KIẾN THỨC LÀM VĂN
Mở bài Sóng của Xuân Quỳnh và một số mẫu tuyển chọn Mở bài Vội Vàng Mở bài Mùa xuân nho nhỏ Phân tích Ánh Trăng Bài văn tả ngôi trường Nghị luận tuổi trẻ và tương lai đất nước Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông Nghị luận về tình yêu thương Phân tích bài thơ Ngắm trăng Soạn bài Những ngôi sao xa xôi Viết đoạn văn tả cô giáo Viết đoạn văn về ước mơ của em Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác Viết bài luận về bản thân Câu tường thuật Mở bài chung cho nghị luận văn học Phân tích nhân vật Vũ Nương Phân tích bài thơ Tràng Giang Văn tả con gà trống Viết bài luận về bạo lực học đường Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa Văn tả người thân Nghị luận về học đi đôi với hành Phân tích Làng Kim Lân Nghị luận xã hội về lòng biết ơn Mở bài Tràng Giang Đoạn văn tự giới thiệu về bản thân Phân tích nhân vật Phương Định Văn thuyết minh Văn bản tự sự Biện pháp tu từ Văn tả con vật Từ láy là gì? Phân loại từ láy và các dạng bài tập liên quan Tác dụng dấu ngoặc kép Tác dụng dấu hai chấm Dàn ý bài văn tả con chó Bài văn tả một đồ vật mà em yêu thích Cách làm bài văn nghị luận xã hội, lập dàn ý và bài văn mẫu Mở bài Người lái đò sông Đà Bài văn tả mẹ lớp 2, 3, 4, 5, tổng hợp dàn ý hay nhất Mở bài Vợ chồng A Phủ Mở bài Bếp lửa Mở bài Từ ấy của Tố Hữu Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích Mở bài Vợ nhặt Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Mở bài Việt Bắc Quá trình phát triển của Văn học Việt Nam Ttác giả văn học hiện đại Việt Nam Tác giả văn học trung đại Việt Nam
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Hướng dẫn viết mở bài Bếp lửa và chia sẻ mẫu mở bài hay

Hướng dẫn cách viết mở bài Bếp lửa gián tiếp, trực tiếp và chia sẻ một số đoạn văn mẫu mở bài hay và ý nghĩa nhất, các em cùng tham khảo ngay tại đây nhé!

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Các em học sinh lớp 9 đang phân vân không biết viết mở bài Bếp lửa sao cho hay và đạt điểm cao thì đừng lo nhé, vì ngay trong bài viết hôm nay, freetuts sẽ hướng dẫn các em cách viết mở bài phân tích tác phẩm Bếp lửa trực tiếp, gián tiếp chi tiết nhất và gợi ý một số mẫu mở bài phân tích bài thơ Bếp lửa được tuyển chọn. Đảm bảo các em sẽ tìm thấy nhiều ý tưởng hay ho cho bài tập làm văn của mình nè!

Hướng dẫn viết mở bài Bếp lửa trực tiếp, gián tiếp

mo bai bep lua 1 jpg

Cách viết mở bài phân tích bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt.

Cách viết mở bài Bếp lửa trực tiếp

Đối với cách viết trực tiếp, các em cần phải đi thẳng vào giới thiệu tác phẩm Bếp lửa và hình ảnh cần phân tích trong bài thơ.

  • Bài thơ được sáng tác vào năm nào, trích trong tập thơ nào?
  • Giới thiệu đôi nét về tác giả Bằng Việt, ông là người ra sao, có những đóng góp gì cho nền văn học nước nhà, phong cách viết văn, thơ như thế nào?...
  • Nói về hình ảnh bếp lửa trong bài thể hiện được tình cảm bà cháu gắn bó khăng khít,...

Cách viết mở bài gián tiếp cho bài thơ Bếp lửa bằng lý luận văn học

Ngoài cách viết mở bài trực tiếp thông dụng, các em có thể chọn cách viết mở bài gián tiếp thông qua việc đưa vào các lý luận văn học như sau:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

  • Đầu tiên, các em cần đưa ra các dẫn chứng là các tác phẩm có liên quan đến nội dung bài Bếp lửa như nói về ký ức, kỷ niệm, nói về tuổi thơ, về tình cảm gia đình,...
  • Sau đó dẫn dắt vào bài thơ và giới thiệu qua về tác phẩm “Bếp lửa” của Bằng Việt.
  • Nói sơ qua về nội dung của bài thơ hay khổ thơ cần phân tích.

Mẫu mở bài trực tiếp phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

mo bai bep lua 2 jpg

Đoạn văn mẫu mở bài phân tích Bếp lửa - Bằng Việt.

Tham khảo một số mẫu mở bài Bếp lửa trực tiếp ngắn gọn, súc tích và đầy đủ ý để hình dung rõ hơn cách viết mở bài này nhé.

Mẫu 1: Mở bài phân tích Bếp lửa trực tiếp hay nhất

Bằng Việt là một nhà thơ tài năng của nền văn học Việt Nam, thơ của ông có sự trưởng thành qua năm tháng. Nổi bật nhất là tác phẩm “Bếp lửa” được ông sáng tác vào năm 1963 trong lúc đang theo học tạp Liên Xô. Ông viết tác phẩm này để tưởng nhớ đến người bà thân yêu và những kỷ niệm tuổi thơ thật đẹp cùng bà và chiếc bếp lửa và qua đó nói lên nỗi nhớ khuôn nguôi của ông khi phải tạm xa bà, xa quê hương.

Mẫu 2: Mở bài nêu cảm nghĩ về bài thơ Bếp lửa - Bằng Việt

Giữa các nhà văn, nhà thơ chuyên viết về đề tài chiến tranh thì Bằng Việt lại nổi bật với những vần thơ mượt mà, đằm thắm khi viết về tình cảm gia đình, tuổi học trò, tuổi ấu thơ,...Bài thơ “Bếp lửa” là một trong những tác phẩm đã làm nên tên tuổi cho ông với phong cách rất riêng. Tác phẩm được viết vào năm 1963 trong lúc ông đang theo học tại Liên Xô và được in trong tập “Hương cây - Bếp lửa”. Nội dung bài thơ là một câu chuyện đẹp về tình bà cháu đầy cảm động trong lúc chiến tranh đầy gian khổ.

Mẫu 3: Mở bài Bếp lửa phân tích khổ thơ đầu

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!

Chỉ với 3 câu thơ mở đầu trong tác phẩm “Bếp Lửa”, tác giả Bằng Việt đã đem đến cho người đọc biết bao cảm xúc không nói nên lời với những hình ảnh hết sức gần gũi và thân thương, là chiếc bếp lửa chờn vờn trong sớm mai, là hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm. Nó như là một nỗi nhớ khôn nguôi của tác giả về những miền ký ức thuở ấu thơ, dù đã trôi qua rất lâu nhưng ông chưa bao giờ lãng quên nó mà chỉ càng thêm nhớ về.

Mẫu 4: Mở bài cảm nhận bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Trong cuộc sống, có nhiều ký ức mà chúng ta muốn quên đi những cũng có rất nhiều hoài niệm mà chúng ta luôn nhớ mãi và cố gắng để tìm về, dẫu cho nó có gian khổ và cơ cực đến đâu thì đó đều là những kỷ niệm mà ta luôn trân quý, là cả bầu trời tuổi thơ nâng bước giúp ta bước vào đời. Và với nhà thơ Bằng Việt cũng vậy, ông đã nâng niu và gìn giữ những mảnh ký ức đẹp về thuở thơ ấu qua bài thơ “Bếp lửa”, một tác phẩm vô cùng ý nghĩa và cảm động kể về những năm tháng bà cháu sống nương tựa với nhau bên ánh lửa hồng khiến người đọc phải rưng rưng nước mắt.

Mẫu 5: Mở bài phân tích bài thơ Bếp lửa khổ 4 trực tiếp

Bằng Việt là một trong những nhà thơ tài năng của nền văn học nước nhà, thơ ca của ông cũng trưởng thành hơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ. Cũng như mọi người, Ông cũng có một tuổi thơ đáng nhớ với đầy kỷ niệm cùng bà và điều này đã được ông tái hiện lại trong tác phẩm “Bếp lửa”. Nhất là ở khổ thơ thứ 4, ông đã đã khắc họa được hoàn cảnh hết sức khó khăn của hai bà cháu trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt nhất.

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!

Mẫu mở bài gián tiếp phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

mo bai bep lua 3 jpg

Văn mẫu mở bài phân tích tác phẩm Bếp lửa hay nhất.

Cùng freetuts đọc qua một số đoạn văn mở bài phân tích Bếp lửa gián tiếp để tìm thêm nhiều ý tưởng hay và đặc sắc cho bài tập làm văn của mình nha.

Mẫu 1: Mở bài bếp lửa bằng lí luận văn học

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, ai cũng đều có những kỷ niệm tuổi thơ thật đẹp. Với nhà thơ Tế Hanh tuổi thơ là có “con sông xanh biếc”, hay Giang Nam là “thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường”. Còn với Bằng Việt, ông cũng có một tuổi thơ thật đẹp và bình yên bên cạnh bà và chiếc bếp lửa thân thương. Và những hình ảnh đầy xúc động đó đã được ông khắc họa trọn vẹn trong bài thơ “Bếp lửa”.

Mẫu 2: Mở bài phân tích khổ 1, 2 bài thơ Bếp lửa

Những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ ấu sẽ là hành trang, là động lực cho mọi người trưởng thành và phát triển. Bằng Việt cũng vậy, dù cho giờ đây đã trưởng thành, đã đi rất xa nhưng những hình ảnh về người bà tần tảo sớm hôm bên chiếc bếp lửa vẫn không bao giờ phai nhòa đi trong tâm trí của ông. Chúng ta có thể cảm nhân rõ điều này trong hai khổ thơ 1, 2 của bài thơ Bếp lửa.

Mẫu 3: Mở bài phân tích Bếp lửa 2 khổ cuối

Có những bài thơ với ngôn từ mộc mạc, bình dị nhưng lại chạm sâu đến trái tim của người đọc bởi những hình ảnh, những kỷ niệm đầy thân thương. Và tiêu biểu nhất là bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, tác phẩm được ông sáng tác vào những năm 1963 để gợi nhớ về một tuổi thơ đầy gian khổ, nhọc nhằn với bà và chiếc bếp lửa, những ký ức đẹp đã trở thành hàng trang theo tác giả đi muôn nẻo đường.

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?

Mẫu 4: Mở bài phân tích bài thơ Bếp lửa khổ 5, 6

Mỗi chúng ta ai cũng có những ký ức tuổi thơ đặc biệt của riêng mình đúng không nào, có người thì vui, có người thì đầy dữ dội và đau thương nhưng tất cả những hình ảnh này đều in hằn sâu vào trong tâm trí của mỗi người, nó sẽ trở thành hành trang cùng ta rong ruổi qua những tháng năm sau này. Và nhà thơ Bằng Việt cũng có một tuổi thơ đầy ắp kỷ niệm với người bà tảo tần sớm hôm lo cho ông từng bữa ăn, giấc ngủ. Tất cả điều này được khắc họa thật đẹp trong khổ 5,6 của bài thơ Bếp lửa.

Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen.

Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!

Mẫu 5: Mở bài phân tích bếp lửa khổ 2

Một bài thơ hay là một bài thơ giản dị với ngôn từ xúc động và “Bếp lửa” của Bằng Việt là một tác phẩm như thế. Chỉ với những hình ảnh hết sức giản dị và thân thương mà từng câu từng chữ lại trở nên ám ảnh và gây xúc động cho người đọc bởi một tuổi thơ đầy cơ cực và khó khăn của tác giả và người bà. Nội dung bài thơ là những lời tâm sự của ông về tình cảm bà cháu, tình yêu quê hương, đất nước được gửi gắm qua hình ảnh bếp lửa.

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,

Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Mẫu mở bài Bếp lửa của học sinh giỏi

Cùng tham khảo một số mẫu mở bài phân tích Bếp lửa hay của các hsg được tuyển chọn để có thêm tư liệu tham khảo cho bản thân nhé.

Mẫu 1: Mở bài phân tích Bếp lửa ngắn hay nhất của HSG

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta khi phải rời xa quê hương thì ai cũng nhớ về những ký ức thân thương và bình dị nhất, điều này cũng được nhiều nhà văn, nhà thơ lấy làm chủ đề cho các tác phẩm của họ. Có người thì “anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương”, những hình ảnh tưởng chừng như nhỏ bé ấy lại là nguồn động lực lớn lao cho những người con xa quê. Và với nhà thơ Bằng Việt cũng không ngoại lệ, trong những tháng ngày theo học tại Liên Xô, ông một lòng đau đáu hướng về quê hương, về người bà thân thương và điều này đã được ông gửi gắm trọn vẹn qua bài thơ “Bếp lửa”, một tác phẩm hay và cảm động về tình bà cháu.

Mẫu 2: Mở bài nêu cảm nghĩ về bài thơ Bếp lửa của học sinh giỏi

Bằng Việt là một nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, ông đã để lại cho độc giả rất nhiều tác phẩm hay và đặc sắc, điển hình trong số đó là bài thơ “Bếp Lửa”, một tác phẩm xuất sắc viết về tình cảm bà cháu đầy trân quý cùng với tình yêu quê hương, đất nước vĩ đại. Bằng ngôn từ mộc mạc nhưng chứa đầy tình cảm, ông đã khắc họa một tuổi thơ không mấy trọn vẹn nhưng lại thắm đượm kỷ niệm với bà, với bom đạn chiến tranh và chiếc bếp lửa thân thương, đây là những hành trang theo ông đến suốt cuộc đời.

Qua bài viết trên, freetuts.net hy vọng các em học sinh lớp 9 sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để có thể viết mở bài Bếp Lửa thật hay và ý nghĩa nhất. Chúc các em học tập tốt và đạt điểm cao trong môn Ngữ Văn nhé!

Cùng chuyên mục:

Phân tích nhân vật Phương Định và bài văn mẫu chọn lọc

Phân tích nhân vật Phương Định và bài văn mẫu chọn lọc

Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi...

Dàn ý đoạn văn tự giới thiệu về bản thân và mẫu chọn lọc hay

Dàn ý đoạn văn tự giới thiệu về bản thân và mẫu chọn lọc hay

20+ Mẫu mở bài Tràng Giang của Huy Cận chọn lọc hay nhất

20+ Mẫu mở bài Tràng Giang của Huy Cận chọn lọc hay nhất

Dàn ý nghị luận xã hội về lòng biết ơn và các bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về lòng biết ơn và các bài văn mẫu hay

Hoán dụ là gì? Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ kèm bài tập

Hoán dụ là gì? Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ kèm bài tập

Trong bộ môn ngữ văn lớp 6, các em học sinh sẽ được học về…

Phân tích Làng Kim Lân, dàn ý và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Phân tích Làng Kim Lân, dàn ý và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Nghị luận về học đi đôi với hành, dàn ý và văn mẫu siêu hay

Nghị luận về học đi đôi với hành, dàn ý và văn mẫu siêu hay

Văn tả người, 20 mẫu văn tả người thân chọn lọc hay nhất

Văn tả người, 20 mẫu văn tả người thân chọn lọc hay nhất

Văn tả người thân như tả bố, mẹ, anh, chị, em,... là một bài tập…

Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Viết nghị luận về bạo lực học đường, dàn ý và mẫu văn hay

Viết nghị luận về bạo lực học đường, dàn ý và mẫu văn hay

Văn tả con gà trống, lập dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Văn tả con gà trống, lập dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Phân tích bài thơ Tràng Giang, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích bài thơ Tràng Giang, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích nhân vật Vũ Nương, lập dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích nhân vật Vũ Nương, lập dàn ý và mẫu văn hay

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo của em là một đề bài tập làm văn…

Top