TÁC PHẨM VĂN HỌC
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ, dàn ý chi tiết và bài văn mẫu

Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ, một tác phẩm làm nên tên tuổi của đại thi hào Hàn Mạc Tử nói về tình cảm của ông dành cho người con gái xứ Huế mà ông yêu đơn phương.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Đây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ tình vô cùng đặc sắc của thi sĩ Hàn Mạc Tử nói về mối tình đơn phương của ông dành cho người con gái thôn Vĩ Dạ, tác phẩm này đã trở thành một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng freetuts đi sâu phân tích Đây thôn Vĩ Dạ một cách chi tiết và hay nhất nhé!

Dàn ý phân tích Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử

phan tich day thon vi da 1 jpg

Dàn ý phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

Để làm tốt được bài tập làm văn phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ thì trước tiên các em cần lên một dàn ý hoàn chỉnh và đầy đủ ý, hãy tham khảo ngay dàn ý chi tiết dưới đây nha.

Mở bài phân tích bài Đây thôn Vĩ Dạ ngắn gọn

Giới thiệu đôi nét về tác giả Hàn Mạc Tử và tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

  • Hàn Mạc Tử (1912 - 1940), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, ông là một người con của gia đình trí thức nghèo ở Bình Định, sau này ông vào Sài Gòn để theo nghiệp nhà báo, năm 1936, ông mắc bệnh phong và mất tại trại phong Quy Hòa. Hàn Mạc Tử là một nhà thơ táo bạo của phong trào thơ mới.
  • Hàn Mạc Tử sáng tác bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ vào năm 1938, in trong tập Thơ Điên, sau này có tên là Đau thương. Bài thơ được lấy cảm hứng từ một tấm ảnh phong cảnh thơ mộng của xứ Huế mà bà Hoàng Cúc đã gửi cho ông.

Thân bài phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ lớp 11

Phân tích nhan đề Đây thôn Vĩ Dạ:

Ngay từ nhan đề, tác giã đã độc đáo đặt tên là “Đây thôn Vĩ Dạ” chứ không phải là Thôn Vĩ Dạ, qua đó đã phần nào bộc lộ tình cảm mãnh liệt của Hàn Mạc Tử với làng quê rất đỗi nên thơ và bình yên của xứ Huế, nơi có người con gái khiến ông ngày đêm ôm mộng thương nhớ. Từ đây cũng nhằm nói rằng, chính là mảnh đất này, và người con gái này chứ không phải là vùng đất khác, người con gái khác.

Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1:

Ngay câu thơ đầu tiên, tác giả bắt đầu bằng một câu hỏi tu từ như một lời mời gọi da diết nhưng cũng là một câu nói nhằm oán trách bản thân mình rằng tại sao ông không về thăm mảnh đất này, thăm người con gái này.

Tiếp theo là hàng loạt vẻ đẹp thân thương, bình dị của thôn Vĩ Dạ hiện lên qua hình ảnh: hàng cau, vườn xanh như ngọc, lá trúc che ngang… Một không gian thiên nhiên hết sức trong trẻo.

Từ đó, rút ra nhận xét, cảnh và người ở thôn Vĩ Dạ sao mà thân thuộc và đẹp đến như vậy, nhưng tất cả giờ đây chỉ là hoài niệm mà thôi.

Phân tích khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ:

Cảnh sông nước đêm trăng được tác giả miêu tả hết sức thơ mộng: nước buồn hiu, hoa bắp lay,...Một cảnh đêm đẹp khó tả nhưng cũng rất đỗi đượm buồn.

Tác giả sử dụng cụm từ “gió theo lối gió, mây đường mây” như muốn nói đến sự chia li, tuyệt giao của người con gái ấy với ông nhưng cũng có thể như muốn nói đến cuộc đời hiện tại của Hàn Mạc Tử vì căn bệnh Phong mà bị người đời xa lánh, tuyệt giao,...

Câu thơ “có chở trăng về kịp tối nay?” như nói đến niềm khát khao trong vô vọng rằng trăng có trở về với mình không?, mình còn được ngắm trăng bao lâu nữa…

Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ khổ 3:

Nội dung khổ 3 Đây thôn Vĩ Dạ nói về nỗi niềm mơ tưởng của tác giả về người con gái thôn Vĩ Dạ, người ông yêu đơn phương bấy lâu nay.

Bóng dáng người con gái ấy vừa mới hiện ra thì bỗng nhiên mất hút sau làn sương khói mờ mờ, ảo ảo để rồi Hàn Mạc Tử phải trở lại với thực tại rằng mình đang ở nơi trại Phong cô quạnh, đầy đau thương.

Phân tích nghệ thuật Đây thôn Vĩ Dạ:

Hàn Mạc Tử đã sử dụng những ngôn từ vô cùng trong sáng, bình dị nhưng cũng gợi hình, gợi cảm, ông đã tinh tế khi kết hợp giữa biện pháp tả cảnh xen lẫn những hình ảnh tượng trưng để tạo nên sự độc đáo cho bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

Kết bài Đây thôn Vĩ Dạ phân tích

Nêu cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ và đánh giá Đây thôn Vĩ Dạ một cách tóm gọn nhất.

Sơ đồ tư duy phân tích Đây thôn Vĩ Dạ

Ngay bên dưới đây, freetuts đã tổng hợp một số sơ đồ tư duy về đề tài phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ nắng cao. Mời các em cùng tham khảo để tìm thêm ý tưởng cho bài tập làm văn của mình nha.

phan tich day thon vi da 2 jpg

Sơ đồ phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1.

phan tich day thon vi da 3 jpg

Sơ đồ phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

phan tich day thon vi da 4 jpg

Sơ đồ tư duy Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2.

phan tich day thon vi da 5 jpg

Sơ đồ cảm nhận Đây thôn Vĩ Dạ hsg.

Bài văn mẫu phân tích Đây thôn Vĩ Dạ hay nhất

Cùng tham khảo một số bài văn mẫu phân tích bài Đây thôn Vĩ Dạ hay nhất ngay bên dưới đây nhé.

Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ ngắn nhất

Đề bài: Phân tích khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ.

Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những tác phẩm tiêu biểu làm nên tên tuổi cho nhà thơ Hàn Mạc Tử. Chỉ với một khổ thơ đầu, ông đã giới thiệu đến cho người đọc một khung cảnh hết sức nên thơ của làng quê xứ Huế mộng mơ, cảm nhận về khổ thơ này nhé:

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” được Hàn Mạc Tử sáng tác trong những ngày tháng cô đơn, chống chọi với căn bệnh Phong quái ác tại trại phong Tuy Hòa, và người ta đồn rằng, bài thơ này ông dành tặng người con gái mà ông yêu đơn phương bấy lâu nay là bà Kim Cúc. Trong khoảng thời gian ấy, ông nhận được một tấm ảnh cùng những lời hỏi thăm từ người con gái xứ Huế. Ông đã mở đầu bài thơ với câu hỏi tu từ:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Thoạt nhiên, đây cũng chưa hẳn là một câu hỏi mang hàm ý trách móc vì nó cũng có thể là một lời mời gọi. “Sao anh không về” nghe rất nhẹ nhàng, dịu dàng nhưng cũng chứa đựng đầy hàm ý trách móc, hờn dỗi. Tiếp theo đó, tác giả đã vẽ nên khung cảnh hết sức xinh đẹp và lãng mạn của thôn Vĩ Dạ.

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Hình ảnh đầu tiên mà ông nói đến là màu nắng sớm ban mai trong trẻo, soi rọi lên những hàng cau, một biểu tượng của làng quê Việt Nam, rồi cả những giọt sương sớm đọng trên lá khiến cho vườn nhà ai tràn đầy sức sống, xanh mươn mớt như ngọc. Chỉ vọn vẹn 2 câu thơ cũng đủ làm người đọc mường tượng ra được sự xinh đẹp của thiên nhiên tại thôn Vĩ Dạ.

Trong câu thơ cuối, có sự xuất hiện của bóng dáng con người:

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Mặt chữ điền, thường dùng để chỉ nam nhân, liệu đây có phải muốn ám người khách phương xa đến thăm thôn Vĩ không? Hay là tác giả đang nói đến hình tượng thiếu nữ e ấp đợi chờ ai?

Khổ thơ này đã thể hiện được tài năng tuyệt vời của thi sĩ Hàn Mạc Tử, nó cũng khiến người đọc day dứt vì không biết liệu cô gái thôn Vĩ Dạ kia và chàng trai ấy có được gặp lại nhau sau bao mùa trăng không?

Đề bài: Nêu cảm nhận về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ khổ 3.

Bài viết:

Hàn Mạc Tử là một trong những nhà thơ nổi tiếng với phong trào thơ mới, tuy nhiên, cuộc đời ông lại đầy bi kịch nên phần lớn các bài thơ của ông đều chất chứa những nỗi đau cùng cực và giằng xé giữa tâm hồn và thể xác. Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông nói về tình cảm dành cho người con gái mà ông yêu đơn phương. Khổ thơ cuối chất chứa những nỗi niềm, những tâm trạng đớn đau của ông.

Mở đầu khổ thơ, tác giả đã bắt đầu bằng một nhịp thơ gấp gáp và đầy khẩn khoản:

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra.

Đau đớn còn gì bằng khi người vốn từng thương nay đã hóa thành khách đường xa, như muốn nói đến sự thật phũ phàng là sự chia li, cách trở. Đỉnh điểm của sự đau đớn là bóng dáng người con gái ấy vừa hiện ra đã khuất sau làn sương mờ ảo, khiến tác giả hụt hẫng, chơi vơi. Dường như ngay lúc này đây, tất cả mọi thứ đều đang quay lưng với Hàn Mạc Tử, ông trở về thực tại là mình đang ở trong trại Phong đầy cô quạnh và đìu hiu.

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,

Ai biết tình ai có đậm đà?

Tác giả bắt đầu bài thơ bằng một câu hỏi tu từ và kết thúc cũng bằng một câu hỏi. nhưng có thể đây chính là câu trả lời cho câu “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” - “Ai biết tình ai có đậm đà”. Có thể vì ông không biết tình cảm của mình dành cho người con gái ấy lại sâu đậm đến vậy nên đã bỏ lỡ cơ hội về thăm mảnh đất thông Vĩ xinh đẹp kia. Hoặc cũng có thể là do ông không biết người trong mộng cùng dành tình cảm “đậm đà” cho mình. Một câu thơ thôi nhưng cũng khiến người đọc cảm thấy nhói lòng và đầy xót xa.

Chỉ với 4 câu thơ ngắn vỏn vẹn ở khổ cuối mà bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” đã thực sự chạm đến trái tim người đọc, khiến mọi người cũng cảm thấy được sự đau đớn, tiếc nuối của Hàn Mạc Tử, một nhà thơ tài hoa nhưng bạc mệnh.

Phân tích đây thôn vĩ dạ hsg

Hàn Mạc Tử là một đại thi hào đi đầu trong phong trào thơ mới vào những năm 1932 - 1945. Tác phẩm của ông luôn để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi ngôn từ mộc mạc và tình cảm chất chứa. Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ đặc sắc nhất trong sự nghiệp của ông. Bài thơ vừa là bức tranh miêu tả cảnh sắc làng quê xứ Huế hết sức nên thơ vừa là nỗi niềm trăn trở về người con gái mà ông yêu đơn phương.

Bài thơ bắt đầu bằng một câu hỏi tu từ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” giống như một lời trách móc, hờn dỗi hoặc cũng có thể được hiểu là một lời mời gọi thân thương của cô gái thôn Vĩ Dạ. Và dường như, đây cũng có thể là một câu hỏi mà Hàn Mặc Tử đang tự trách chính mình rằng tại sao ông không về lại nơi ấy để thăm người con gái mà mình mình đem lòng yêu thương, để giờ đây phải trăn trở trong bao tiếc nuối.

Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Một góc làng quê bình yên của xứ Huế được hiện ra dưới ánh nắng ban mai hết sức nên thơ và trong trẻo làm bừng nên sức sống đầy mãnh liệt của thiên nhiên và con người nơi đây. Và bên cạnh đó là hình ảnh khu vườn xanh như ngọc, đem đến một cảm giác trù phú, non mơn mởn, đầy sinh khí. Trong bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy, hình ảnh con người xuất hiện thấp thoáng trong câu thơ “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”, đối với người dân xứ Huế, khuôn mặt chữ điền dùng để chỉ người có gương mặt phúc hậu, rắn rỏi. Tác giả sử dụng hai nét đẹp đối lập là hình ảnh lá trúc mềm mại để sóng đôi cùng “mặt chữ điền” nhưng lại đem đến một sự hài hòa không tưởng.

Nếu như khổ một diễn tả vẻ đẹp của thôn Vĩ Dạ lúc bình minh, thì qua khổ thơ thứ hai, tác giả đã đem đến cho người đọc một bức tranh thủy mặc vô cùng sống động lúc hoàng hôn.

Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Hai câu thơ đầu được viết với nhịp thơ chầm chậm, phảng phất nỗi buồn u uất, gió thì theo đường gió, mây theo đường mây như muốn nói đến sự chia ly, cách trở của đôi lứa. Chính vì thế mà cũng khiến cho dòng nước trở nên buồn thiu như nỗi lòng của Hàn Mạc Tử bởi vì “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Nỗi buồn ấy đã bao phủ lên tất cả, tạo nên một bầu không khí cô quạnh, hiu hắn đến đau lòng, cũng giống như tâm trạng của tác giả lúc bấy giờ.

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay”.

Hình ảnh trăng luôn gắn liền với người thi nhân, giống như người bạn thân thiết của ông, và cũng chính là nơi trú ngụ của tâm hồn đau khổ của ông. Nếu như ở khổ đầu, ánh nắng mang đến vẻ đẹp của sự trù phú thì tới khổ thơ này, ánh trăng đem đến hình ành mờ mờ, ảo ảo, hư hư, thực thực. Và tại sao thuyền có chở trăng về kịp tối nay không?, câu hỏi này như bộc bạch tâm trạng đầy lo âu của tác giả, giờ đây ông phải dành giựt sự sống từng giây, từng phút một. Chỉ một từ “kịp” thôi sao nghe mà đau lòng đến thế.

Qua khổ thơ cuối cùng, giọng thơ đã chuyển từ nhẹ nhàng trở nên gấp gáp hơn bao giờ hết.

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra"

Sau bao đắm chìm trong ảo mộng, giờ đây tác giả đã bừng tỉnh để quay trở lại thực tại với giọng văn trùng xuống kết hợp nhịp thơ 4/3 và điệp ngữ “khách đường xa” được lặp lại hai lần như muốn thể hiện sự mong chờ và khát khao được gặp lại người xưa vô cùng mạnh liệt. Vì biết điều này sẽ không bao giờ xảy ra nên tác giả chỉ dám “” mà thôi, và sống trong mơ ước sẽ làm xoa dịu bớt tâm hồn cô đơn của ông lúc bấy giờ chăng. Và chính vì mơ nên hình ảnh người con gái áo trắng cũng dần tan biến trong lớp sương khói mờ mờ, ảo ảo.

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà

Ở đây - là nơi phòng bệnh của nhà thơ, trại phong Tuy Hòa, nơi ông cho là lãnh cung giam cầm thể xác và tâm hồn mình. Vì thực tại ông đang “ở đây” nên không thể về lại chốn cũ thăm người xưa. Và bài thơ được kết thúc bằng câu hỏi “Ai biết tình ai có đậm đà”, chỉ một câu thơ vỏn vẹn bảy chữ nhưng có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Nó có thể là câu trả lời cho câu hỏi mở đầu “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”, không về vì không biết tình cảm của người dành cho ta có đậm đà không?, không về là vì không nhận ra tình cảm mình dành cho người con gái ấy lại sâu đậm đến vậy.

Với một bức tranh trữ tình đầy nên thơ, một nỗi niềm nhung nhớ đầy khát khao, tác giả đã thành công giãi bày được tình cảm của mình đối với người con gái thôn Vĩ Dạ, một tình yêu son sắt, thủy chung nhưng không thể đến được với nhau để giờ đây trở thành một điều tiếc nuối lớn nhất trước khi ông qua đời. Dù Hàn Mạc Tử đã đi xa, nhưng những tác phẩm của ông sẽ sống mãi với thời gian và trường tồn trong lòng độc giả.

Như vậy, qua bài viết trên, freetuts.net đã chia sẻ chi tiết dàn ý phân tích Đây thôn Vĩ Dạ cùng sơ đồ tư duy và một số bài văn mẫu hay nhất. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp cho các em hoàn thành tốt được bài tập làm văn này và đừng quên ghé thăm trang web của chúng tôi thường xuyên để tìm hiểu thêm về nhiều tác phẩm văn học khác nha.

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Top