TÁC PHẨM VĂN HỌC
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính và bài văn mẫu

Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, bài thơ thể hiện ý chí kiên cường và tinh thần vượt khó của các chiến sĩ lái xe trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Phân tích Bài thơ về Tiểu đội xe không kính là một đề bài thường xuất hiện trong các bài kiểm tra quan trọng trong chương trình Văn học lớp 9. Nắm bắt được điều này, freetuts sẽ hướng dẫn các em lập dàn ý phân tích bài thơ này một cách chi tiết nhất và kèm theo bài văn mẫu cụ thể để các em có thể hình dung rõ hơn nè.

Dàn ý phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính

phan tich bai tho ve tieu doi xe khong kinh 1 jpg

Hình ảnh minh họa cho những chiếc xe không kính.

Muốn phân tích tốt tác phẩm Tiểu đội xe không kính, trước tiên các em cần phải lập dàn ý chi tiết cho bài thơ này, cụ thể như sau:

Phần mở bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính ngắn gọn nhất

Ở phần mở bài, các em cần nêu rõ được 2 vấn đề sau:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

  • Giới thiệu về tác giả Phạm Tiến Duật, ông là một nhà thơ như thế nào? có nhiều sáng tác không? giai đoạn phát triển của ông vào khoảng thời gian nào?
  • Giới thiệu về tác phẩm Bài thơ về Tiểu đội xe không kính: Bài thơ được sáng tác nào thời gian nào? in trong tập thơ nào?

Phần thân bài phân tích Bài thơ tiểu đội xe không kính lớp 9

Phần thân bài là một phần vô cùng quan trọng của bài phân tích, ở phần này, các em có thể đi phân tích cụ thể từng khổ thơ như sau:

Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính khổ 1 2

Tập trung vào hình ảnh “Những chiếc xe không kính”, và các động từ “giật”, “rung”, “bom” được tác giả sử dụng với mục đích nhằm miêu tả sự khốc liệt và nguy hiểm của chiến tranh.

Trái ngược với các động từ trên là sự “ung dung”, “nhìn đất, nhìn trời” chứng tỏ sự hiên ngang, ngạo nghễ, không sợ bom rơi, đạn lạc của những người chiến sĩ anh dũng trên chiến trường. Dù cho thực tế có nguy hiểm với bom đạn, với gió thốc vào buồng lái làm cay xòe cả mắt nhưng nhưng người chiến sĩ vẫn ung dung, tích cực và vô cùng lạc quan.

Phân tích giọng văn ngang tàng, đầy cứng cỏi của nhà văn để nói lên tinh thần hiên ngang của những người chiến sĩ.

Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính khổ 3, 4

Ở 2 khổ thơ tiếp theo vẫn tiếp tục nói về tinh thần dũng cảm của người chiến sĩ khi phải đối mặt với thời tiết khắc nghiệt chốn chiến trường như: bụi phun tóc trắng, mưa tuôn xối xả,...

Dựa vào cụm từ “cười ha ha” để làm dẫn chứng cho sự hiên ngang, bất khuất, tinh thần lạc quan yêu đời của người chiến sĩ, đây là một hiện thực đậm chất thơ và đáng được trân trọng.

Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính khổ 5, 6

  • Tập trung vào hình ảnh “Những chiếc xe từ trong bom rơi” để đề cao những chiếc xe đã cùng những người lính đồng cam, cộng khổ, vượt qua bao khó khăn, thử thách nơi chiến trường khốc liệt.
  • Hình ảnh tiếp theo cần phân tích là “Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới - Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”, cho thấy sự trân quý về tình bạn của những người chiến sĩ, dù chỉ được gặp bạn trong phút giây hiếm hoi nhưng họ vô cùng trân trọng nhau, tay bắt, mặt mừng, động viên tinh thần cho nhau vượt qua khó khăn.
  • “Bếp hoàng cầm” xuất hiện cuối cùng như một tín hiệu của sự hội ngộ, sum vầy, nghỉ ngơi sau những giây phút căng thẳng.

Và đặc biệt, ở phần này, các em có thể liên hệ mở rộng Bài thơ về tiểu đội xe không kính với một số đoạn thơ sau để làm nổi bật thêm hình ảnh của những người chiến sĩ như:

Đội quân vẫn đi vội vã

Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa

(Trích Lá đỏ - Nguyễn Đình Thi)

Cuộc đời vẫn đẹp sao

Tình yêu vẫn đẹp sao

Dù đạn bom man rợ thét gào

Dù thân thể thiên nhiên mang đầy thương tích.

(Trích Cuộc đời vẫn đẹp sao - Huỳnh Điểu)

Phần kết luận phân tích bài tiểu đội xe không kính

Một lần nữa khẳng định được giá trị sâu sắc, đậm tính nhân văn mà bài thơ này đã đem lại và nêu lên cảm nghĩ, tình cảm của mình dành cho tác phẩm này.

Sơ đồ tư duy phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Hãy cùng tham khảo một số sơ đồ phân tích tác phẩm tiểu đội xe không kính ngắn gọn, dễ hiểu ngay bên dưới đây nha:

phan tich bai tho ve tieu doi xe khong kinh 2 jpg

Sơ đồ phân tích hình tượng người lính lái xe.

phan tich bai tho ve tieu doi xe khong kinh 3 jpg

Sơ đồ phân tích Bài thơ tiểu đội xe không kính chi tiết nhất.

phan tich bai tho ve tieu doi xe khong kinh 4 jpg

Sơ đồ dàn ý phân tích tác phẩm tiểu đội xe không kính ngắn gọn nhất.

Bài văn mẫu phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính hay nhất

Như vậy, các em đã nắm được dàn ý để phân tích bài thơ này rồi đúng không nào, bây giờ hãy cùng tham khảo bài văn mẫu phân tích tiểu đội xe không kính mà freetuts đã liệt kê dưới đây để xem cách trình bày một bài văn hoàn thiện như thế nào nhé!

Hiện nay, mặc dù chiến tranh đã đi qua rất nhiều năm nhưng lớp trẻ chúng ta vẫn biết được sự khó khăn, tàn khốc của những cuộc chiến đau thương này đã gây ra cho người dân Việt Nam thông qua những bài thơ hay nói về chiến tranh. Qua đó mà chúng ta càng thấy biết ơn những người chiến sĩ đã hy sinh anh dũng để đem lại nền hòa bình cho dân tộc. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một trong những tác phẩm hay nói về sự khó khăn, gian khổ của những người lính xẻ dọc Trường Sơn tìm đường cứu nước. Bài thơ này được tác giả Phạm Tiến Luật viết vào năm 1969 và in trong tập thơ “Vầng trăng quần lửa”, xuất bản năm 1970, thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra vô cùng căng thẳng.

Hình ảnh con đường Trường Sơn đã nhiều lần đi vào thơ ca và trở nên thân thuộc với người dân Việt Nam. Nhưng lần này, trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, con đường Trường Sơn đã hiện lên dưới lăng kính của những người chiến sĩ lái xe một cách chân thật hơn bao giờ hết.

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ mất rồi

Mở đầu tác phẩm là hai câu thơ với từ ngữ hết sức mộc mạc và giản dị như lời tâm sự của người lính lái xe kể về người bạn thân thiết của mình là chiếc xe yêu quý. Xe ô tô nào mà chẳng có kính đúng không nào, tuy nhiên tác giả đã khéo léo sử dụng những cụm từ để gây được sự chú ý cho mọi người với hình tượng “không có kính”. Ngay vế sau, tác giả đã giải thích lý do tại sao chiếc xe không còn lành lặn. Dưới những cơn mưa bom rơi, đạn lạc của chiến tranh đã tàn phá khiến cho chiếc xe không thể nào tạn tạ hơn được nữa. Tuy nhiên, những khó khăn, thử thách đó cũng không thể nào cản được ý chí chiến đấu, quyết tâm xẻ dọc Trường Sơn, tiếp tế lương thực, đạn dược cho những chiến sĩ miền Nam thân thương.

Tiếp theo là hai câu thơ:

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời nhìn thẳng

Chỉ với hai từ “ung dung”, tác giả đã khẳng định được sự gan dạ của những người chiến sĩ, bom, đạn có thể gây thương vong nhưng họ không hề lo sợ mà thậm chí còn thảnh thơi ngồi trong buồng lái ngắm trời đất bao la rộng lớn.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng,

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái

Bởi vì kính xe đã vỡ rồi nên người lính lái xe được “gió xoa” hết sức chân thật, hành động xoa này không khiến mắt họa nhòe đi vì khó chịu mà những người lính còn được mở mang thêm tầm mắt, phóng tầm nhìn ra xa để nhìn thấy những con đường chạy thẳng vào tim, rồi cả bầu trời sao lung linh huyền ảo hay những cánh chim đang bay lượn trên không trung, khiến cho tâm hồn của họ được xoa dịu sau những khó khăn, mệt mỏi. Những những chiếc xe không kinh này cũng đem đến những hậu quả như:

Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.”

Những ngày trời nắng thì con đường Trường sơn bụi tung mù mịt khiến “tóc trắng như người già”, còn những ngày mưa thì từng hạt mưa rơi cắt vào gia thịt, tuy nhiên họ không oán trách mà thay vào đó là đối diện một cách hết sức vui vẻ khi “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha, còn ướt áo ướt quần thì có lo gì đâu, gió rừng lồng lộng sẽ hong khô ngay thôi mà. Người lính cụ Hồ là thế đó, dù nếm đủ gian khổ, dù thời tiết khắc nghiệt các đồng chí ấy vẫn không bao giờ bỏ cuộc mà luôn giữ vững tinh thần lạc quan. Những cuộc gặp gỡ đầy chớp nhoáng được thể hiện trong những câu thơ tiếp theo:

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.”

Sau những gian nan, thách thức, giờ đây đã nhường chỗ cho những cái nắm tay, những cuộc hội ngộ của những người lính trẻ cùng chung chí hướng. Tuy không có quan hệ máu mủ ruột già nhưng giữa họ có một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng đó chính là tình đồng chí, họ sống chết có nhau, chia sẻ với nhau những khó khăn. Và chỉ cần một khoảnh khắc ngắn ngủi, một cái bắt tay chóng vánh qua ô cửa kính đã vỡ, họ đã được tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục cuộc hành trình đi dọc Trường Sơn.

Tình đồng chí còn được khắc họa thêm qua chi tiết:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”

Sau những giờ phút lao động mệt mỏi, đã đến lúc những người lính lái xe nghỉ ngơi, họ cùng tề tựu giữa trời để dựng nên những chiếc “Bếp hoàng cầm”, đây là một loại bếp không khói được các chiến sĩ phát minh ra trong thời kháng chiến nhằm hạn chế việc khói bốc lên làm kẻ địch phát hiện ra vị trí của quân ta. Những người lính xa lạ, cùng tụ họp về nơi đây, tay bắt, mặt mừng, cùng ăn một bữa cơm gia đình đầm ấm, dù phía trước còn bao khó khăn những họ vẫn không nản lòng, võng có chông chênh, bom đạn cứ rơi thì xe vẫn chạy.

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

Bốn câu thơ cuối khép lại bài thơ đã thể hiện được tinh thần thép, ý chí sắt đá của những người chiến sĩ lái xe, dù xe không kính, không đèn, không mui, dù thùng xe có xước thì họ luôn một lòng hướng về miền Nam thân yêu. Tác giả đã khéo léo sử dụng hàng loạt điệp từ không có để thể hiện sự tàn khốc mà chiến tranh đem lại nhưng đối lập với “không có” thì chỉ cần “có một trái tim”, một trái tim kiên cường, bất khuất, một sức mạnh phi thường của người lính sẽ vượt lên tất cả.

Với chất giọng vui tươi, hóm hỉnh, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Qua bài thơ này, tác giả đã thể hiện được tâm hồn phơi phới, và ý chí kiên cường của những người chiến sĩ trẻ trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước và làm tôn vinh thêm vẻ đẹp về phẩm chất của những người bộ đội cụ Hồ.

Như vậy, qua bài viết trên, freetuts.net đã chia sẻ dàn ý phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính chi tiết nhất và bài văn mẫu tham khảo, hy vọng bài viết sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các em học sinh. Nếu muốn tìm hiểu thêm về bài phân tích các tác phẩm văn học khác thì hãy ghé ngay vào trang web của chúng tôi nhé.

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Cái chúc thư

- Soạn bài Cái chúc thư

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Top