viết trên, freetuts đã hướng dẫn cách lập dàn ý phân tích nhân vật Thị trong “Vợ Nhặt” chi tiết nhất và chia sẻ thêm một số bài văn mẫu siêu hay cùng các sơ đồ tư duy sáng tạo. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích đối với các em học sinh lớp 11.

Và đừng quên rằng, tại chuyên mục Văn học của chúng tôi vẫn còn rất nhiều bài viết hay chờ đón các em cùng khám phá đó nha. Chúc các em luôn đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Top