TÁC PHẨM VĂN HỌC
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Phân tích Đồng chí của Chính Hữu, lên dàn ý và bài văn mẫu

Phân tích Đồng chí, một bài thơ ca ngợi tình cảm gắn bó bền chặt giữa những người chiến sĩ trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1948.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Đồng chí là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về người lính trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp của nhà thơ Chính Hữu. Tác phẩm này đã được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 9 và thường xuyên xuất hiện trong các bài thi quan trọng.

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng freetuts đi sâu tìm hiểu về cách lập dàn ý cũng như viết một bài văn hoàn chỉnh về phân tích Đồng chí nha!

Dàn ý phân tích Đồng chí chi tiết nhất

phan tich dong chi 1 jpg

Dàn ý phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.

Phần mở bài phân tích bài thơ Đồng chí

Ở phần mở bài, các em cần giới thiệu tác giả Chính Hữu và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Ngoài ra, cần nêu thêm ý nghĩa chung của bài thơ là gì? (Ví dụ: Bài thơ khắc họa tình đồng chí gắn bó keo sơn giữa những người lính trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp).

Hoặc các em có thể chọn cách mở bài khác là trích dẫn một câu thơ khác nói về tình đồng chí hoặc người lính rồi liên hệ sang bài thơ Đồng chí

Phần thân bài phân tích Đồng chí lớp 9

Bài thơ có 4 khổ thơ, nên các em có thể phân tích riêng theo từng khổ thơ một.

Phân tích Đồng chí khổ 1 - dàn ý phân tích 7 câu đầu bài Đồng chí

  • Ở khổ 1, tác giả tập trung nói về xuất thân của những người lính, họ là những người nông dân nghèo có cuộc sống lam lũ, cơ cực.
  • Hình ảnh so sánh: “Quê hương anh nước mặn, đồng chua”, “làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” làm nổi bật sự lam lũ, vất vả của quê hương.
  • Tác giả sử dụng cấu trúc đối ứng “ Quê anh - Làng tôi” nhằm chỉ ra sự tương đồng về xuất thân của họ, chính điều này khiến những người lính đồng cảm với nhau tạo nên cơ sở cho tình đồng đội, đồng chí.
  • Trước khi nhập ngũ, họ là những người xa lạ, không quen không biết, nhờ có chung lý tưởng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc mà họ đã tụ họp về đây từ bốn phương trời để cùng kề vai, sát cánh chiến đấu.
  • Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”, họ cùng nhau chia sẻ ngọt bùi, đăng cay, dưới màn đêm lãnh lẽo, mọi người cùng chia nhau tấm chăn mỏng để sưởi ấm tâm hồn đang buốt giá.

Khổ 1, tác giả đã làm nổi bật lên hình ảnh người chiến sĩ mộc mạc, chịu thương, chịu khó.

Phân tích Đồng chí khổ 2

Những người lính vì chọn con đường nhập ngũ để chiến đấu vì hòa bình của dân tộc mà đã phải bỏ lại phía sau những gì quý giá nhất: từ ruộng nương, gian nhà không, giếng nước, gốc đa…

Phân tích ý nghĩa cụm từ “mặc kệ” cho thấy sự dứt khoát và quyết tâm của những người chiến sĩ, họ luôn đặt việc chiến đấu bảo vệ tổ quốc lên hàng đầu.

Những người đồng chí, tuy không máu mủ ruột giả, nhưng họ luôn bên cạnh nhau, trải qua biết bao khó khăn, gian khổ như “từng cơn ớn lạnh” hay thậm chí là “sốt run người đến nỗi vầng trán đậm cả mồ hôi”, may mắn thay, những khoảnh khắc ấy, bên cạnh họ có những người đồng đội, đồng chí là chỗ dựa tinh thần vững chắc để họ vượt qua mọi thách thức.

Phân tích bài thơ Đồng chí khổ 3

Ở khổ thơ này, tác giả một lần nữa khắc họa được những vất vả, thiếu thốn của những người lính cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp qua những hình ảnh hết sức bình dị như: áo rách, quần vá, không có giày,...Vì nơi đây là chốn rừng thiêng, nước độc mà họ đã chịu nhiều cơn sốt rét hành hạ, khi trời lạnh thì môi nứt nẻ, thế nhưng những vất vả này cũng không thể nào làm lung lay được ý chí và sự quyết tâm của những người chiến sĩ. Họ dã an ủi nhau bằng những cái nắm tay siết chặt, cùng hướng về một ngày mai tươi sáng.

Phân tích Đồng chí 3 câu cuối

Phân tích hình ảnh “đầu súng trăng treo” và hình tượng những người chiến sĩ đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới.

Giữa cái rét buốt của rừng hoang, cộng với sương muối khiến cho cái lạnh dường như cắt da, cắt thịt nhưng lúc nào những người chiến sĩ cũng trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Và chính tình đồng chí là ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn họ, giúp họ vượt qua mọi khó khăn.

“Súng” biểu tượng cho chiến tranh tàn khốc, “Trăng” biểu tượng cho sự hòa bình, lãng mạn, hai hình ảnh đối lập được sử dụng để tạo nên một bức tranh vô cùng đẹp.

Phần kết bài phân tích tác phẩm Đồng chí

Một lần nữa tóm tắt lại những giá trị đẹp về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ và phát biểu cảm nhận của bạn về tác phẩm Đồng chí.

Sơ đồ tư duy phân tích Đồng chí

Sau khi đã nắm được dàn ý phân tích bài thơ Đồng chí, các em có thể tham khảo một số sơ đồ tư duy dưới đây để tổng hợp lại kiến thức nha.

phan tich dong chi 2 jpg

Sơ đồ tư duy phân tích bài Đồng chí ngắn gọn.

phan tich dong chi 3 jpg

Sơ đồ tư duy cảm nhận bài thơ Đồng chí.

phan tich dong chi 4 jpg

Sơ đồ tư duy phân tích Đồng chí học sinh giỏi.

Bài văn mẫu phân tích Đồng chí

Mời các em cùng tham khảo bài văn mẫu được freetuts chọn lọc ngay bên dưới đây để hình dung được cách trình bày nhé.

Chính Hữu là một tác giả đi đầu trong phong trào thơ mới ở thời kỳ chống Pháp, những bài thơ của ông với câu từ bình dị, mộc mạc nhưng lại rất đi vào lòng người. Và bài thơ “Đồng chí” được ông viết vào năm 1948 là một tác phẩm tiêu biểu ca ngợi về tình đồng chí, đồng đội giữa những người lính trong cuộc chiến tranh khốc liệt.

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Những người lính vốn xuất thân là những chàng trai quanh năm chỉ biết đến công việc đồng áng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nơi những vùng quê nghèo xa xôi hẻo lánh. Họ không ai hơn kém ai, người thì quê hương toàn là “nước mặn đồng chua”, người thì “làng nghèo, đất cày lên sỏi đá”. Thế nhưng vì tiếng gọi của Tổ quốc thiêng liêng, họ sẵn sàng gác lại tất cả để cùng nhau trở thành những người lính cụ Hồ, ngày đêm bảo vệ dân tộc.

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Đồng chí!

Vốn là những người xa lạ, nhưng họ cùng tụ họp về đây, dần trở nên gắn bó với nhau, lúc làm việc cũng kề vai sát cánh, và đến cả khi ngủ cũng chia nhau từng mảnh chăn để rồi trở thành tri kỷ từ lúc nào không hay. Tình cảm giữa họ trở nên gắn kết một phần cũng là vì họ có chung một lý tưởng hết sức cao đẹp đó là một lòng hướng về khát vọng tự do, mong mỏi đem lại nền hòa bình cho dân tộc. Kết thúc khổ thơ vỏn vẹn hai chữ “Đồng chí” vang lên vô cùng thân thương tạo nên một nét chấm phá vô cùng độc đáo và hết sức ấn tượng.

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”.

Ngoài những giây phút chiến đấu căng thẳng, họ cũng tâm tình cho nhau nghe về chuyện ruộng nương, về gian nhà không, về những hoài niệm trong tiềm thức của họ. Những người đã lựa chọn rời bỏ quê hương, gia đình dể dấn thân vào cuộc kháng chiến đầy gian khổ. Trong khổ thơ này, tác giả đã tinh tế sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ, mượn hình ảnh “giếng nước gốc đa, nhớ người ra lính” để nói lên nỗi nhớ của người thân đang ngày đêm mong họ bình an trở về.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,

Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Từng câu thơ với từ ngữ hết sức mộc mạc vang lên, nhưng lại có một tác dụng vô cùng to lớn khi khắc họa được rõ nét những sự khó khăn mà đời linh phải chịu. Nào là sốt rét đến run người, rồi thì áo rách vai, quần đầy mảnh vá, chân không giày,...Đất nước ta còn nghèo, nên người lính còn phải đối mặt với việc thiếu thốn quân trang, quân dụng, nhưng họ không hề oán trách hay nản lòng mà ngược lại luôn có một tinh thần hết sức lạc quan, và yêu đời. Càng khó khăn, càng gian khổ thì tình cảm đồng chí càng hiện lên rõ nét và lan tỏa khắp nơi khiến cho mọi người như được an ủi phần nào.

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.”

Giữa cảnh đêm tối lạnh lẽo với làn sương muối dày đặc, hình ảnh người chiến sĩ hiện lên vô cùng đẹp, họ đứng cạnh nhau, kề vai sát cánh, sẵn sàng trong tư thế chiến đấu, chờ giặc tới. Bài thơ kết thúc với hình ảnh vô cùng đặc biệt “Đầu súng trăng treo”, một hình ảnh hư hư, ảo ảo, giúp cho khoảng cách giữa bầu trời và mặt đất, giữa con người với mẹ thiên nhiên được xích lại gần nhau hơn.

Với sự bình dị của ngôn từ cùng những bút pháp tả thực tinh tế, kết hợp với các biện pháp tu từ, bài thơ Đồng Chí đã tôn vinh được vẻ đẹp của các chiến sĩ bộ đội cụ Hồ, tình đồng chí thiêng liêng, bền chặt. Chính nhờ những tình cảm quý giá này mà những người lính có thêm động lực để cùng nhau bước tiếp trên con đường đấu tranh đầy gian khổ để đem lại nền hòa bình, tự do cho nhân dân.

Như vậy, trên đây freetuts.net đã chia sẻ dàn ý và bài văn mẫu phân tích Đồng chí hay nhất. Hy vọng với những kiến thức này, các em sẽ có thêm tư liệu để tham khảo và giúp quá trình học tập diễn ra được tốt hơn. Nếu muốn tìm hiểu thêm về nhiều tác phẩm văn học khác, hãy ghé thăm trang web của chúng tôi ngay nha.

Cùng chuyên mục:

Hoán dụ là gì? Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ kèm bài tập

Hoán dụ là gì? Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ kèm bài tập

Trong bộ môn ngữ văn lớp 6, các em học sinh sẽ được học về…

Phân tích Làng Kim Lân, dàn ý và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Phân tích Làng Kim Lân, dàn ý và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Nghị luận về học đi đôi với hành, dàn ý và văn mẫu siêu hay

Nghị luận về học đi đôi với hành, dàn ý và văn mẫu siêu hay

Văn tả người, 20 mẫu văn tả người thân chọn lọc hay nhất

Văn tả người, 20 mẫu văn tả người thân chọn lọc hay nhất

Văn tả người thân như tả bố, mẹ, anh, chị, em,... là một bài tập…

Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Viết nghị luận về bạo lực học đường, dàn ý và mẫu văn hay

Viết nghị luận về bạo lực học đường, dàn ý và mẫu văn hay

Văn tả con gà trống, lập dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Văn tả con gà trống, lập dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Phân tích bài thơ Tràng Giang, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích bài thơ Tràng Giang, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích nhân vật Vũ Nương, lập dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích nhân vật Vũ Nương, lập dàn ý và mẫu văn hay

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo của em là một đề bài tập làm văn…

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi ngắn gọn hay nhất

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi ngắn gọn hay nhất

Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng Nguyệt), và văn mẫu chọn lọc

Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng Nguyệt), và văn mẫu chọn lọc

Nghị luận về tình yêu thương, lập dàn ý và bài văn mẫu hay

Nghị luận về tình yêu thương, lập dàn ý và bài văn mẫu hay

Top