TÁC PHẨM VĂN HỌC
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Phân tích Bếp lửa của Bằng Việt, lập dàn ý và bài văn mẫu

Phân tích Bếp lửa, bài thơ làm nên tên tuổi cho nhà thơ Bằng Việt với câu chuyện đầy cảm động giữa tình bà cháu trong suốt thời gian chiến tranh đầy gian khổ.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Các em học sinh lớp 9 đang gặp khó khăn với bài tập làm văn phân tích Bếp lửa thì đừng lo lắng quá nha, vì trong bài viết hôm nay, freetuts sẽ chia sẻ cho các em một số dàn ý phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt vô cùng chi tiết và kèm theo một số bài văn mẫu siêu hay, các em hãy tham khảo ngay để tìm được hướng đi cho riêng mình nhé!

Dàn ý phân tích Bếp lửa của Bằng Việt

Có rất nhiều hướng để phân tích bài thơ Bếp Lửa, hãy cùng tìm hiểu một số dàn ý hay ngay bên dưới đây nhé.

Dàn ý 1: Phân tích chi tiết 7 khổ thơ bài Bếp Lửa

Mở Bài phân tích tác phẩm Bếp lửa

Giới thiệu tác giả Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Ví dụ: Bằng Việt là một trong những nhà thơ nổi tiếng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông đã đóng góp rất nhiều tác phẩm hay cho nền thơ cơ Việt Nam. Bài thơ “Bếp lửa” được ông sáng tác vào năm 1963 là một tác phẩm cảm động kể về tình cảm giữa bà và cháu.

Thân Bài phân tích bài Bếp lửa

Phân tích Bếp lửa khổ 1 - Ký ức về tuổi thơ được hiện lên qua hình ảnh bếp lửa:

Điệp từ “một bếp lửa” đem đến cảm xúc nhớ thương về người bà, gợi nhớ đến những kỷ niệm đầy xúc động trong quá khứ. Hình ảnh bếp lửa lúc thì “chờn vờn”, lúc thì “nồng đượm” gợi lên những hi sinh vất vả của người bà.

Phân tích bài thơ Bếp lửa khổ 2, 3, 4 - Nhớ về những năm tháng tuổi thơ khổ cực:

  • Hình ảnh nạn đói năm 1945 được hiện lên hết sức chân thực và chua xót “năm đói mòn đói mỏi”, “khô rạc ngựa gầy” để rồi khi nhớ về thì sống mũi còn cay xè vì quá đỗi xúc động.
  • Cũng chính những năm tháng đó là cao trào của cuộc chiến tranh chống Mỹ khi “năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”.
  • Vì bố và mẹ bận tham gia đánh giặc nên cháu ở cùng bà, bà chăm cháu, dạy cháu học, dạy cháu làm, tuy vất vả nhưng vô cùng đầm ấm và thậm chí dù cho nhà có bị đốt cháy thì bà vẫn một lòng dặn cháu đừng kể cho bố mẹ nghe để bố mẹ còn yên tâm công tác.
  • Cũng vào những lúc khó khăn ấy, tinh thần đoàn kết của nhân dân, của hàng xóm, láng giềng hiện lên rõ hơn bao giờ hết: “họ đỡ đần bà dựng lại túp lều đã bị giặc đốt cháy.

Phân tích bài Bếp lửa khổ 5, 6 - Nói về tình cảm giữa bà và cháu:

Cả tuổi thơ của cháu luôn có bà và bếp lửa ở bên cạnh, đồng hành : “Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa”. Vì bà biết cháu thiếu thốn tình cảm của cha mẹ nên bà lúc nào cũng hết quan tâm, dạy dỗ cháu trở thành một người sống có tình, có nghĩa “Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi, Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,...”

Ca ngợi sự nghị lực, ý chí phi thường của người bà trong hoàn cảnh khó khăn, bà hiện lên như một tượng đài vững chắc, không hề lung lay trước những khó khăn, hiện thực tàn nhẫn của cuộc sống. Bà vẫn luôn có một niềm tin về tương lai tươi sáng, niềm tin về việc kháng chiến sẽ thành công.

Phân tích bài thơ Bếp lửa khổ cuối:

Phân tích nghệ thuật trong khổ cuối bài Bếp lửa và nội dung chính của khổ thơ này. Giờ đây, cháu đã trưởng thành, được đi ra xã hội, được mở mang tầm mắt và có những niềm vui mới, tuy nhiên cháu vẫn không thể nào quên hình ảnh người bà thân yêu gắn liền với bếp lửa: “Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?”, một câu hỏi tu từ kết thúc bài thơ chứa đựng bao cảm xúc khó tả.

Phân tích hình ảnh bếp lửa xuất hiện xuyên suốt bài thơ:

Hình ảnh bếp lửa đã thở thành một người bạn không thể thiếu đồng hành trong suốt thời gian tuổi thơ của người cháu, hình ảnh này cũng luôn nhắc nhở cháu nhớ về những sự hy sinh cao cả của bà dành cho mình.

Kết bài Bếp lửa

Rút lại nội dung bài thơ: Bếp lửa là một tác phẩm rất thành công khi vừa thể hiện được một gian đoạn vô cùng khó khăn của đất nước, đồng thời qua đó cũng đem đến cho người đọc một bức tranh chân thực về tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng.

Dàn ý 2: Phân tích Bếp lửa thông qua các luận điểm chính

Phần mở bài phân tích tác phẩm Bếp lửa

giới thiệu sơ lược về nhà thơ Bằng Việt và tác phẩm Bếp lửa.

Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, thơ của ông lúc nào cũng rất nhẹ nhàng nhưng lại vô cùng cảm xúc và tinh tế. Bài thơ Bếp lửa đượ sáng tác vào năm 1963 và được in trong tập “Hương cây - Bếp lửa “ năm 1968, đây cũng là tập thơ đầu tay kết hợp giữa Bằng Việt và nhà thơ Lưu Quang Vũ.

Phần thân bài phân tích bài Bếp lửa

Hãy đi sâu phân tích luận điểm bài Bếp lửa.

Phân tích luận điểm 1: Kỉ niệm tuổi thơ của cháu gắn liền với bà.

Cả tuổi thơ của cháu gắn liền với hình ảnh người bà và chiếc bếp lửa thân thương, chính vì thế tác giả đã bắt đầu dòng hồi tưởng về quá khứ thông qua hình ảnh bếp lửa “chờn vờn” trong sương sớm, và “bếp lửa ấp iu nồng đượm”, qua đó đã làm sống dậy những ký ức thân thuộc nhất của cháu về bà, về cả hiện thực tàn khốc về chiến tranh, về nạn đói năm 1945. Một tuổi thơ với bao cơ cực, thiếu thốn vì “đói mòn, đói mỏi” khiến cho người cháu cảm thấy ám ảnh, để giờ mỗi khi nghĩ về “sống mũi còn cay”.

Tuy nhiên, cả tuổi thơ của cháu cũng rất hạnh phúc vì có bà luôn yêu thương, che chở. Bà dạy, bà chăm cho cháu nên người, trở thành một người sống có tình, có nghĩa. Ngoài ra, hình ảnh của bà cũng đại diện cho người mẹ Việt nam anh hùng, là hậu phương vững chắc,...

Phân tích luận điểm 2: Những suy ngẫm về cuộc đời đầy vất vả của bà và hình ảnh bếp lửa thân thương.

Hình ảnh người bà trong lòng cháu là một người thắp lửa, giữ lửa và cũng chính là người truyền lửa, giúp cháu có thêm niềm tin, sức mạnh để vượt qua tuổi thơ cơ cực, trở thành một người có ích cho xã hội.

Bài thơ cũng khắc họa rõ nét những sự tần tảo, hy sinh của bà dành cho cháu, dành cho gia đình. Tuy tuổi đã cao, nhưng bà vẫn còn rất vất vả, lận đận với bao nắng mưa, vừa nuôi nấng cháu nhỏ, vừa lo cho con cái đang tham gia kháng chiến. Và hình ảnh bếp lửa hiện lên rất đỗi tự nhiên và tươi đẹp, nó như là một ngọn lửa của niềm tin, của hi vọng trong cuộc đời của bà.

Phân tích luận điểm 3: Nói về nỗi nhớ khuôn nguôi của cháu dành cho bà.

Ở khổ thơ cuối, chính là lời giãy bày, tâm sự chân thật của người cháu, dù có trưởng thành, dù phải xa quê hương, xa bà, xa bếp lửa nhưng cháu vẫn không bao giờ quên đi ký ức ấy, và chính nó đã trở thành một động lực to lớn cho cháu trưởng thành như ngày hôm nay. Trong lòng cháu sẽ mãi không bao giờ quên bà và bếp lửa: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

Phần kết bài phân tích Bếp lửa ngắn gọn

Nêu khái quát về giá trị nội dung và tính nghệ thuật có trong bài thơ Bếp lửa.

Phân tích bài thơ Bếp lửa sơ đồ tư duy

Cùng freetuts tìm hiểu thêm một số sơ đồ tư duy hay về chủ đề Phân tích bài thơ Bếp lửa Bằng Việt ngay bên dưới đây để hiểu thêm về tác phẩm này nhé:

phan tich bep lua 1 jpg

Hệ thống kiến thức bài Bếp lửa.

phan tich bep lua 2 jpg

Sơ đồ tư duy bài Bếp lửa ngắn gọn.

phan tich bep lua 3 jpg

Sơ đồ tư duy cảm nhận bài thơ Bếp lửa ngắn gọn.

phan tich bep lua 4 jpg

Sơ đồ phân tích tác phảm Bếp lửa chi tiết nhất.

Bài văn mẫu phân tích Bếp lửa hay nhất

Văn mẫu phân tích bài thơ Bếp lửa ngắn gọn nhất

Chắc hẳn, ai trong các bạn cũng có cho mình những kỉ niệm về tuổi thơ, về quá khứ. Bằng Việt cũng vậy. Ông cung có một tuổi thơ vô cùng đẹp khi được sống bên cạnh bà, bên cạnh chiếc bếp lửa thân thương. Chúng ta có thể cảm nhận rõ được điều này qua bài thơ “Bếp lửa”, tác phẩm được sáng tác vào năm 1963 lúc ông đang đi du học ở Liên Xô.

Bài thơ đã làm sống dậy những kỷ niệm hết sức xúc động về tình cảm giữa bà và cháu, qua đó cũng đề cao tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước. Ở nơi đất khách quê người, tác giả chợt nhớ về hình ảnh chiếc bếp lửa thân thương và nhớ về bà:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”

Hình ảnh bếp lửa “chờn vờn” như đã bắt đầu mở ra những mảng ký ức chập chờn của tác giả về tuổi thơ đầy cơ cực bên cạnh người bà thân yêu. Trong khoảnh khắc ấy, nhà thơ lại nhớ về bà khuông nguôi, những kỷ niệm về bà là những gì trân quý nhất và chắc chắn cháu sẽ mãi mãi không bao giờ quên. Trong những khổ thơ tiếp theo, chính là bức tranh rõ nét về những năm tháng sống bên bà.

Với ngon từ bình dị, như một lời thủ thỉ, tâm tình, Bằng Việt đã khắc họa một bức tranh rõ nét về chính tuổi thơ của mình. Một tuổi thơ có bà và bếp lửa.

"Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”.

Vâng, đây chính là thời điểm mà nạn đói năm 1945 hoành hành, một thời gian vô cùng cơ cực của cả dân tộc, một mốc quá khứ đã in hằn trong tâm trí người cháu. Nhưng mà may mắn thay, dù có khó khăn đến mấy, cháu vẫn được sống trong sự che chở, bảo bọc của người bà để rồi có thể mạnh mẽ mà vượt qua. Tuy nhiên, dù năm tháng có trôi đi thì những kí ức ấy vẫn sống mãi trong lòng cháu để rồi khi nhớ về nó, sống mũi còn cay. Sống mũi cay vì khói, hay vì tấm lòng cao cả của bà đã làm nhòe mắt cháu?

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm bếp

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Tám năm ròng cháu ở cùng bà là tám năm ròng gắn liền với hình ảnh bếp lửa, nó không chỉ là chiếc bếp lửa đơn thuần mà còn là hình ảnh đại diện cho sự gắn kết bền chặt giữa bà và cháu. Ngoài bếp lửa, còn có tiếng chim tu hú kêu cũng khiến cho tác giả nhớ về bà. Điệp từ “tu hú” được lặp lại tới ba lần khiến cho giai điệu bài thơ sao mà tha thiết và bồi hồi đến thế. Tiếng chim tu hú cũng chính là âm thanh tượng trưng cho một vụ mùa lúa chín, tiếng tu hú cũng như nhắc nhở bà rằng đã đến lúc kể những câu chuyện hay cho người cháu nghe. Ngoài việc lo cho cháu từng bữa ăn, giấc ngủ, bà thay cha mẹ dạy cháu biết bao điều hay, lẽ phải:

Mẹ cùng cha công tác bận không về

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm bà chăm cháu học

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc

Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa

Vì cha và mẹ còn tham gia chiến đấu, ngôi nhà nhỏ chỉ còn cháu và bà. Bà vừa là cha, vừa là mẹ, dạy cháu làm, dạy cháu học, hai bà cháu cứ thế mà nương tựa nhau, vượt qua những ngày gian khổ.

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:

"Bố ở chiến khu bố còn việc bố

Mày viết thư chớ kể này kể nọ

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên"

Những năm tháng chiến tranh ấy quả thực quá là khó khăn, thậm chí là nhà của hai bà cháu bị kẻ địch thiêu cháy tụi, nhưng nhờ có sự đoàn kết, đùm bọc của xóm làng, họ đã dựng nên cho bà và cháu một túp liều tranh tuy đơn sơ nhưng thắm đượm nghĩa tình. Những lúc này, bà vẫn rất bình tĩnh mà căn dặn cháu đừng kể cho bố mẹ nghe, để bố mẹ còn yên tâm mà công tác vì bà vẫn lo được. Hình ảnh người bà đã đại diện cho những bà mẹ Việt Nam anh hùng, chịu thương, chịu khó, dù bao vất vả hy sinh nhưng vẫn kiên cường tiến lên phía trước.

"Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng

Hình ảnh ngọn lửa hiện lên rất tự nhiên và có sức truyền cảm vô cùng lớn. Nó chính là ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa của tình yêu bà dành cho cháu. Để rồi giờ đây, khi cháu đã trưởng thành thì trong lòng cháu vẫn mãi không bao giờ quên hình ảnh bà và bếp lửa.

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà niềm vui trăm ngả

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở

Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

Dù hiện tạị, ở trời Âu giá lạnh, cháu đã được tiếp xúc với nhiều thứ hiện đại hơn, nhiều niềm vui mới, nhưng bà và bếp lửa vẫn mãi sưởi ấm tâm hồn cháu, giúp cháu mạnh mẽ mà vượt qua.

Bài thơ có sự kết hợp giữa yếu tố miêu tả, tự sự cùng giọng điệu bình dị, ngôn từ thân thương đã làm nổi bật nên dòng cảm xúc và suy ngẫm của cháu về bà. Bà mãi mãi là một tình yêu lớn, một kỷ niệm đẹp đối với tác giả Bằng Việt.

Văn mẫu phân tích Bếp lửa học sinh giỏi

Bài thơ Bếp lửa là một trong những tác phẩm đầu tay của ông và nó cũng đã trở thành một tác phẩm hay nhất của thơ ca Việt Nam ngợi ca về tình bà cháu, tình cảm gia đình.

Bài thơ được trình bài theo bố cục hết sức logic, từ những dòng cảm xúc hồi tưởng về qua khứ cho đến hiện tại. Và mở đầu bài thơ chính là hình ảnh hết sức quen thuộc với làng quê Việt Nam chính là hình ảnh “bếp lửa”.

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Nhắc đến bếp lửa là nhắc đến hình ảnh người bà thân thương cùng những kỷ niệm về tuổi thơ đầy khó khăn, vất vả. Hình ảnh bếp lửa “chờn vờn”, “nồng đượm” đã thổi bùng lên trong cháu về nỗi nhớ bà da diết không nguôi. Chỉ với một chữ “thương” cũng đã đủ cho người đọc cảm nhận được tình cảm trân quý mà cháu dành cho bà.

Bốn khổ thơ tiếp theo, những ký ức về năm tháng tuổi thơ bên cạnh bà lần lượt hiện lên vô cùng rõ nét.

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói, hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Đây chắc hẳn là quãng thời gian khó khăn nhất, khi nạn đói năm 1945 diễn ra vô cùng khủng khiếp, một sự kiện hết sức đau lòng của dân tộc ta. Hình ảnh “đói mòn đói mỏi”, “khô rạc ngựa gầy” đã phần nào giúp độc giả mường tượng ra được hoàn cảnh lúc bấy giờ và chính tác giả mỗi khi nhớ về nó mà sống mũi còn cay. Vẫn là hình ảnh bếp lửa đó, nhưng nó đã chạm đến trái tim của người đọc với cảm xúc đau thương nhất.

Dòng thời gian cứ thế trôi đi, thời gian cháu ở cạnh bà cũng ngày càng lâu:

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Thoắt cái đã tám năm ròng, trong tám năm ấy, cháu và bà cùng nếm trải biết bao khổ cực, hết nạn đói rồi giặc ngoại xâm, bố và mẹ bận tham gia kháng chiến nên chỉ còn mình cháu và bà nương tựa lẫn nhau trong căn nhà nhỏ. Ký ức của cháu còn có sự xuất hiện của tiếng chim tu hú, lúc thì văng vẳng xa xăm trên những cánh đồng, lúc thì tha thiết và hết sức gần gũi. Tiếng chim tu hú như báo hiệu một vụ mùa lúa chín đã về, báo hiệu cho sự no đủ của người dân, nhưng nó cũng thể hiện cho sự cô quạnh, lẻ loi của cháu và bà.

Chiến tranh đã gây ra bao mất mát, đau thương như:

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lũi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:

Bố ở chiến khu bố còn việc bố

Mày viết thư chớ kể này kể nọ

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!

Căn nhà nhỏ của hai bà cháu bị giặc đối cho cháy tàn, cháy rụi, nhưng cũng chính vào những giây phút đóm tình làng nghĩa xóm được thể hiện vô cùng chân thật và đáng quý trọng, mỗi người một tay, giúp bà và cháu dựng lại túp lều tranh đơn sơ. Và hơn cả là trong tình thế ấy bà vẫn căn dặn cháu rằng khi viết thư cho bố mẹ đừng kể chuyện này để cho bố mẹ còn yên tâm công tác. Bà không chỉ thay phần bố mẹ lo cho cháu mà bà còn là hậu phương vững chắc cho bố mẹ đang chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

Từ hình ảnh bếp lửa bình dị, tác giả đã chuyển sang hình ảnh ngọn lửa với nhiều ý nghĩa hơn:

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn,

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng

Theo như tác giả, bếp lửa không chỉ được nhen lên từ bên ngoài mà chính bên trong người bà, cũng luôn có một hình ảnh ngọn lửa của niềm tin, của ý chí đầy mãnh liệt. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà bà còn là người truyền lửa, giúp cho tác giả được trưởng thành như ngày hôm nay. Để rồi giờ đây, khi đã trưởng thành và bôn ba nơi đất khách qua người, hình ảnh bà và bếp lửa vẫn mãi là một tượng đài vĩnh cửu trong lòng tác giác, là một kỷ niệm đẹp, một động lực vô cùng to lớn để Bằng Việt vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc đời và trở thành một người con có ích cho gia đình, cho xã hội. Bài thơ kết thúc với câu hỏi đầy cảm xúc “Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?" Hình ảnh bếp lửa được sử dụng để bắt đầu bài thơ, sau đó trở thành hình ảnh trung tâm xuyên suốt tác phẩm này và cuối cùng tác giả cũng sử dụng nó để khép lại bài thơ đầy cảm xúc.

Tóm lại, qua bài thơ “Bếp lửa”, tác giả đã vẽ nên một bức tranh thật đẹp về tình cảm bà cháu, tình gia đình và tình yêu quê hương, đất nước. Chúng là là những thế hệ trẻ, được sinh ra trong thời hòa bình nhưng cũng phải luôn nhớ về cội nguồn, nhớ về lịch sử, về sự hy sinh của ông cha ngày trước, vì nhờ có mọi người, cuộc sống của chúng ta mới được tươi đẹp như ngày hôm nay.

Như vậy, qua bài viết trên, freetuts.net đã chia sẻ xong dàn ý phân tích Bếp lửa và một số bài văn mẫu cực hay. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích, giúp các em học sinh lớp 9 hoàn thành được bài học này tốt hơn. Chúc các em đạt kết quả cao trong môn Ngữ văn nhé!

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Cái chúc thư

- Soạn bài Cái chúc thư

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Top