TÁC PHẨM VĂN HỌC
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Phân tích nhân vật Thị Hến, dàn ý và mẫu văn ấn tượng nhất

Bài phân tích nhân vật Thị Hến, hướng dẫn lên dàn ý chi tiết và chia sẻ thêm những bài văn mẫu hay, ấn tượng nhất, mời các em cùng khám phá tại đây nhé!

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Phân tích nhân vật Thị Hến là một trong những đề tập làm văn khó trong chương trình Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo, Cánh Diều. Bởi lần này các em học sinh sẽ được làm quen với tuồng cổ, một bộ môn nghệ thuật lâu đời nhưng rất xa lạ với lớp trẻ.

Nắm bắt được điều này, trong bài viết hôm nay, freetuts sẽ hướng dẫn cách lên dàn ý và chia sẻ thêm nhiều bài văn mẫu hay về đề tài phân tích Thị Hến để giúp các em có thể tự tin hoàn thành thật tốt đề văn này nha!

Dàn ý phân tích nhân vật Thị Hến trong lớp tuồng XIX

phan tich nhan vat thi hen 1 jpg

Hướng dẫn lập dàn ý phân tích thị Hến hay, đủ ý nhất

Ngay bên dưới đây là những nội dung quan trọng cần có trong một bài phân tích Thị Hến, mời các bạn cùng tham khảo ngay nhé.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Mở bài phân tích Thị Hến

Ở phần mở bài phân tích Thị Hến, các em cần chú ý đến các nội dung sau:

  • Giới thiệu vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến: Đây là một vở tuồng cổ hay và đặc sắc, có nội dung hài hước, châm biếm những tên tham quan, háo sắc.

  • Giới thiệu trích đoạn Huyện Trìa xử án và Huyện Trìa, Đề Hầu, Sư Nghêu mắc lỡm Thị Hến, thuộc lớp chèo thứ XIII, XIX, có nội dung kể về buổi xử án của Thị Hến và cảnh Thị Hến gài bẫy 3 tên háo sắc.

  • Giới thiệu sơ bộ về nhân vật Thị Hến.

Thân bài phân tích Thị Hến

Ở phần thân bài, các em tập trung đi phân tích những nội dung chính sau:

Hoàn cảnh của nhân vật Thị Hến:

  • Thị Hến là một người phụ nữ góa chồng, ma mãnh, vì mua lại đồ trộm cắp của Trần Ốc mà bị giải lên quan Huyện để xét xử, sau khi được tha bổng thì bị Sư Nghêu đến tận nhà quấy rối.

Ngoại hình của nhân vật Thị Hến:

  • Thị Hến được miêu tả là một người phụ nữ xinh đẹp, nhan sắc của cô khiến cho Huyện Trìa, Đề Hầu, Sư Nghêu say đắm và thèm muốn có được cô.

Tính cách của Thị Hến:

  • Thị Hến là một người vợ chung thủy, mặc dù chồng đã mất sớm nhưng cô vẫn thủ tiết ở vậy một mình.

  • Thị Hến là một người đàn bà hết sức khôn ngoan và rất mực thông minh. Cô đã bày mưu tính kế để dụ 3 tên tham quan, háo sắc mắc bẫy khiến cho chúng phải nhục nhã ê chề mà cao chạy xa bay.

Những hành động. lời nói của Thị Hến:

  • Những hành động, lời nói của Thị Hến trong vở tuồng đều rất hài hước và mang tính châm biếm cao, đem lại nhiều tiếng cười cho khán giả.

Nhận xét về nghệ thuật của vở chèo:

  • Thành công trong việc xây dựng nhân vật qua lời nói và hành động.

  • Sử dụng ngôn từ bình dị, dễ hiểu.

Kết bài phân tích Thị Hến

Nhận xét về nhân vật Thị Hến từ đó khẳng định vai trò, giá trị của cô với đoạn trích và vở tuồng này.

Văn mẫu lớp 10 phân tích nhân vật Thị Hến hay, ấn tượng nhất

phan tich nhan vat thi hen 2 jpg

Những bài văn, đoạn văn mẫu phân tích Thị Hến CTST, CD hay nhất.

Ngay bên dưới đây, freetuts đã tổng hợp một số bài văn mẫu phân tích Thị Hến hay và ấn tượng nhất, mời các em học sinh lớp 10 cùng tham khảo thêm nhé.

1/ Phân tích nhân vật Thị Hến trong mắc mưu Thị Hến - Ngữ Văn 10 CTST

Nghêu, Sò, Ốc, Hến” là một vở tuồng cổ hết sức nổi tiếng bởi nó đem lại cho khán giả nhiều tiếng cười hài hước và sự châm biếm về hiện thực xã hội phong kiến mục nát. Điển hình nhất là trích đoạn “Huyện Trìa, Đề Hầu, Sư Nghêu mắc lỡm Thị Hến” thuốc lớp thứ XIX, lớp kết thúc của vở tuồng này. Qua đó, chúng ta có thể thấy được một nhân vật Thị Hến hết sức thông minh, lanh lợi và quyết đoán.

Thị Hến là một người đàn bà xinh đẹp nhưng lại không may phải chịu cảnh góa chồng từ sớm. Cô luôn thủ tiết, giữ mình và dốc lòng thờ phụng cho người chồng quá cố. Tuy nhiên, giữa thời kỳ rối ren ấy, chỉ vì cô có nhan sắc xinh đẹp tuyệt trần mà khiến cho bao kẻ bỉ ổi, tiểu nhân tìm cách ve vãn, tán tình. Nhất là sau khi được xử vô tội ở huyện đường, Thị Hến ngay lập tức bị Sư Nghêu tới quấy rầy. Ngay lập tức, Thị Hến với sự thông minh của mình cô đã cùng lúc mời luôn cả tên Đề Hầu và Huyện Trìa nổi tiếng hám gái đến nhà để dạy cho 3 kẻ háo sức này một bài học.

Sư Nghêu là kẻ đến nhà Thị Hến đầu tiên, mặc dù mang danh là sư thầy, nhưng hắn lại vô cùng háo sắc, thậm chí hắn còn “kệ kinh chuông mõ trả cho chùa, cày cấy, đam, xay đành phận mỗ”. Chưa kịp buông lời tán tỉnh thì ngay lúc đó Đề Hầu tới gõ cửa, Sư Nghêu hoảng loạn và chui tọt xuống gầm phẩn ngựa để trốn.

Thị Hến ung dung ra đón Đề Hầu vào nhà, cô thể hiện thái độ đon đả, với những lời nói ngon ngọt để chào đón tên Đề Hầu. Qủa thật là một tên háo sắc, vừa vào tới cửa hắn đã ngay lập tức đề cập đến chuyện “ái ân” nhưng Thị Hến đã nhanh chóng tìm kế hoãn binh, cô giả vờ dùng chiêu khích tướng để hỏi hắn về việc “thầy tu mà phá giới thì sẽ bị phạt ra sao”, Đề Hầu ngay lập tức trả lời rằng “Hễ phá giới tức hành trảm quyết”, khiến cho Sư Nghêu giận tím mặt, đây cũng là mục đích của Thị Hến khiến cho Sư Nghêu và Đề Hầu xảy ra mâu thuẫn.

Tiếp theo đó, Huyện Trìa cũng tới nhà Thị Hến, cô cũng ân cần tiếp đón, rồi tiếp tục hỏi tội của thầy tu phá giới, những câu trả lời chí mạng của Huyện Trìa khiến cho Sư Nghêu hoảng loạn, khiến cho hắn phải lọ mọ chui ra từ dưới gầm phản. Vốn tính nhát gan, tham sống sợ chết, hắn nhanh chóng tố cáo tội trạng của Đề Hầu hòng mong lấy công chuộc tội. Cùng lúc đó Đề Hầu cũng xuất hiện, cả ba kẻ háo sắc, đê tiện chạm mặt nhau trong sự khó xử ngại ngùng.

Thị Hến cuối cùng cũng thành công thực hiện được âm mưu của mình khiến cả 3 tên Đề Hầu, Thầy Nghêu và Huyện Trìa một phen bẽ bàng. Cô thốt nên “Kế hoan nhiên, kế hoan nhiên”. Nhờ vậy mà từ đó không có ai dám bén mảng tới làm phiền cô. Có thể thấy, Thị Hến vừa là một người phụ nữ thông minh và có phẩm hạnh. Cô không vì ham mê quyền quý, tiền bạc mà đánh đổi bản thân mình, ngược lại còn tìm cách “xử đẹp” 3 tên háo sắc kia.

Qua đoạn trích này, chúng ta có thể thấy được tác giả muốn thông qua nhân vật Thị Hến để đề cao những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, luôn công, dung, ngôn hạnh. Bên cạnh đó, tác giả cũng muốn lên án sự thối nát và suy đồi đạo đức của những tên tham quan lúc bấy giờ.

2/ Phân tích nhân vật Thị Hến trong Huyện trìa xử án - Ngữ Văn 10 CD

Huyện Trìa xử án là lớp kịch thứ XIII trong vở tuồng cổ “Nghêu, Sò, Ốc, Hến”, đây là một trong những trích đoạn hay và ấn tượng nhất, bởi qua đây, chúng ta có thể thấy được sự mưu mẹo, khôn khéo của nhân vật Thị Hến, một người phụ nữ thông minh, xinh đẹp.

Thị Hến được giới thiệu là một người phụ nữ có vẻ ngoài hết sức xinh đẹp nhưng lại góa chồng từ sớm. Cô vì mua lại đồ ăn trộm của tên Trần Ốc mà bị khép tội và giải lên huyện để quan xét xử. Nhưng với ngoại hình xinh đẹp cùng với bản chất ma mãnh của mình, Thị Hến mặc dù có tang chứng, vật chứng đủ cả nhưng cô đã khiến cho Đề Hầu và Huyện Trìa chết mê chết mệt vẻ đẹp của mình mà đã được tha bổng.

Câu chuyện không dừng lại ở đó, vì biết Thị Hến đã góa chồng, nên ba kẻ háo sắc là Sư Nghêu, Huyện Trìa, Đề Hầu đã không ngần ngại buông lời tán tỉnh, ve vãn cô với âm mưu tràn đầy dục vọng. Thị Hến biết vậy, nên cô đã tìm cách để chơi khắm và khiến cho 3 kẻ háo sắc này bị bẽ mặt. Đầu tiên cô dụ Sư Nghêu đến nhà, rồi kêu hắn trốn đi, sau đó Đề Hầu và Huyện Trì lần lượt xuất hiện, bằng lời nói ngon ngọt của mình, cô đã khiến cho cả ba tên tự tố cáo lẫn nhau, cuối cùng cả ba đều xuất hiện, đối diện với sự nhục nhã, ê chề, duy chỉ có Thị Hến là mừng như mở cờ trong bụng vì cô đã dạy cho 3 tên háo sắc này một bài học nhớ đời.

Qua đây, chúng ta có thể thấy được Thị Hến mặc dù là một người mưu mô, nhưng cô lại rất thông minh và biết giữ gìn phẩm hạnh. Bằng ngôn từ bình dị, dễ hiểu cùng những tình tiết gây cười, châm biếm, nhân vật Thị Hến đã để lại một dấu ấn mạnh mẽ cho người xem và góp phần tạo dựng nên sự thành công cho vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến, giúp đưa bộ môn tuồng cổ đến gần với khán giả hơn.

3/ Cảm nhận về nhân vật Thị Hến trong lớp tuồng XIX

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Thị Hến

Bài viết:

Trong vở tuồng Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến thì nhân vật Thị Hến đã để lại cho em một ấn tượng sâu sắc nhất. Mặc dù Thị Hến là một người đàn bà góa chồng nhưng cô một luôn một lòng một dạ chung thủy, thờ phụng người chồng đã mất. Bên cạnh đó, cô cũng rất bản lĩnh và thông minh, thậm chí có phần hơi ma mãnh, cô biết tận dụng lợi thế của mình là ngoại hình xinh đẹp khiến cho Huyện Trìa, Đề Hầu, Sư Nghêu xử mình vô tội. Rồi thậm chí, cô còn dám đứng ra gài bẫy để dạy dỗ cho 3 tên tham quan háo sắc một bài học nhớ đời, khiến cho mọi người nể phục vì chẳng mấy ai làm được.

Thị Hến quả thật là một hình mẫu lý tưởng cho người phụ nữ ở xã hội phong kiến, nơi mà những tên tham quan ra sức ức hiếp dân lành, lúc bấy giờ người phụ nữ vốn thấp cổ bé họng, không có tiếng nói, nhưng Thị Hến đã gan dạ đứng đậy đấu tranh để đòi lại công bằng cho bản thân và hơn cả là cô không vì đồng tiền mà đánh mất đi phẩm giá của mình.

Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Thị Hến trong lớp tuồng XIX

Mời các em cùng tham khảo thêm sơ đồ tư duy phân tích Thị Hến chi tiết nhất để có thể dễ dàng hình dung và nắm bắt được nội dung của bài tập làm văn này nha.

phan tich nhan vat thi hen 3 jpg

Sơ đồ phân tích nhân vật Thị Hến siêu hay.

Qua bài viết trên, freetuts.net đã hướng dẫn cách lập dàn ý cho bài văn phân tích nhân vật Thị Hến trong lớp chèo XIX và chia sẻ thêm một số bài văn, đoạn văn mẫu hay nhất, hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích đối với các em học sinh lớp 10.

Đừng quên rằng tại chuyên mục Văn học của chúng tôi đang còn rất nhiều bài viết hay chờ các em cùng khám phá đấy nhé, chào tạm biệt và hẹn gặp lại!

Cùng chuyên mục:

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu là một trong những...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) có tên thật là Nguyễn Văn Báu...

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Đỗ Phấn không chỉ là một họa sĩ rất tài ba và cũng là một…

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), ông là một nhà thơ, nhà văn, kiêm nhà…

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Hê minh uê (Ernest Miller Hemingway) là một nhà văn, nhà báo...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Sô lô khốp hay còn gọi là Sholokhov (1905 - 1984) vốn là một nhà...

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Cao Bá Quát sinh năm 1808, mất năm 1855, có tên chữ là Chu Thần....

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Nguyễn Công Trứ sinh năm 1778, mất năm 1859, ông vừa là một nhà chính…

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất

15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất

Mở bài Câu cá thu (Thu điếu) là một phần quan trọng nhất trong...

16 Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa hay, ngắn gọn, ấn tượng nhất

16 Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa hay, ngắn gọn, ấn tượng nhất

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa là một phần quan trọng giúp...

16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất

16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 06 tháng 05 năm 1912, mất ngày 25 tháng 07...

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà phê bình Văn học Hoài Thanh

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà phê bình Văn học Hoài Thanh

Hoài Thanh sinh ngày 15 tháng 07 năm 1909, mất ngày 14 tháng 03 năm…

Tiểu sử Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền Mỹ

Tiểu sử Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền Mỹ

Martin Luther King viết tắt là MLK, sinh ngày 15 tháng 01 năm 1929...

Cuộc đời và sự nghiệp người nghệ sĩ đa tài Văn Cao

Cuộc đời và sự nghiệp người nghệ sĩ đa tài Văn Cao

Văn Cao có tên khai sinh là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15 tháng 11…

Tiểu sử nhà văn William Shakespeare và sự nghiệp vĩ đại

Tiểu sử nhà văn William Shakespeare và sự nghiệp vĩ đại

William Shakespeare sinh ngày 23 tháng 04 năm 1564 tại Warwickshire...

Tiểu sử Lưu Trọng Lư và sự nghiệp văn chương đầy dấu ấn

Tiểu sử Lưu Trọng Lư và sự nghiệp văn chương đầy dấu ấn

Lưu Trọng Lư sinh ngày 19 tháng 06 năm 1911, mất ngày 10....

Top