TÁC PHẨM VĂN HỌC
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Hướng dẫn phân tích bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh

Đây là bài phân tích tác phẩm Sóng- Xuân Quỳnh ngắn gọn và hay nhất, cùng tham khảo ngay nhé.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Trong số những nhà thơ mới của nước ta, đã có nhiều nhà thơ chọn đề tài về tình yêu đôi lứa để thể hiện những cảm xúc và nỗi niềm thầm kín. Họ luôn bày tỏ những mong ước mãnh liệt vào tình yêu. Nói đến đây chúng ta không thể không nhắc đến tác giả Xuân Quỳnh với những bài thơ tình độc đáo và thú vị. Nổi bật trong những tác phẩm đó chính là bài thơ Sóng, nó đã thể hiện được niềm tin mãnh liệt vào tình yêu chung thủy của một người con gái đang yêu khi đứng trước một khung cảnh bao la, rộng lớn.

1. Sơ lược về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng

Xuân Quỳnh (1942-1988), bà sinh ra ở xã Văn Khê, huyện Hà Đông, tỉnh Hà Tây. Nay là quận Hà Đông, Hà Nội. Bà là một nhà thơ nữ tài giỏi với những bài thơ tình ngọt ngào và sâu lắng. Bởi vì viết về chủ đề tình yêu đôi lứa nên bà được giới trẻ hâm mộ. Trong những sáng tác lãng mạn về tình yêu của bà, nổi bật là bài thơ Sóng.

Bài “Sóng” được Xuân Quỳnh viết vào năm 1967 nhân cơ hội chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền. Đây là một bài thơ tình xuất sắc của nhà thơ nữ, nó còn thể hiện được phong cách thơ tiêu biểu của nhà thơ Xuân Quỳnh.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Bài thơ Sóng có bố cục gồm 4 phần:

  • Hai khổ thơ đầu: Hình tượng của con sóng và nhận thức về tình yêu đôi lứa.
  • Hai khổ thơ 3 và 4: Tác giả đang suy nghĩ và đặt ra câu hỏi về nguồn gốc về tình yêu.
  • Khổ thơ 5, 6: Thể hiện nỗi nhớ nhung và lòng chung thủy trong tình yêu của người con gái.
  • Ba khổ thơ cuối: Nỗi niềm khát vọng sở hữu được một tình yêu vĩnh cửu.

Thông qua bài thơ Sóng, tác giả đã thể hiện được niềm tin vào tình yêu và niềm khao khát sở hữu được một tình yêu đẹp và chung thủy. Bà là hình tượng một người con gái luôn luôn sống hết mình vì tình yêu và sẽ sống hết mình vì tình yêu ấy.

2. Yêu cầu đạt được khi phân tích bài thơ Sóng

  • Khi phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, các bạn chú ý những yêu cầu sau:
  • Giới thiệu được khái quát, sơ lược về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng.
  • Thông qua bài phân tích, người đọc có thể hiểu được nội dung của bài thơ mà tác giả nhắn gửi.
  • Nêu lên được phong cách nghệ thuật của bài thơ.

3. Phân tích bài thơ Sóng ngắn nhất

Bài văn mẫu tham khảo:

Nhà thơ Xuân Quỳnh (1942-1988), bà là nhà thơ tiêu biểu trong số các nhà thơ trẻ hiện đại trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Với lời thơ nhẹ nhàng và sâu lắng, thơ của bà đậm chất ngôn tình. Những độc giả trẻ rất yêu thơ của bà, bởi nó thể hiện được niềm khát khao trong tình yêu. Đặc biệt điều ấy được thể hiện thông qua bài thơ Sóng, được tác giả viết vào năm 1967 và in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào. Khi đọc bài thơ, bạn đọc có thể cảm nhận được tình cảm mà tác giả gửi gắm và hồn thơ trữ tình của tác giả.

Tình yêu là một đề tài muôn thuở, nó được các nhà văn, nhà thơ lựa chọn để thể hiện những cảm xúc, những điều thầm kín của mình. Và từ đó, những người yêu thơ ca cũng đã tìm thấy mình núp bóng trong nhân vật xuất hiện trong thi ca. Đã có rất nhiều nhà thơ viết về tình yêu tuổi trẻ. Chúng ta bắt gặp Xuân Diệu nồng nàn và đắm say, ông luôn muốn dân hiến, hy sinh hết mình cho tình yêu. Hay Nguyễn Bính lại nồng nàn và tha thiết với tình yêu đồng nội. Nhưng ta chỉ gặp được Xuân Quỳnh với nỗi khát vọng thật giản dị và đời thường. Tác giả Xuân Quỳnh đã bộc bạch một cách bình dị nhất, và đó cũng chính là cuộc đời của bà. Trong tâm hồn của người phụ nữ ấy luôn rạo rực và thổn thức bởi một thứ tình cảm thật kì lạ.

Mượn hình ảnh con sóng, tác giả như hóa thân mình một cách tinh tế vào nó. Dựa vào hình ảnh con sóng mà nhà thơ đã nói lên được tâm tư và tình cảm của mình. Hình ảnh ẩn dụ con sóng thể hiện một nỗi niềm khát khao và sự tin tưởng mãnh liệt vào tình yêu đôi lứa.

Mở đầu bài thơ không đơn thuần là hình ảnh của con sóng và những trạng thái của nó, mà đó chính là tâm trạng của một người con gái đang yêu. Giống như những con sóng kia, khi yêu tâm hồn của người con gái ấy cũng có những lúc “dữ dội và dịu êm”. Tác giả đã thể hiện được cảm xúc một cách chân thật và rất phong phú. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã sử dụng những hình ảnh đối lập dữ dội - dịu êm, hay là ồn ào- lặng lẽ để thể hiện suy nghĩ, trạng thái đối cực của người con gái khi đang yêu. Có mấy ai mà chấp nhận được sự tầm thường trong tình yêu, Xuân Quỳnh cũng thế. Bà không hài lòng với những thứ nhỏ bé mà luôn muốn vươn tới những điều lớn lao hơn, để ở đó có người luôn thấu hiểu và đồng cảm được với mình. Người con gái ấy quyết tâm thoát lên để tìm được một tình yêu vĩ đại và to lớn.

  • Dữ dội và dịu êm
  • Ồn ào và lặng lẽ
  • Sông không hiểu nổi mình
  • Sóng tìm ra tận bể.

Từ xưa đến nay, tình yêu luôn luôn tồn tại trong cuộc sống của chúng ta. Đặc biệt là với những người trẻ. Trong sâu thẳm trái tim mình, họ luôn muốn được sống hết mình, khát khao cháy bỏng với tình yêu. Giống như những con sóng, nó luôn luôn tồn tại vĩnh cửu, trường tồn với thời gian và không bao giờ ngừng lại.

  • Ôi con sóng ngày xưa
  • Và ngày sau vẫn thế
  • Nỗi khát vọng tình yêu
  • Bồi hồi trong ngực trẻ

Chúng ta sẽ không biết được tình yêu bắt nguồn từ đâu và nó xuất hiện trong tim ta từ khi nào. Đôi khi yêu nhau chỉ vì một ánh mắt hay vì trao nhau một nụ cười. Chỉ đơn giản thế thôi nhưng lại làm hồn ta xao xuyến. Tình yêu là một hiện tượng kỳ lạ mà không ai giải nghĩa được nguồn gốc của nó. Đã có rất nhiều nhà thơ đặt ra câu hỏi về nguồn gốc của tình yêu, nhưng lại nhận được sự im lặng, bởi không ai có thể giải thích được. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng nói: “Đố ai định nghĩa được tình yêu?”. Và nhà thơ Xuân Quỳnh cũng đang đi tìm cho câu hỏi về tình yêu:

  • Sóng bắt đầu từ gió
  • Gió bắt đầu từ đâu?
  • Em cũng không biết nữa
  • Khi nào ta yêu nhau

Tình yêu là những nỗi niềm bồi hồi, rung động. Những kỉ niệm và nỗi nhớ khôn nguôi. Đã có ai từng yêu mà không phải trải qua những nhớ nhung xa cách. Nỗi niềm ấy đã được tác giả Xuân Quỳnh thể hiện một cách mãnh liệt. Sự nhớ nhung đã bao trùm lên tất cả cuộc sống của người con gái ấy. Đó là một nỗi nhớ cồn cào, da diết. Nỗi nhớ ấy cứ quanh quẩn trong cuộc sống đời thường kể cả lúc đi ngủ. Tác giả đã đặt tâm trạng của mình vào con sóng và người mình yêu chính là bờ. Con sóng nhớ bờ nên muốn tìm tới, dạt vào như là người con gái muốn ôm chầm lấy người mình yêu cho thỏa nỗi nhớ mong. Nỗi nhớ luôn luôn dâng trào và cuồn cuộn và không bao giờ dừng lại như những con sóng ngoài biển khơi. Xuyên suốt cả bài thơ là một nhịp sóng, nhưng có lẽ mãnh liệt nhất vẫn là đoạn thơ dưới đây:

  • Con sóng dưới lòng sâu
  • Con sóng trên mặt nước
  • Ôi con sóng nhớ bờ
  • Ngày đêm không ngủ được
  • Lòng em nhớ đến anh
  • Cả trong mơ còn thức

Chắc hẳn rằng, nữ thi sĩ đã từng đổ vỡ trong tình yêu, nhưng bà vẫn luôn mang trong mình niềm tin tuyệt đối vào nó. Tâm hồn của nhà thơ yêu đời này luôn đặt niềm tin vào tương lai phía trước. Bà tin rằng tình yêu luôn luôn tồn tại và đáng được tin cậy. Dù có xa xôi, cách trở thì chính tình yêu đã là động lực để đôi lứa chiến thắng khoảng cách và thời gian. Tình yêu cũng như những con sóng lớn, dù có đi xa đến đâu thì rồi cũng quay lại vào bờ. Điều ấy đã được Xuân Quỳnh thể hiện qua bốn câu thơ:

  • Cuộc đời tuy dài thế
  • Năm tháng vẫn đi qua
  • Như biển kia dẫu rộng
  • Mây vẫn bay về xa

Có mấy ai mà thể hiện được sự mãnh liệt trong tình yêu như nhà thơ nữ này, bà muốn thoát ra khỏi những không gian chật chội và hướng tới một thứ tình cảm lớn lao và tràn ngập hạnh phúc. Bà muốn được tan ra trong tình yêu và được hóa thân vĩnh viễn vào tình yêu đôi lứa:

  • Làm sao được tan ra
  • Thành trăm con sóng nhỏ
  • Giữa biển lớn tình yêu
  • Để ngàn năm còn vỗ.

Một người con gái mạnh mẽ, bộc lộ được sự khao khát trong tình yêu mà rất ít người phụ nữ nào có thể làm được điều đó. Cuộc đời sẽ còn tươi đẹp khi có tình yêu. Qua những điều mà bài thơ viết ra, ta thấy được sự đòi hỏi đúng đắn về tình yêu đôi lứa, những đòi hỏi ấy thật mãnh liệt nhưng cũng rất giản dị, trong sáng và thủy chung. Tác giả đã nói lên được sự táo bạo nhưng rất chân thành mà không hề giấu diếm sự khát vọng và sôi nổi trong tình yêu. Bà là một điểm sáng trong nền thơ ca Việt Nam đã nói lên được những điều thầm kín ấy.

Sóng chính là một bài thơ tiêu biểu, đại diện cho phong cách sáng tác của nhà thơ Xuân Quỳnh. Một bài thơ tưởng chừng như nhẹ nhàng nhưng thật mãnh liệt. Nữ nhà thơ đã biết cách sử dụng hình ảnh con sóng thật khéo léo và tinh tế để nói lên được những tâm tư, hi vọng vào một tình yêu chung thủy.

song xuan quynh jpg

4. Một mẫu phân tích bài thơ Sóng khác

Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ thời kì chống Mỹ cứu nước. Thơ của nữ sĩ dễ đi vào lòng người với vẻ đẹp giản dị mà đằm thắm. Trong đó, “Sóng” là thi phẩm nổi bật của đời thơ Xuân Quỳnh.

Trong bài thơ có hai hình tượng trung tâm đó là hình tượng sóng và em. Sóng trước hết là một sự vật thiên nhiên, nhưng hình ảnh này không chỉ mang nghĩa thực mà còn mang ý nghĩa biểu tượng. Đó không chỉ là sóng biển mà còn là sóng tình yêu trong biển khơi tâm hồn người phụ nữ. Tác giả mượn sóng để nói lên những cung bậc cảm xúc trong lòng người con gái đang yêu. Hình tượng “em” là sự hóa thân của cái tôi Xuân Quỳnh. Nữ sĩ đã trải lòng mình trên những trang thơ, giãi bày những cảm xúc, suy tư trong tình yêu.Sóng và em vừa song song tồn tại vừa soi chiếu lẫn nhau và có lúc lại hòa nhập vào làm một.

Đoạn thơ “Dữ dội và dịu êm….Khi nào ta yêu nhau”. Đây là những câu thơ đầu trong bài thơ “Sóng” mà thi sĩ đã khắc họa hình tượng sóng và hình tượng em để nói lên những tiếng lòng của nhà thơ. Hai câu thơ đầu tác giả nêu lên những trạng thái cảm xúc đối lập của sóng: lúc thì dữ dội, mạnh mẽ xô bờ khi thì chảy trôi lững lờ, dịu êm. Đó cũng là những cảm xúc của người con gái khi yêu. Trong tình yêu, lúc thì người con gái cuồng nhiệt, đắm say nhưng cũng có khi e ấp, dè dặt. Những trạng thái đó mâu thuẫn nhưng lại thống nhất với nhau. Hai câu thơ trên được tổ chức theo phép đối tạo nên một cấu trúc cân xứng, hài hòa, làm nổi bật các thuộc tính đa dạng mà nhát quán của sóng.tác giả đặt những tính từ “dịu êm”, “lặng lẽ” ở cuối câu thơ vì đây là con sóng nữ tính.

“Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể”

Phép nhân hóa đã thổi hồn vào sóng để biến nó trở thành một con người. Sóng không chấp nhận giới hạn chật chội, khi không được sóng hiểu, khi không tìm thấy được sự đồng điệu, nó tìm ra đại dương mênh mông. Trong tình yêu, người phụ nữ cũng không chấp nhận những gì tầm thường, chật hẹp mà thường hướng tới những điều cao cả, lớn lao, thường muốn vươn đến những khát vọng vô bờ.

Trong đoạn thơ tiếp theo,tác giả thông qua quy luật của sóng để nói về quy luật của tình yêu. “Ôi con sóng ngày xưa…Bồi hồi trong ngực trẻ”. Con sóng đã vỗ bờ từ ngàn xưa cho đến bây giờ và mãi mãi về sau này. Đó là quy luật bất biến của tự nhiên. Tình yêu cũng vậy, trước đây, hiện nay và mãi mãi về sau nó vẫn khơi lên những khát khao bồi hồi, rạo rực. Chừng nào còn con người trên cõi thế gian thì chừng ấy tình yêu còn tồn tại như món quà kì diệu mà thượng đế ban tặng cho nhân loại.

Nhân vật trữ tình đứng trước biển khơi với những nghĩ suy sâu lắng:

“Trước muôn trùng sóng bể

Từ nơi nào sóng lên”

Người con gái đang nghĩ về bản thân mình, nghĩ về người thương và cũng suy tư về sóng biển. Nhân vật trữ tình đang ở trong niềm khao khát lí giải nguồn gốc của sóng cũng như nguồn gốc của tình yêu.

“Sóng bắt đầu từ gió

...........

Khi nào ta yêu nhau”

“Em” đã không phải truy tìm được căn nguyên của sóng cũng như nguồn gốc của tình yêu. Tình yêu diệu kì, bí ẩn như thế giới tự nhiên. Nó là những rung động của con tim có những khi lí trí không thể can thiệp và cũng chẳng giải thích được. Tình yêu vốn luôn là một câu hỏi, một ẩn số khó tìm thấy đáp án rõ ràng. Tác giả cũng phải thốt lên thổ lộ rằng” em cũng không biết nữa.Khi nào ta yêu nhau”. Chính cái không biết ấy lại là một bằng chứng cho tình yêu chân thật, đắm say, không toan tính, người phụ nữ chỉ đi theo sự dẫn dắt của tâm hồn.

Đoạn thơ trên đã khắc họa lại hình tượng sinh động hình tượng sóng và hình tượng em. Qua hình tượng sóng tác giả muốn nói lên quy luật bất diệt tình yêu. Đoạn thơ trên rất thành công với thể thơ 5 chữ. Các câu thơ ngũ ngôn nối tiếp nhau như những con sóng miên man, dạt dào ngoài đại dương.

Lời kết: Các bạn vừa được tham khảo bài phân tích tác phẩm thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh. Hi vọng các bạn đã cảm nhận được nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Các bạn hãy đóng góp ý kiến ở phần bình luận bên dưới nhé. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn.

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Cái chúc thư

- Soạn bài Cái chúc thư

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Top