TÁC PHẨM VĂN HỌC
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Phân tích nhân vật Xúy Vân trong vở chèo Xúy Vân giả dại hay

Hướng dẫn cách lên dàn ý phân tích nhân vật Xúy Vân trong vở chèo Xúy Vân giả dại và chia sẻ thêm những bài văn mẫu hay nhất, mời các em khám phá tại đây nhé!

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Phân tích nhân vật Xúy Vân trong vở chèo Xúy Vân giả dại là một đề tập làm văn đã gây nhiều khó khăn cho các em học sinh lớp 10 trong chương trình Ngữ Văn sách kết nối tri thức và cánh diều, bởi thể loại tuồng, chèo là một bộ môn nghệ thuật khá là mới lạ và không giống như văn xuôi, truyện ngắn hay thơ.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay, freetuts sẽ hướng dẫn cho các em cách lên dàn ý phân tích nhân vật Xúy Vân cũng như chia sẻ thêm những bài văn mẫu hay nhất để các em cùng tham khảo nhé!

Dàn ý phân tích nhân vật Xúy Vân chi tiết nhất

phan tich nhan vat xuy van 1 jpg

Hướng dẫn cách lập dàn ý cho bài phân tích Xúy Vân.

Một dàn ý hoàn chỉnh cho bài phân tích Xúy Vân trong vở chèo Xúy Vân giả dại sẽ bao gồm 3 phần mở bài, thân bài, kết bài, cụ thể như sau:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Mở bài phân tích Xúy Vân

Nội dung phần mở bài, các em cần nêu bật được những nội dung như sau:

  • Giới thiệu được “chèo cổ” là gì? Chèo cổ hay còn gọi là chèo truyền thống là một loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền của Việt Nam, nó được phát triển mạnh ở vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
  • Giới thiệu vở chèo Xúy Vân giả dại, là một trong những đoạn chèo cổ hay, đặc sắc nhất của nước ta, được trích từ vở chèo Kim Nham.
  • Giới thiệu khái quát về nhân vật Xúy Vân.

Thân bài phân tích Xúy Vân

Ở phần thân bài, các em cần chú ý đi sâu phân tích những nội dung chính sau đây:

  • Tóm tắt sơ về nội dung vở chèo Xúy Vân giả dại để người đọc có thể nắm bắt được sơ bộ cốt truyện, từ đó có thể hiểu rõ về nhân vật Xúy Vân hơn.

Giới thiệu chi tiết về nhân vật Xúy Vân:

  • Bao gồm ngoại hình, tính cách, hoàn cảnh và kể cả tình huống éo le của cô trong vở chèo này. Cô là cô con gái của viên huyện Tề, vốn đẹp cả người lẫn nết, trong vở chèo này diễn tả lại hoàn cảnh bế tắc của cô khi bị ép buộc vào cuộc hôn nhân bế tắc với Kim Nham.

Cảm xúc của Xúy Vân xuyên suốt vở chèo:

  • Phân tích tâm trạng của Xúy Vân qua lời nói lệch, vỉa: Xúy Vân cảm thấy mình rơi vào cảnh lỡ làng, dang dở khi cô trở nên bơ vơ, lạc lõng giữa gia đình chồng, thể hiện qua những câu hát: Tôi càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò,...ở làm chi nữa cho chúng bạn chê cười.
  • Tâm trạng của Xúy Vân qua lời hát điệu con gà rừng: Xúy Vân thất vọng về ước mơ có một gia đình hạnh phúc, ấm êm, chỉ vì ước mơ, suy nghĩ của họ khác nhau mà cả hai không thể chia sẻ, hòa hợp cùng nhau.
  • Các em hãy chỉ ra hình ảnh ẩn dụ trong lời hát sắp của Xúy Vân, và làm rõ qua đó Xúy Vân muốn than về điều gì? Xúy Vân cảm thấy bế tắc, cùng cực qua hình ảnh ẩn dụ “Con cá rô nằm vũng trân châu, để cho năm bảy cần câu châu vào”, đây cũng là hoàn cảnh của cô lúc bấy giờ, bế tắc, bất lực, bị giam cầm trong cuộc hôn nhân không hạnh phúc, cô không thể chia sẻ cùng ai, không nhận được sự cảm thông của bất kỳ ai.
  • Tâm trạng của Xúy Vân qua lời hát sấp, hát ngược: Những câu hát ngược ở cuối vở chèo đã thể hiện sự điên dại của Xúy Vân, cô trở nên lênh đênh, vô định, mất phương hướng.

Phân tích hình tượng Xúy Vân qua lớp chèo Xúy Vân giả dại:

  • Xúy Vân ban đầu cũng là một người vợ ngoan hiền và đảm đang, minh chứng là cô biết quay tơ, dệt vải, biết làm các công việc trong gia đình như vớt bèo. khâu vá,...
  • Nhưng vì suy nghĩ của cô và chồng khác nhau, hai người trở nên xa cách, cùng lúc đó cô gặp phải Trần Phương, người luôn tỏ ra thấu hiểu, cảm thông với cô, chính vì điều này, Xúy Vân can đảm vượt qua mọi lễ giáo để chạy theo tiếng gọi của con tim nhưng đau đớn thay hắn ta lại là một kẻ lừa đảo, phụ tình khiến cô trở nên điên loạn.
  • Kết cục của cô là một cái chết đầy đau đớn và đáng thương hơn là đáng trách, đây cũng chính là kết quả của cuộc hôn nhân ép buộc, của chế độ phong kiến tàn khốc.

Kết bài phân tích Xúy Vân

Rút ra nhận xét về nhân vật Xúy Vân, từ đó cũng lên án chế độ phong kiến lúc bấy giờ. Ngoài ra, các em cần nêu bật được ý nghĩa của nghệ thuật chèo cổ, từ đó cần gìn giữ và phát huy nó hơn.

Văn mẫu phân tích nhân vật Xúy Vân ngắn gọn, hay nhất

phan tich nhan vat xuy van 2 jpg

Tổng hợp những đoạn văn mẫu hay về phân tích Xúy Vân.

Ngay bên dưới đây, freetuts đã tổng hợp một số bài văn mẫu phân tích Xúy Vân trong vở chèo Xúy Vân giả dại ngắn gọn, hay nhất, mời các em học sinh cùng tham khảo để tìm thêm nhiều ý tưởng cho bài tập làm văn của mình nha.

Phân tích nhân vật Xúy Vân học sinh giỏi hay nhất

Chèo cổ là một bộ môn nghệ thuật cổ truyền lâu đời của nước ta, đã từ lâu nó trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của một bộ phận người dân Việt Nam, đặc biệt là ở vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, cái nôi hình thành nên chèo cổ. Có những vở chèo được ra đời từ rất lâu nhưng đến nay vẫn được đông khán giả đón nhận, điển hình nhất phải kể đến vở chèo “Kim Nham” với đoạn trích “Xúy Vân giả dại”. Nội dung của trích đoạn này tập trung miêu tả về nội tâm dằng xé cùng với một tình yêu đầy bi kịch của nhân vật Xúy Vân, một người con gái tội nghiệp, bạc mệnh.

Đoạn trích “Xúy Vân giả dại” thuộc phần hai của vở chèo “Kim Nham”, nội dung kể về Xúy Vân là con gái của huyện Tề, bị cha mẹ ép buộc cưới Kim Nham, một người học trò nghèo. Vì cuộc hôn nhân mang tính ép buộc nên cả hai không có tiếng nói chung, mỗi người một ước mơ, một suy nghĩ, Xúy Vân thì chỉ ước mong có một gia đình hạnh phúc, ấm êm còn Kim Nham thì vốn chí lớn nên quyết tâm lên kinh thành dùi mài kinh sử.

Xúy Vân ở nhà chờ đợi trong vô vọng, cùng lúc đó, nàng bị tên công tử phong lưu đa tình tên là Trần Phương tán tỉnh, hắn bày mưu cho nàng giả điên để chồng bỏ rồi có thể danh chính ngôn thuận đi theo hắn. Nào ngờ đâu Trần Phương là một kẻ lừa đảo, hắn nhanh chóng ruồng bỏ Xúy Vân, khiến cho nàng từ điên giả thành điên thật. Sau cùng, Kim Nham thi đỗ trở thành quan to, chàng gặp Xúy Vân đang ăn xin ven đường bèn sai người lén bỏ một nén bạc vào nắm cơm rồi đem cho nàng, nàng nhận ra, cảm thấy bẽ bàng, tủi nhục nên chọn cách nhảy sông tự vẫn. Đoạn trích này diễn tả lại lúc Xúy Vân giả dại để cho Kim Nham trả tự do cho mình.

Mở đầu đoạn trích là bắt đầu bằng những câu nói lệch, vỉa của Xúy Vân để than thở về cuộc hôn nhân của mình. Cô than với ông Tơ, bà Nguyệt, tại sao không xe duyên cho mình mà lại ép buộc cô vào một cuộc hôn nhân không tình yêu, không hạnh phúc với Kim Nham khiến cho cô phải dở dang, lầm lỡ. Xúy Vân vốn là một cô gái ngoan hiền, đảm đang, tháo vát nhưng lại bị cha mẹ là viên huyện Tề ép gả cho cậu học trò nghèo Kim Nham, để giờ đây cô phải chịu cảnh cô đơn, lẻ bóng, không người chia sẻ, thấu hiểu.

Xúy Vân than rằng cuộc hôn nhân của cô vốn không cân xứng, trong khi mình là tiểu thư danh giá lại bị gả cho người học trò gia cảnh nghèo khó giống như “gà rừng ăn lẫn với công”, khiến cô cảm thấy ấm ức, tủi hờn. Sau khi cưới cô về, Kim Nham vì ham học nên đã lên Tràng An để dùi mài kinh sử, mặc cho Xúy Vân ở nhà chờ đợi sớm hôm. Chính trong hoàn cảnh ấy, cô lại nhớ về “nhân ngãi, nhân tình” của mình đến nỗi “đêm năm canh tôi thức cả vừa năm”.

Trong lúc ấy, Xúy Vân vô tình gặp Trần Phương, hắn ra sức buông lời tán tỉnh khiến cho nàng cảm thấy như mình tìm được chân ái của cuộc đời. Hắn còn xúi nàng giả điên để cho Kim Nham thấy thế mà trả tự do cho nàng để hai người có thể đến với nhau. Xúy Vân vốn nhẹ dạ cả tin, cô cũng giả điên, giả dại khiến Kim Nham lo lắng tột cùng, chàng tìm mọi thầy thuốc cao tay, mong chữa khỏi cho nàng nhưng sau cùng đành bất lực và viết giấy từ hôn.

Tuy nhiên, đời không như là mơ, sau khi được tự do, Trần Phương ngay lập tức ruồng bỏ Xúy Vân quất ngựa truy phong, lúc này nàng mới bẽ bàng nhận ra mình đã bị lừa để rồi phải thốt nên câu hát:

“Tôi chắp tay lạy bạn đừng cười

Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng”

Thành thật mà nói thì hành động giả điên bỏ chồng để chạy theo nhân tình của Xúy Vân là đáng thương hơn đáng trách. Suy cho cùng nàng cũng chỉ là một người con gái chân yếu tay mềm, chỉ khát khao có được một cuộc hôn nhân hạnh phúc, một gia đình ấm êm, nhưng vì chồng nàng lại theo đuổi sự nghiệp mà bỏ rơi vợ mình, để cho nàng rơi vào bế tắc rồi trượt dài trong sự sai trái và kết cục cuối cùng là tìm đến cái chết trong cay đắng.

Vở chèo “Xúy Vân giả dại” kết thúc để lại biết bao trăn trở cho khán giả, thế nào là tình yêu chân chính, thế nào là một gia đình hạnh phúc? Xúy Vân đáng thương hay đáng trách?...Tất cả chỉ vì tình yêu đặt sai chỗ, chỉ vì tin người một cách mù quáng. Thật đáng thương thay cho Xúy Vân.

Phân tích hình tượng nhân vật Xúy Vân qua lớp chèo Xúy Vân giả dại ngắn gọn nhất

Đề bài: Nêu cảm nhận của em về nhân vật Xúy Vân giả dại trong vở chèo Xúy Vân giả dại.

Bài viết:

Chèo là một bộ môn nghệ thuật đặc sắc, độc đáo của dân tộc ta, nó cần được gìn giữ và phát huy hơn nữa. Có nhiều tác phẩm chèo kinh điển đi cùng năm tháng, và phải công nhận rằng vở chèo “Xúy Vân giả dại” đã để lại cho người xem nhiều cảm xúc nhất khi thể hiện rất rõ số phận bi kịch của người phụ nữ trong thời đại phong kiến ngày xưa thông qua hình ảnh Xúy Vân.

Ngay từ những câu hát lệch đầu tiên, Xúy Vân đã uất ức kể về cuộc hôn nhân bị ép buộc của mình với Kim Nham. Cô vốn xuất thân là con của một gia đình danh giá, cha cô là viên huyện Tề, vì ngưỡng mộ sự chăm chỉ học hành của cậu học trò nghèo mà quyết định gả cô cho Kim Nham. Đây cũng chính là nguồn cơn cho sự bất hạnh của Xúy Vân.

Kim Nham vì muốn đỗ đạt thành tài nên đã từ biệt vợ mình để lên Tràng An dùi kinh, mài sử, Xúy Vân lấy chồng nhưng chẳng được ở gần chồng, cô cảm thấy cô đơn, lạc lõng giữa một gia đình xa lạ, không có ai bầu bạn, không có ai tâm sự, sẻ chia, những nỗi uất ức cứ thế mà lớn dần, nó thể hiện qua câu hát:

Con gà rừng ăn lẫn với công,

đăng cay chẳng có chịu được, ức!

Một từ ức cũng đủ để diễn tả được hết cảm xúc của cô lúc bấy giờ. Nhưng trớ trêu thay, trong lúc cô đơn, chán chường, số phận đưa đẩy cho Xúy Vân gặp Trần Phương, một công tử nổi tiếng ăn chơi phong lưu đa tình. Hắn dỗ ngon dỗ ngọt, chiều chuộng khiến cho Xúy Vân cảm thấy như mình đã gặp được tri kỷ của cuộc đời, làm cô ngày đêm nhớ mong. Thậm chí cô còn nghe theo lời nhân tình giả vở phát điên để cho Kim Nham trả tự do cho cô. Nhưng kết cục Trần Phương lại bỏ rơi cô, khiến cho cô từ điên giả thành điên thật sau cùng phải tìm đến cái chết để tự giải thoát cho bản thân khỏi cuộc đời bạc bẽo này.

Liệu Xúy Vân đáng thương hay đáng trách? Có thể thấy, ban đầu cô cũng cam chịu số phận và chấp nhận cuộc hôn nhân sắp đặt này, cô cũng là một người vợ hiền, đảm đang và ước mơ có một gia đình hạnh phúc, nhưng chồng cô lại vì sự nghiệp mà xa lánh, bỏ bê vợ mình để cô rơi vào tâm trạng chán chường, cô đơn và lạc lõng trong chính cuộc hôn nhân này. Đây có lẽ là nguyên dân dẫn đến việc cô khát khao có được tình yêu, được hạnh phúc để rồi rơi vào cái bẫy chết người của tên sở khanh Trần Phương.

Nếu như ban đầu, Xúy Vân không bị ép gả cho Kim Nham mà cô có thể lấy người mà mình yêu thì có lẽ cuộc đời của cô đã khác. Nếu như trong xã hội phong kiến xưa, lời nói của người phụ nữ có giá trị thì chắc cô đã không phải có một kết cục đầy đau thương đến thế. Qua đó, chúng ta có thể thấy được rằng, thực sự mà nói thì Xúy Vân đáng thương hơn đáng trách.

Thông qua đoạn trích “Xúy Vân giả dại”, tác giả cũng muốn thể hiện cho người đọc thấy được hoàn cảnh éo le cùng với số phận cay đắng của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, nó đã tước đoạt đi hạnh phúc và thậm chí cả mạng sống của họ, quả thật cần lên án và bài trừ ngay.

Phân tích tâm trạng của nhân vật Xúy Vân

Xúy Vân vốn xuất thân là con gái của một huyện Tề, nhưng lại bị ép gả cho chàng học trò nghèo ham học tên là Kim Nham. Cưới nhau về, nàng thì ước mơ một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc còn chồng nàng thì không hề đoái hoài gì tới nàng vì còn bạn theo đuổi sự nghiệp công danh, để rồi cho Xúy Vân héo mòn, cô đơn bấy lâu.

Có lẽ chính vì sợ cô đơn, khát khao tình yêu cháy bỏng đã khiến cho nàng rơi vào mối tình đầy oan trái với Trần Phương, một tay chơi khét tiếng trong vùng, rồi hắn đã xúi nàng giả dại, hóa điên để cho Kim Nham phụ bỏ và có thể tự do tới với hắn. Nhưng nào ngờ đâu, khi đã chán chê hắn lại “quất ngựa truy phong” bỏ rơi Xúy Vân bơ vơ, lạc lõng không nơi nương tựa khiến cho nàng giả điên thành thật.

Vở chèo bắt đầu bằng những lời oán than hết sức sầu não của Xúy Vân với bà Nguyệt, có lẽ bởi giờ đây cô không có thể trút bầu tâm sự với ai mà chỉ biết than với Nguyệt lão về mối lương duyên đầy trớ trêu của mình và Kim Nham. Sau đó bỗng chốc nàng trở nên tỉnh táo, cất lên điệu hát Vỉa, hát quá giang cao vút:

Bớ đò, bớ đò, tôi kêu đò, đò nọ không thưa.

….

Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên”.

Hình ảnh con đò lênh đênh vô định cũng như cuộc đời của Xúy Vân, cô không biết số phận nghiệt ngã sẽ đẩy mình đi về đâu, nàng khát khao có một bến đỗ để nương tựa, để chia sớt ngọt bùi, khát khao của tuổi trẻ. Những câu hát vỉa, hát quá giang cũng như thể hiện sự cô đơn, bơ vơ của Xúy Vân trong cuộc hôn nhân của mình, để rồi “Chẳng nên gia thất thì về, ở làm chi nữa chúng chê bạn cười”, cô sợ mọi người sẽ coi khinh, cười chê cô vì đã dối lòng mình, phụ bạc Kim Nham để theo đuổi tình yêu. Nhưng thực chất cô cũng chính là nạn nhân trong câu chuyện của mình “Lòng tôi không giăng gió, tôi gặp người gió giăng”.

Chính sự khát khao về một tình yêu mãnh liệt đã khiến cho Xúy Vân trở nên can đảm dám đi theo tiếng gọi của con tim, để đến với Trần Phương, người đã cho nàng những lời thề non, hẹn biển. Ta có thể thấy rằng trong cơn điên loạn, Xúy Van vẫn nhận ra được mình là một người vợ tệ bạc khi đã “Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương”, nàng cứ thế trượt dài trong sai trái. Cùng lúc đó, nàng cất lên điệu hát “Con gà rừng” với những lời chua chát:

Con gà rừng ăn lẫn với công,...

Xa xa lắc, xa xa líu, Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên

Tác giả đã sử dụng hình ảnh đối lập là “con gà rừng” hết sức bình thường với “con công đầy quyền quý”, đem đến một cảm giác phân biệt rõ rệt, một sự xa cách về xuất thân giống loài. Phải chăng nó giống như Xúy Vân vốn con nhà quyền quý lại phải sống chung với người chồng nghèo khổ để rồi cả hai không ai hiểu lòng ai, mà láng giềng chòm xóm cũng nào ai hay.

Những câu hát chứa đầy nước mắt, cũng như muốn thể hiện cảm xúc dằn vặt của Xúy Van giữa việc phải “tam tòng tứ đức” với việc theo đuổi tiếng gọi của con tim. Vì ai, vì ai mà nàng ra nông nỗi này, tất cả là vì xuân huyên. Giữa lúc đó, Xúy Vân nửa tỉnh nửa mê diễn tả lại hành động xe chỉ, quay tơ, dệt cửi,...để mọi người thấy nàng cũng từng là một người vợ hiền lành, đảm đang, nàng cũng từng có một ước mơ về cuộc sống bình yên bên Kim Nham “Để anh đi gặt, để nàng mang cơm”, phải chăng nàng đáng thương hơn là đáng trách!

Trong phút chốc, Xúy Vân chợt cất lên những tràng cười man rợ rồi sau đó lại khóc tức tưởi, rồi lại cười chua xót, thật quá đỗi ám ảnh.

Sau tất cả, Xúy Vân tự ví mình như con cá rô nhỏ bé, đang sa vào vũng bùn, mặc cho bao cần câu châu vào, giống như chính nàng đang vùng vẫy trong những cạm bẫy của cuộc đời mà mãi không tìm ra được lối thoát, càng vùng vẫy, càng tuyệt vọng, càng lún sâu. Để rồi nàng khờ dại, cất lên những câu hát ngược đầy khó hiểu:

Chuột chạy bờ rào, Muỗi ấp cánh dơi

Ông Bụt bẻ cổ con nai…

Những câu hát tưởng chừng vô nghĩa vì nó hoàn toàn trái ngược với thực tế, nhưng đây cũng là ý đồ của tác giả nhằm thể hiện sự điên dại của Xúy Vân đạt tới đỉnh điểm, thể hiện được tâm trạng rối như tơ vò. Vở chèo kết thúc với cảnh Xúy Vân đi vào, vừa đi vừa cười một cách điên dại xen lẫn sự chua xót.

Qua vở chèo Xúy Vân giả dại đã phần nào thể hiện được sự đau khổ, khờ dại của Xúy Vân trong tình yêu, chỉ vì khát khao được hạnh phúc mà nàng đã đánh đổi tất cả thậm chí cả mạng sống của mình. Nếu bạn hiểu và cảm thông được cho cô gái ấy thì bạn đã nhận ra được ý nghĩa sâu sắc của đoạn trích này.

Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Xúy Vân

phan tich nhan vat xuy van 3 jpg

Sơ đồ tư duy phân tích nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân trong đoạn trích Xúy Vân giả dại.

phan tich nhan vat xuy van 4 jpg

Sơ đồ tư duy cảm nhận của em về nhân vật Xúy Vân ngắn gọn, đủ ý nhất.

phan tich nhan vat xuy van 5 jpg

Sơ đồ tư duy phân tích Xúy Vân giả dại sách Kết nối tri thức.

Hỏi đáp về nhân vật Xúy Vân trong trích đoạn Xúy Vân giả dại

Nhân vật Xúy Vân đã gửi gắm những điều gì qua những câu hát ngược?

Có thể thấy, những câu hát ngược ở cuối vở chèo là những điều phi thực tế, không có thực, nó cho ta thấy sự cuồng loạn, ngây dại của Xúy Vân lúc bấy giờ, cô dần trở nên rối bời, mất phương hướng sau những biến cố đã xảy ra.

Lời gọi đò của Thúy Vân ở đoạn đầu tiên thể hiện tâm trạng gì?

Lời gọi đò của nàng thể hiện sự cô đơn, lạc lõng giữa cuộc hôn nhân sắp đặt, giữa một gia đình chồng xa lạ khiến cho nàng cảng thấy dở dang, bẽ bàng.

Mở đầu vở Chèo Xúy Vân đã cất tiếng than với ai?

Ở những câu đầu tiên, chúng ta có thể thấy Xúy Vân đang cất tiêng than với bà Nguyệt, người se duyên cho cô và Kim Nham nhưng lại không giúp cô có được hạnh phúc.

Ở lời hát quá giang (đoạn 2) Xúy Vân đã bộc lộ tâm sự gì?

Ở lời hát quá giang, Xúy vân đã bộc lộ tâm trạng thất vọng, ấm ức và cô đơn cùng cực

Qua bài viết trên, freetuts.net đã hướng dẫn cách lên dàn ý phân tích nhân vật Xúy Vân trong vở chèo Xúy Vân giả dại và chia sẻ thêm các bài văn mẫu ngắn gọn, hay nhất cùng các sơ đồ tư duy tượng hình dễ hiểu, hy vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích cho các em học sinh lớp 10 để giúp các em có thể hoàn thành thật tốt bài tập làm văn của mình.

Nếu muốn tìm hiểu thêm nhiều đề bài tập làm văn hoạc kiến thức Ngữ văn khác, các em hãy ghé chuyên mục Văn học của chúng tôi ngay nhé!

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Top