TÁC PHẨM VĂN HỌC
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Soạn bài chuyện người con gái nam xương (soạn văn lớp 9)

Soạn bài là một phần bắt buộc trước khi đến tiết văn. Tuy nhiên, nhiều bạn thường gặp khó khăn trong phần này. Chúng tôi sẽ gợi ý bạn cách soạn bài Chuyện Người Con Gái Nam Xương chi tiết nhất.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

I. Tóm tắt tác phẩm chuyện người con gái nam xương

Chuyện người con gái Nam Xương là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Dữ, thuộc tập “Truyền Kì Mạn Lục”. Truyện kể về cuộc đời bi thương của Vũ Nương, quê ở Nam Xương (thuộc tỉnh Hà Nam) ngày nay.

Vũ Nương là người con gái chuẩn mực và xinh đep, được Trương Sinh yêu quý mang trăm lượng vàng đến cưới. Trong suốt thời gian hôn nhân, Vũ Nương luôn giữ khuôn phép và cư xử đúng mực. Khi đất nước lâm nguy, Trương Sinh đi chinh chiến, Vũ Nương ở nhà chăm sóc gia đình. Ở nhà nàng chăm sóc cho mẹ chồng lúc ốm và lo ma chay chu đáo khi mẹ mất.

Nàng hiếu kính với mẹ chồng như mẹ đẻ và hết mực yêu thương con. Cứ ngỡ ngày chồng về nàng sẽ có được hạnh phúc. Nào ngờ, chỉ vì nghe lời con nhỏ, không suy xét, chàng đã vội nghi oan Vũ Nương qua lại với người khác dù nàng và hàng xóm đã ra sức thanh minh.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Trong nỗi uất ức, Vũ Nương nhảy xuống bến Hoàng Giang tử tự. May mắn thay, nàng được Linh Phi (vợ vua Nam Hải) cứu sống. Từ đây, nàng luôn được Linh Phi và Phan Lang (người cùng làng) giúp đỡ. Ở nhà, trong đêm tối, bóng Trương Sinh hiện ra trên vách và được con của chàng gọi là cha. Lúc này, chàng mới nhận ra nỗi oan uất của vợ. Trương Sinh lập đàn giải oan cho Vũ Nương ở bến Hoàng Giang. Tại đây, bóng của Vũ Nương lúc hiện lúc ẩn trong sự kỳ ảo.

II. Ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của tác phẩm

Ý nghĩa tác phẩm

  • Phê phán xã hội bất công, trọng nam khinh nữ với những lễ giáo phong kiến hà khắc.
  • Tái hiện rõ cuộc sống đau khổ của những kiếp người trong một xã hội đương thời.
  • Phản ánh những cuộc chiến tranh phi nghĩa trong xã hội phong kiến, làm cho con người đau khổ với những kết cục bi thương.
  • Tôn vinh những phẩm chất đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Giá trị nghệ thuật

  • Là một áng văn hay;
  • Thành công trong việc xây dựng cốt truyện, tâm lý nhân vật;
  • Là sự kết hợp thành công giữa tự sự và trữ tình;
  • Có yếu tố kỳ ảo, huyền huyễn làm cho tác phẩm trở nên sinh động hơn.

III. Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa

Trong sách Ngữ Văn 9, phía cuối truyện Chuyện Người Con Gái Nam Xương là những câu hỏi gợi ý phân tích bài được đặt. Nhiệm vụ của các bạn học sinh phải đọc thật kỹ bài để tìm được đáp án tốt nhất. Dưới đây là gợi ý hay cho các câu hỏi:

Câu 1: Tìm bố cục của truyện

(Trang 51 sách giáo khoa Ngữ Văn 9, Tập 1)

Bài văn được chia thành các đoạn như sau:

  • Đoạn 1: “Từ đầu bài….như đối với cha mẹ đẻ mình”. Nội dung đoạn này xoay quanh về cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, đức hạnh của Vũ Nương trong suốt thời gian chàng đi chinh chiến bảo vệ quê hương.
  • Đoạn 2: “Từ Qua năm sau.....nhưng việc trót đã qua rồi”. Đoạn này tái hiện cái chết bi thương của Vũ Nương và những nỗi oan khuất mà nàng phải chịu.
  • Đoạn 3: Phần còn lại của bài văn, đoạn này xoay quanh cuộc gặp gỡ giữa Vũ Nương và nhân vật mới tên Phan Lang. Từ đó, nàng được giải oan.

Câu 2: Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong hoàn cảnh nào? Ở từng hoàn cảnh, Vũ Nương bộc lộ những đức tính gì?

(Trang 51 sách giáo khoa Ngữ Văn 9, Tập 1)

Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Vũ Nương được miêu tả sống động trong từng hoàn cảnh khác nhau:

  • Cảnh 1: Luôn giữ gìn hiền đức, khuôn phép và phẩm hạnh trong cuộc sống vợ chồng với Trương Sinh.
  • Cảnh 2: Khi tiễn chồng đi chinh chiến nơi biên cương, nàng dặn dò với những câu đầy tình nghĩa, mong chàng bình an trở về.
  • Cảnh 3: Những tháng ngày ở nhà, nàng là người mẹ mẫu mực hết lòng chăm lo cho con, là người dâu thảo hiếu kính với mẹ hiền và là người vợ một lòng son sắc, thủy chung.
  • Cảnh 4: Khi bị chồng nghi oan, nàng phân trần rõ sự trong sạch của mình, nói lên những đau đớn tận cùng đã trải qua cùng hành động tự vẫn để chứng minh lòng thủy chung.

Qua tất cả phân cảnh trên, ta có thể thấy Vũ Nương là một người vợ đẹp, thùy mị, đảm đang, thủy chung, hiếu thảo và luôn mẫu mực trong khuôn phép.

Câu 3: Vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất? Từ đó em cảm nhận được điều gì về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?

(Trang 51 sách giáo khoa Ngữ Văn 9, Tập 1)

Nguyên nhân gián tiếp dẫn đến nỗi oan của Vũ Nương:

  • Do chiến tranh khiến vợ chồng ly tán;
  • Định kiến trọng nam khinh nữ kết hợp chế độ gia trưởng;
  • Cuộc hôn nhân không bình đẳng giữa Trương Sinh và Vũ Nương;

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến:

  • Do “trình độ học thức” của người chồng không cao, có tính đa nghi, độc đáo;
  • Do lời nói vô tư của trẻ con nhưng lại chứa những sự kiện đáng nghi.

Bi kịch của Vũ Nương chính là sự tố cáo về một xã hội phong kiến. Trong đó, người phụ nữ luôn bị đối xử không công bằng. Người trụ cột của gia đình nhưng lại quá ghen tuông và vũ phu. “Người đàn ông” của gia đình nhưng lại thiếu suy xét, chỉ vì lời nói ngây thơ của trẻ con mà đẩy người vợ của mình vào một kết cục bi thương.

Câu 4: Hãy nêu nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện, những lời trần thuật và những lời đối thoại trong truyện?

(Trang 51 sách giáo khoa Ngữ Văn 9, Tập 1)

Cách dẫn dắt tình tiết tạo nên kịch tính cho tác phẩm:

  • Tác giả đã sắp xếp các tính tiết một cách hợp lý, tô đậm những tình tiết có tính chất quyết định đưa những mâu thuẫn lên đỉnh đến, làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn.
  • Ngoài ra, trong truyện cũng có nhiều lời độc thoại nội tâm hay lời thoại sâu sắc của các nhân vật đã làm cho tác phẩm trở nên sinh động hơn, khắc họa rõ nét tâm lý của nhân vật.

Câu 5: Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện. Đưa những yếu tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc, tác giả nhằm thể hiện điều gì?

(Trang 51 sgk Ngữ Văn 9, Tập 1)

Những yếu tố kì ảo trong truyện:

  • Nhân vật Phan Lang nằm mộng thả rùa. Sau đó, chàng lạc vào động của Linh Phi, được ăn bữa tiệc lớn. Đặc biệt, chàng gặp được Vũ Nương (đã chết). Cuối cùng, Phan Lang được sứ giả đưa về Dương Thế.
  • Hình ảnh nhân vật Vũ Nương hiện ra tại đàn ở bến Hoàng Giang (nơi Trương Sinh lập ra để giải nỗi oan cho nàng). Nó lung linh, huyền ảo rồi lại mờ nhạt dần và biến mất.

Ý nghĩa của những yếu tố kỳ ảo mang lại:

  • Tô đậm thêm những nét đẹp vốn của Vũ Nương;
  • Mang đến một kết thúc có hậu cho tác phẩm;
  • Thể hiện ước mơ của nhân dân, niềm tin về một sức mạnh siêu nhiên có thể giúp con người có cuộc sống tốt đẹp.

IV. Luyện tập

Hãy kể lại Chuyện người con gái Nam Xương theo cách của em.

Đây là một đề làm văn mở. Đối với đề này, chúng tôi gợi ý đến bạn 2 cách viết sau đây:

Cách 1: Theo nội dung tác phẩm

Đối với cách này, bạn vẫn kể lại Chuyện người con gái Nam Xương với vẻ đẹp tâm hồn truyền thống. Có thể thay đổi một số tình tiết để tăng sức hấp dẫn nhưng vẫn giữ nguyên cốt truyện và kết thúc của truyện. Bài văn này sẽ tái hiện được số phận bi thương của người phụ nữ và lên án xã hội phong kiến.

Cách 2: Mở ra một con đường mới

Đối với cách này, bạn nên đặt “giả thiết”, xây dựng một nhân vật Vũ Nương với tính cách “nữ cường”. Trong bài, bạn vẫn giữ lại những hình ảnh vốn của nhân vật Vũ Nương, nhưng thêm một số tính cách kiến cường và tìm ra được lối thoát cho cuộc đời mình. Trương Sinh trong truyện cũng là người có hiểu biết, biết tiết chế và suy xét mọi chuyện. Từ đó, bạn đưa ra một kết thúc viên mãn cho hai người. Tuy nhiên, câu chuyện này sẽ càng hợp lý hơn nếu bạn đặt bối cảnh câu chuyện ở thời hiện đại. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của giáo viên để được một bài viết hay nhất.

Văn học luôn một môn học sinh động trong chương trình giáo dục. Hi vọng với những chia sẻ về soạn bài “Chuyện Người Con Gái Nam Xương” sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho các bạn.

Cùng chuyên mục:

Nghị luận về học đi đôi với hành, dàn ý và văn mẫu siêu hay

Nghị luận về học đi đôi với hành, dàn ý và văn mẫu siêu hay

Văn tả người, 20 mẫu văn tả người thân chọn lọc hay nhất

Văn tả người, 20 mẫu văn tả người thân chọn lọc hay nhất

Văn tả người thân như tả bố, mẹ, anh, chị, em,... là một bài tập…

Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Viết nghị luận về bạo lực học đường, dàn ý và mẫu văn hay

Viết nghị luận về bạo lực học đường, dàn ý và mẫu văn hay

Văn tả con gà trống, lập dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Văn tả con gà trống, lập dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Phân tích bài thơ Tràng Giang, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích bài thơ Tràng Giang, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích nhân vật Vũ Nương, lập dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích nhân vật Vũ Nương, lập dàn ý và mẫu văn hay

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo của em là một đề bài tập làm văn…

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi ngắn gọn hay nhất

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi ngắn gọn hay nhất

Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng Nguyệt), và văn mẫu chọn lọc

Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng Nguyệt), và văn mẫu chọn lọc

Nghị luận về tình yêu thương, lập dàn ý và bài văn mẫu hay

Nghị luận về tình yêu thương, lập dàn ý và bài văn mẫu hay

Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông và bài văn mẫu chọn lọc

Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông và bài văn mẫu chọn lọc

Sự vật là gì? Từ chỉ sự vật là gì? Phân loại và bài tập

Sự vật là gì? Từ chỉ sự vật là gì? Phân loại và bài tập

Sự vật là gì? Từ chỉ sự vật là gì? Đây là những phần kiến…

Top