TÁC PHẨM VĂN HỌC
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu, lập dàn ý và bài văn mẫu

Phân tích bài thơ Từ ấy, Từ ấy là một tác phẩm có ý nghĩa với nhà thơ Tố Hữu khi đánh dấu việc ông giác ngộ lý tưởng cách mạng và gia nhập Đảng năm 1938.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Từ ấy là một bài thơ hết sức có ý nghĩa nằm trong chương trình văn học lớp 11, vậy các em đã biết cách phân tích bài thơ Từ ấy sao cho đầy đủ ý và hay nhất chưa nào? Nếu chưa thì hãy xem ngay bài viết dưới đây của freetuts để nắm được dàn ý chi tiết và cách trình bày đúng nha.

Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

phan tich bai tho tu ay 1 jpg

Hình ảnh bài thơ Từ ấy lớp 11.

Để làm tốt bài tập làm văn phân tích bài thơ Từ ấy, trước tiên các em cần chuẩn bị bước lập dàn ý chi tiết như sau:

Phần mở bài - Giới thiệu tác phẩm Từ ấy

Ở phần mở bài, các em phải giới thiệu được những nội dung sau:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

  • Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu: ông là ai?, tên thật là gì?, ông là người như thế nào?
  • Trình bày về hoàn cảnh ra đời bài thơ Từ ấy: ra đời vào năm nào? trong lý do, hoàn cảnh như thế nào?
  • Nói về nội dung chính của bài thơ Từ ấy.

Phần thân bài - Phân tích câu từ và hình ảnh trong bài thơ Từ ấy

Đối với phần thân bài, các em cần tập trung đi sâu phân tích câu từ của bài thơ Từ ấy và những hình ảnh ẩn dụ trong bài thơ này.

Phân tích khổ 1 Từ ấy

  • Nêu ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ có trong khổ thơ này như hình ảnh “mặt trời chân lí, ánh sáng cách mạng là gì?
  • Phân tích các phép tu từ, từ ngữ quan trọng có trong khổ thơ một, và mục đích của việc sử dụng của nó.
  • Phân tích nhan đề “Từ ấy” có ý nghĩa gì?

Phân tích bài thơ Từ ấy khổ 2

  • Đánh giá sự chuyển biến về tâm lý của nhà thơ.
  • Phân tích vè ý nghĩa của tình đoàn kết, tình yêu giai cấp và sự chia sẻ.
  • Phân tích sâu về hình ảnh “buộc lòng” của Tố Hữu.
  • Nhận xét về việc sử dụng đại từ nhân xưng “tôi”, cụm từ “buộc”, “trang trải” có ý nghĩa gì?

Phân tích khổ 3 bài thơ Từ ấy

  • Nhận xét ánh sáng cách mạng tác động như thế nào đến nhà thơ Tố Hữu.

Phần kết bài - Đánh giá bài thơ Từ ấy

Một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của bài thơ đối với việc thể hiện tình yêu cách mạng của Tố Hữu.

Nhận xét những giá trị mà bài thơ đã mang lại và thông điệp của bài thơ Từ ấy.

Văn mẫu lớp 11: Phân tích bài thơ Từ ấy ngắn nhất

phan tich bai tho tu ay 2 jpg

Lời bài thơ Từ ấy.

Mời các em cùng tham khảo bài văn mẫu phân tích bài thơ Từ ấy mà freetuts đã chia sẻ bên dưới đây nha.

Tố Hữu (1920 - 2002) là một nhà thơ tiêu biểu đi đầu trong việc đưa hình ảnh cách mạng vào thơ ca. Từ ấy là bài thơ hết sức có ý nghĩa và đánh dấu bước ngoặt vô cùng đáng nhớ của Tố Hữu, đó chính là việc ông được kết nạp đảng vào năm 1938, chính vào thời gian này, ông đã giác ngộ và đi theo ánh sáng chân lí của Đảng Cộng sản. Nội dung chính mà bài thơ Từ Ấy muốn thể hiện đó chính là niềm vui, niềm hạnh phúc và sự nhiệt huyết của một chàng thanh niên trẻ tuổi khi tìm được hướng đi đúng đắn cho cuộc đời và được lí tưởng Cộng sản giác ngộ.

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hai câu thơ đầu được tác giả dùng phương pháp tự sự để kể về mốc thời gian vô cùng quan trọng đối với cuộc đời mình. “Từ ấy” có nghĩa là khi nhà thơ vừa tròn 18 tuổi, ông đã tích cực tham gia hoạt động trong Đoàn TNCS Huế, nhờ đó mà ông đã được tiếp xúc với lý tưởng của Cộng sản và quyết tâm trở thành một thành viên được đứng trong hàng ngũ của Đảng, được cùng các chiến sĩ chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp.

Tác giả đã sử dụng phép tu từ ẩn dụ thông qua hình ảnh “nắng hạ, mặt trời chân lý” nhằm khẳng định rằng lý tưởng của Đảng như là một ánh dương rực rỡ soi chiếu tâm hồn ông như thứ ánh sáng đẹp đẽ của mùa hạ đang len lỏi, làm bừng sáng khắp không gian.

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Tiếp đến hai câu thơ này được viết theo bút pháp trữ tình bằng cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh để có thể diễn tả sự hân hoan, hạnh phúc vô bờ bến của Tố Hữu trong những ngày đầu được tiếp xúc với lý tưởng Cộng sản. Chính lý tưởng ấy đã biến tâm hồn cằn cỗi của ông tràn đầy nhựa sống với muôn vàn bông hoa thơm ngát hay những tiếng hót thánh thót.

"Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi"

Ở 2 câu thơ này, Tố Hữu đã nhận thức được sự gắn bó, sự đoàn kết trong việc kết họp cái tôi của mình với cái ta của mọi người. Ông đã sử dụng từ “buộc” là một phép ẩn dụ nhằm nói đến sự tự nguyện của mình khi quyết tâm buông bỏ cái tôi của bản thân để cùng hòa mình vào cái chung của mọi người, để có một cuộc sống chan hòa.

"Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời"

Trong hai câu thơ này, tác giả đã ngầm khẳng định rằng ông thực sự quan tâm tới đời sống của những người cùng khổ và chính sự thống nhất và gắn kết bền chặt giữa các lớp người có chung cảnh ngộ sẽ tạo nên một khối đoàn kết, thống nhất và giúp nhau vượt qua bao khó khăn, gian khổ.

"Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ"

Trong khổ thơ thứ ba, chính là khổ thơ nhấn mạnh sự chuyển biến quan trọng của nhà thơ Tố Hữu, ông sử dụng các điệp từ “” nhằm nhấn mạnh việc mình đã trở thành một thành viên trong đại gia đình quần chúng cùng khổ, mọi người cùng coi nhau như người thân trong gia đình, là anh, là em, và chính vì điều này đã giúp cho Tố Hữu có thêm nhiệt huyết trong việc cống hiến, hoạt động cách mạng.

Với việc sử dụng ngôn từ mộc mạc, gần gũi, giàu tính dân tộc mà qua bài thơ “Từ ấy”, Tố Hữu đã thể hiện được tình yêu giai cấp, niềm biết ơn và sự tôn thờ cách mạng sâu sắc. Ông đã sử dụng hình ảnh bài thơ để thay tiếng lòng của mình, khẳng định mình sẽ là một nhà thơ chân chính, luôn noi theo lý tưởng của Đảng, của cách mạng.

Hỏi đáp liên quan đến tác phẩm Từ ấy

Tác giả Tố Hữu có tên thật là gì?

Nhà thơ Tố Hữu có tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên Huế, ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ Cách mạng Việt Nam.

Bài thơ “Từ ấy” sáng tác năm nào?

Tác phẩm Từ ấy được nhà thơ Tố Hữu sáng tác vào năm 1938.

Như vậy, qua bài viết trên, freetuts.net đã chia sẻ dàn ý chi tiết và bài văn mẫu phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu, hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích đối với các em học sinh lớp 11. Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao nhé!

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Top