TÁC PHẨM VĂN HỌC
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Phân tích Tây Tiến của Quang Dũng, lên dàn ý và bài văn mẫu

Phân tích Tây Tiến của Quang Dũng, một tác phẩm hay khi khắc họa hình ảnh núi rừng Tây Bắc hiểm trở và hình tượng người lính Tây Tiến kiên trung, bất khuất.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Tây Tiến là một tác phẩm vô cùng quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 12 vì nó thường xuyên xuất hiện trong các bài thi quan trọng. Chính vì vậy, trong bài viết hôm nay, hãy cùng freetuts đi sâu tìm hiểu về dàn ý phân tích bài thơ Tây Tiến và tham khảo một số bài văn mẫu cực ấn tượng nha.

Dàn ý phân tích Tây Tiến của Quang Dũng

phan tich tay tien 1 jpg

Phân tích Tây Tiến dàn ý chi tiết.

Trước khi trình bày một bài tập làm văn phân tích bài thơ Tây Tiến hoàn chỉnh, các em hãy lên dàn ý chi tiết để tránh bỏ sót các ý quan trọng và giúp trình bày bài văn một cách mạch lạc nhất nhé. Sau đây là một số dàn ý hay dành cho các em tham khảo.

Dàn ý 1: Phân tích chi tiết từng khổ thơ Tây Tiến

Phần mở bài:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Phần này, các em cần giới thiệu sơ về tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến.

Ví dụ: Quang Dũng là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị. Và Tây Tiến là một trong những bài thơ xuất sắc nhất, tiêu biểu cho phong cách thơ của Quang Dũng. Bài thơ đã tái hiện một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của Tây Tiến và qua đó lột tả được những khó khăn gian khổ của đoàn quân Tây Tiến trên con đường hành quân.

Phần thân bài:

  • Phân tích Tây Tiến khổ 1 - 2: Nói về hình ảnh đoàn quân Tây Tiến và cảnh sắc thiên nhiên trên con đường hành quân. Nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh cường điệu vô cùng độc đáo để khắc họa được vẻ đẹp hoang sơ nhưng cũng vô cùng dữ dội của núi rừng Tây Bắc “Dốc lên khúc khủy, ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống, heo hút cồn mây,...”. Tác giả cũng tinh tế nhắc đến những địa danh nổi tiếng như: Sông Mã, Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông,... Ngoài ra tác giả sử dụng nhiều thanh trắc nhằm góp phần nhấn mạnh sự gập ghềnh, nguy hiểm của địa hình núi đồi nơi đây.

  • Phân tích Tây Tiến khổ 3 - 6: Hình ảnh “Cọp trêu người, thác gầm thét” cho thấy những nguy hiểm mà các chiến sĩ phải đối mặt. Tuy nhiên bên cạnh đó, trên con đường hành quân, các chiến sĩ cũng có nhiều kỷ niệm đẹp thắm tình quân dân như những buổi liên hoan tưng bừng với xiêm áo lung linh, lửa trại bừng lên như những ngọn đuốc và cả tiếng “khèn lên man điệu”, những buổi giao lưu văn nghệ khiến cho tâm hồn người lính trở nên bay bổng, giúp họ xóa tan bao mệt mỏi trên con đường hành quân đầy gian khổ. Bằng bút pháp lãng mạn, Quang Dũng đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt thắm đượm tình quân dân của những người lính và con người Tây Bắc.

  • Phân tích bài thơ Tây Tiến khổ 7 - 8: Nói về những khó khăn gian khổ mà người lính phải trải qua trên con đường hành quân. Hình ảnh đoàn binh không mọc tóc cho thấy sự tàn khốc của thiên nhiên và điều kiện sinh hoạt hết sức khó khăn, khắc nghiệt của người lính, nhưng trên hết họ vãn mạnh mẹ “dữ oai hùm” hay là vẫn rất lãng mạn, mơ mộng khi “mắt trừng gửi mộng/ đêm mơ Hà Nội…” Những lúc khó khăn nhất, họ luôn hướng về gia đình để lấy đó làm động lực mà vượt qua tất cả.

Và ở khổ thơ này, tác giả còn khắc họa sự thật tàn nhẫn đó chính là có biết bao người lính vì gánh trên vai nhiệm vụ bảo vệ nền độc lập, tự do cho nước nhà mà chấp nhận đánh đổi, thậm chí là hy sinh cả tính mạng để rồi “rải rác biên cương mồ viễn xứ”, họ chẳng tiếc đời xanh, ra đi một cách than thản và đầy tự hào.

  • Phân tích thơ Tây Tiến khổ cuối: Trong khổ thơ cuối, đã nói về lời thề của những chiến sĩ binh đoàn Tây Tiến, họ ra đi không hẹn ngày trở lại, và hầu hết kết cục là những người lính năm nào đã mãi mãi nằm lại tại núi rừng nơi đây vì “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”.

Phần kết bài:

Nói về nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ, tổng kết nội dung của tác phẩm Tây Tiến: Tái hiện được vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc, qua đó thể hiện được hình tượng người lính cụ Hồ đầy kiên trung, bất khuất nhưng cũng rất là lãng mạn và yêu đời.

Dàn ý 2: Phân tích bức tranh thiên nhiên và hình tượng người lính trong Tây Tiến

Ngoài phân tích Tây Tiến dàn ý chi tiết từng khổ thì các em có thể phân tích hình tượng người lính và bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong tác phẩm này, dàn ý chi tiết như sau:

Phần mở bài: giới thiệu nhà văn Quang Dũng, giới thiệu tác phẩm Tây Tiến chứa đựng bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và khắc họa hình tượng người lính hết sức chân thật.

Phần Thân bài:

  • Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc: Qua những câu từ mang đậm chất tạo hình như: núi cao, dốc thẳm, ngàn thước cùng các từ láy như: khúc khủy, thăm thẳm, heo hút, tác giả đã lột tả được vẻ đẹp hoang sơ nhưng đầy khắc nghiệt của núi rừng Tây Bắc. Bên cạnh đó, thì thiên nhiên nơi đây cũng vô cùng lãng mạn và tinh nghịch dưới con mắt nhìn của các chiến sĩ như: mưa xa khơi, hành quân đêm hơi, thậm chí là kể cả con vật đáng sợ như cọp mà cũng trở nên tinh nghịch trong câu thơ “cọp trêu ngươi”. Đặc biệt nhất là hình ảnh đêm hội đuốc hoa đã trở nên nổi bật và trữ tình hơn bao giờ hết.
  • Phân tích hình tượng người lính trên trường hành quân: giữa cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hình ảnh người chiến sĩ hiện lên vô cùng mạnh mẽ và bất khuất, dù phải trải qua bao khó khăn, dù đầu không thể mọc tóc, dù quân xanh thì họ vẫn dữ được nét “oai hùm”, vẫn hiên ngang bất khuất. Thậm chí dù cho “rải rác biên cương mồ viễn xứ” họ vẫn không nản lòng mà vẫn quyết tâm “chẳng tiếc đời xanh”, tất cả quyết tử vì Tổ quốc thân yêu. Bên cạnh đó, những người lính cũng rất lãng mạn, khi “mắt trừng gửi mộng qua bên giới, đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”...

Phần kết bài:

Bài thơ được viết với ngòi bút sắc sảo, ngôn từ mộc mạc nhưng cũng làm nổi bật được vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của những người lính Tây Tiến, họ là những anh hùng của dân tộc mà các chúng ta phải đời đời nhớ ơn.

Sơ đồ tư duy phân tích Tây Tiến

Cùng tham khảo thêm một số sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng được freetuts tổng hợp ngay bên dưới đây để hiểu hơn về nội dung tác phẩm này nhé.

phan tich tay tien 2 jpg

Sơ đồ tư duy phân tích Tây Tiến ngắn gọn nhất.

phan tich tay tien 3 jpg

Sơ đồ tư duy phân tích Tây Tiến khổ 3.

phan tich tay tien 4 jpg

Sơ đồ tư duy bài Tây Tiến ngắn gọn.

phan tich tay tien 6 jpg

Sơ đồ tư duy phân tích Tây Tiến 14 câu đầu.

phan tich tay tien 5 jpg

Sơ đồ tư duy Tây Tiến tác giả - tác phẩm.

Bài văn mẫu Phân tích Tây Tiên của Quang Dũng

Đề bài 1: Phân tích Tây Tiến 8 câu đầu.

Bài văn:

Trong nền thơ ca Việt Nam, chủ đề về người lính bao giờ cũng được nhiều tác giả ưu ái và sáng tác ra nhiều tác phẩm để đời. Và Tây Tiến của Quang Dũng là một trong những bài thơ để lại nhiều cảm xúc cho người đọc nhất. Tây Tiến được sáng tác vào năm 1948 khi Quang Dũng phải chuyển công tác sau một năm gắn bó với các chiến sĩ của binh đoàn Tây Tiến. Và qua 8 câu thơ đầu, tác giả đã tái hiện được cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và hiểm trở của núi rừng Tây Bắc, nơi mà binh đoàn Tây Tiến và ông đã gắn bó suốt một thời gian dài.

Mở đầu là hai câu thơ nói về nỗi nhớ của Quang Dũng với Tây Tiến, với những người chiến sĩ:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sông Mã được coi là một hình ảnh gắn liền với Tây Tiến, một người bạn thân thiết đã chứng kiến cho biết bao máu lửa, hy sinh của những người chiến sĩ. Cụm từ “Tây Tiến ơi” được tác giả thốt lên một cách hết sức tự nhiên nhưng nghe sao mà thân thương, da diết đến vậy. Điệp từ “nhớ” được lặp lại hai lần làm nổi bật nên sự nhớ nhung của Quang Dũng về mảnh đất này. Hai câu thơ được kết thúc bằng vần “ơi”, đem đến cho người đọc một cảm giác lâng lâng nhưng lại rất đậm sâu. Hòa theo nỗi nhớ là cảnh sắc núi rừng nơi đây dần hiện ra như một thước phim quay chậm:

"Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống"

Sài Khao, Mường Lát nghe có vẻ lạ lẫm với người đọc nhưng thực ra đây là tên của hai bản làng mù sương đã gắn bó với người linh Tây Tiến trong suốt thời gian kháng chiến. Và sau đó là hình ảnh núi rừng Tây Bắc hiện lên vô cùng chân thật, nào là dốc khúc khuỷu, dốc thăm thẳm, cồn mây, ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,...Tác giả đã sử dụng những từ ngữ mang đậm tính tạo hình để diễn tả được vẻ đẹp đầy hoang sơ nhưng cũng vô cùng nguy hiểm, trắc trở của núi rừng nơi đây. Những con dốc cao thăm thẳm, lên xuống đột ngột như muốn thử thách được tấm lòng gan dạ và ý chí sắt đá của những người chiến sĩ Tây Tiến. Tuy nhiên, dù cho địa hình có khó khăn, hiểm trở thì những người lĩnh vẫn cầm chắc cây súng “súng ngửi trời”, ngày đêm canh giữ nơi biên cương bảo vệ nền hòa bình cho dân tộc. Và rồi sau khi vượt qua bao núi đồi gập ghềnh, những người lính phóng tầm mắt ra xa để tận hưởng cảnh sắc thiên nhiên : “Nhà ai Pha Lương mưa xa khơi”.

Bằng những gì hiểu biết về Tây Tiến cộng với ngòi bút đầy tài hoa và tinh tế, Quang Dũng đã đem đến cho người đọc một bức tranh thiên nhiên núi rừng đầy hùng vĩ mang đậm chất thơ. Đoạn thơ là một phần mở đầu quá ư là xuất sắc, giúp cho tác phẩm Tây Tiến sống mãi trong lòng mỗi chúng ta.

Đề bài 2: Phân tích “Tây Tiến Đoàn binh không mọc tóc cho đến câu Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Bài viết:

Quang Dũng là một nhà thơ đa tài với hồn thơ phóng khoáng, lãng mạn và vô cùng bay bổng. Ông đã đóng góp rất nhiều tác phẩm hay cho nền văn học nước nhà, nổi bật nhất phải kể đến bài thơ Tây Tiến. Bài thơ ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”, sau được đổi tên thành “Tây Tiến” và được in trong tập Mây đầu ô. Thông qua bài thơ này, tác giả đã khắc họa được bức tranh thiên nhiên Tây Tiến hùng vĩ và hình ảnh người lính Tây Tiến rất đỗi tự hào, đặc biệt là trong khổ thơ thứ bảy và tám.

Mở đầu khổ thơ là một hình ảnh hết sức trần trụi:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Chỉ với hai câu thơ, chúng ta có thể thấy được sự khắc nghiệt của chiến tranh, của thiên nhiên hiểm trở, những người chiến sĩ đã trải qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, họ phải sống trong những điều kiện hết sức thiếu thốn, bệnh dịch sốt rét hoàn hành khiến những người lính phải cạo sạch tóc và tóc không thể nào mọc lên nổi. Tuy nhiên khó khăn là thế, gian khổ là thế nhưng những người lính Tây Tiến không hề nản chí mà ngược lại, họ có một tinh thần thép để đối diện với muôn vàn thử thách bằng cách “dữ oai hùm”. Và điều gì đã giúp họ vượt qua được tất cả? Vâng đó chính là sự mơ mộng, là tình yêu quê hương, đất nước, là nỗi nhớ nhà.

Mắt trừng gửi mộng qua bên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Mắt trừng là chỉ ánh mắt luôn hướng về phía trước, thể hiện ý chí quyết tâm và khát vọng đất nước dành được độc lập, tự do, đó cũng là ánh mắt của sự căm thù quân địch, sự kiên cường của người lính cụ Hồ. Giữa những phút giây căng thẳng, họ tự xoa dịu lòng mình bằng cách nhớ về Hà Nội, nơi có những bóng dáng “kiều thơm” của các thiếu nữ đang chờ, họ có thể là người yêu, là hậu phương vững chắc của những chiến sĩ. Và chính thứ tình cảm nhỏ nhoi này đã phần nào tiếp thêm sức mạnh cho người lính trở nên “chân cứng, đá mềm” để có thể tiếp tục sứ mệnh cao cả.

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành."

Chiến tranh quả thực quá khốc liệt, vì nó mà có biết bao thế hệ ông cha đã ngã xuống, vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường lạnh lẽo. Một câu thơ đem đến cho người đọc cảm xúc xót xa, đau đớn “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”. Các anh đã ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, gửi gắm tấm thân lại nơi biên cương hoang vu, hẻo lánh, ra đi trong sự lặng lẽ và tiếc thương của đồng đội, một hiện thực quá nghiệt ngã.

Đau thương là thế, mất mát là thế nhưng những người chiến sĩ vẫn không hề chùn bước, mà ngược lại họ còn quyết tâm cao độ hơn nữa thậm chí là “chẳng tiếc đời xanh”, họ đã thề cống hiến hết mình cho tổ quốc, cho nhân dân. Hình ảnh “áo bào” hiện lên thật đẹp, áo bào là thứ áo cao quý chỉ dành cho vua chúa, giờ đây nó được Quang Dũng sử dụng cho những người chiến sĩ đã hy sinh như để tôn vinh họ, những người anh hùng dân tộc, tấm lòng của họ thấu cả trời xanh, đến nỗi “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

Ở khổ thơ này, tác giá cũng rất tinh tế khi sử dụng các cụm từ Hán Việt như: “Biên cương, viễn xứ” vừa làm giảm đi nỗi đau của sự mất mát, vừa thể hiện sự tôn nghiêm đối với những hy sinh của người lính Tây Tiến năm ấy.

Qua hai khổ thơ này, tác giả đã khắc họa thành công những khó khăn mà người linh Tây Tiến phải đối diện, qua đó làm nổi bật nên vẻ đẹp của sự kiên cường, bất khuất của họ, một tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Chúng ta hãy đời đời ghi nhớ công ơn của những người lính đã ngã xuống vì hòa bình của dân tộc nhé!

Như vậy, qua bài viết trên, freetuts.net đã gửi đến cho các em một số dàn ý phân tích Tây Tiến, sơ đồ tư duy và bài văn mẫu hay nhất, mong rằng những chia sẻ ở trên sẽ phần nào giúp cho các em học sinh lớp 12 dễ dàng hoàn thành được các bài tập làm văn liên quan đến tác phẩm này.

Cùng chuyên mục:

Hoán dụ là gì? Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ kèm bài tập

Hoán dụ là gì? Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ kèm bài tập

Trong bộ môn ngữ văn lớp 6, các em học sinh sẽ được học về…

Phân tích Làng Kim Lân, dàn ý và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Phân tích Làng Kim Lân, dàn ý và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Nghị luận về học đi đôi với hành, dàn ý và văn mẫu siêu hay

Nghị luận về học đi đôi với hành, dàn ý và văn mẫu siêu hay

Văn tả người, 20 mẫu văn tả người thân chọn lọc hay nhất

Văn tả người, 20 mẫu văn tả người thân chọn lọc hay nhất

Văn tả người thân như tả bố, mẹ, anh, chị, em,... là một bài tập…

Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Viết nghị luận về bạo lực học đường, dàn ý và mẫu văn hay

Viết nghị luận về bạo lực học đường, dàn ý và mẫu văn hay

Văn tả con gà trống, lập dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Văn tả con gà trống, lập dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Phân tích bài thơ Tràng Giang, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích bài thơ Tràng Giang, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích nhân vật Vũ Nương, lập dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích nhân vật Vũ Nương, lập dàn ý và mẫu văn hay

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo của em là một đề bài tập làm văn…

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi ngắn gọn hay nhất

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi ngắn gọn hay nhất

Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng Nguyệt), và văn mẫu chọn lọc

Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng Nguyệt), và văn mẫu chọn lọc

Nghị luận về tình yêu thương, lập dàn ý và bài văn mẫu hay

Nghị luận về tình yêu thương, lập dàn ý và bài văn mẫu hay

Top