TÁC PHẨM VĂN HỌC
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Phân tích bài thơ Nói Với Con của tác giả Y Phương

Nói với con là một bài thơ tiêu biểu của tác giả Y Phương nói về tình yêu thắm thiết đối với nguồn cội và quê hương đất nước cùng sức sống mãnh liệt của các thế hệ. Bài viết sẽ giúp các bạn nắm những ý chính tốt nhất trước khi đến lớp.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

I. Nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ

Nội dung của bài thơ: Bài thơ thể hiện rõ tình cảm gia đình ấm cúng cùng những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Qua đó, hi vọng thế hệ trẻ phát huy tốt những giá trị đó với một sức sống mạnh mẽ cùng tâm hồn cao đẹp.

Giá trị nghệ thuật của bài thơ:

  • Thể thơ tự do;
  • Những hình ảnh cụ thể, mang ý nghĩa biểu tượng, giàu sắc thái biểu cảm;
  • Cách nói giàu bản sắc dân tộc, tạo nên những giai điệu riêng, đơn giản mà sâu sắc của người cha dành cho con.

II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

Câu 1: Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ đã thể hiện ý tưởng đó như thế nào?

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

(Trang 73 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Mượn lời nói với con, tác giả gợi mọi người nhớ về nguồn sinh trưởng cùng sức sống bền bỉ của quê hương. Bố cục bài thơ được chia thành 2 đoạn như sau:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến câu “Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”. Đoạn này có nghĩa là con lớn lên trong sự yêu thương và nâng đỡ của cha mẹ, cùng một cuộc sống lao động giản dị nhưng bình yên tại quê hương tươi đẹp.
  • Đoạn 2: Phần còn lại. Ý nghĩa của đoạn này thể hiện sức sống bền bỉ, truyền thống quê hương cao đẹp và mong ước thế hệ con cái có thể kế tục những giá trị tốt đẹp đó.

Bài thơ diễn tả cảm xúc theo lối dẫn dắt tự nhiên và khái quát nhưng vẫn mang ý nghĩa sâu xa và thấm thía về tình cảm quê hương từ những kỷ niệm nhỏ bé.

Câu 2: Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. Hãy tìm và phân tích các câu thơ nói lên điều ấy.

(Trang 73 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Bốn câu thơ đầu thể hiện rõ nét không khí gia đình ấm cúng.

  • Chân phải bước tới cha
  • Chân trái bước tới mẹ
  • Một bước chạm tiếng nói
  • Hai bước tới tiếng cười’

Con trẻ luôn được nâng niu, chăm chút bởi cha mẹ từng giây phút và chúng được lớn lên trong sự yêu thương và đùm bọc của gia đình.

Ngoài ra, con trẻ còn được phát triển dần theo năm tháng trong cuộc sống lao động tươi đẹp với những tình nghĩa của quê hương.

  • Người đồng mình yêu lắm con ơi!
  • Đan lờ cài nan hoa
  • Vách nhà ken câu hát
  • Rừng cho hoa
  • Con đường cho những tấm lòng...

Những hình ảnh “Đan lờ cài nan hoa, Vách nhà ken câu hát” gợi lên nhịp sống lao động chăm chỉ nhưng đầy tiếng cười của “người đồng mình”

Những động từ “cài, ken” tái hiện sống động tình cảm quấn quýt và gắn bó.

Ngoài ra, chúng ta còn nhìn thấy bức tranh núi rừng thơ mộng, trữ tình, nơi mà nhiều thế hệ có tâm hồn đẹp lớn lên và trưởng thành.

Câu 3: Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp gì của người "đồng mình", từ đó nhắc nhở con trên đường đời cần phải như thế nào?

(Trang 73 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Trả lời:

Qua việc ca ngợi đức tính “người đồng mình”, nhà thơ muốn nhắc nhở con mình phải biết phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. Những đức tính tươi đẹp được thể hiện thông qua những câu thơ:

  • “Người đồng mình thương lắm con ơi
  • Cao đo nỗi buồn
  • Xa nuôi chí lớn
  • Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
  • Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
  • Sống trong thung không chê thưng nghèo đói.
  • Sống như sông như suối
  • Lên thác xuống ghềnh
  • Không lo cực nhọc”

“Người đồng mình” đó! Những người lao động thật thà, mạnh mẽ và khoáng đoạt, luôn gắn bó với quê hương dù cho cuộc sống có khổ cực.

Qua đó, nhà thơ mong muốn con của mình phải vượt qua những thử thách của cuộc sống bằng ý chí cùng lòng chung thủy với quê hương.

Ngoài ra, những đức tính của “người đồng mình” còn được thể hiện chân thật qua những câu thơ sau:

  • Người đồng mình thô sơ da thịt
  • Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
  • Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
  • Còn quê hương thì làm phong tục
  • Con ơi tuy thô sơ da thịt
  • Lên đường
  • Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con

Qua đó, tác giả muốn nói lên: Người đồng mình tuy thô sơ, mộc mạc nhưng rất giàu ý chí trong tâm hồn, quyết tâm xây dựng và bảo vệ quê hương tươi đẹp. Họ đã góp phần làm nên những truyền thống và phong tục tập quán bao đời. Người cha hi vọng con mình luôn tự hào về quê hương và vững tin trên con đường phía trước.

Câu 4:Em cảm nhận như thế nào về tình cảm người cha đối với con trong bài thơ? Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời này là gì?

(Trang 73 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Tình cảm của tác giả dành cho con mình thật thiết tha và yêu thương. Tác giả luôn truyền những năng lượng tích cực cho con với niềm tự hào quê hương cùng sức sống bền bỉ trên đường đời.

Câu 5: Nhận xét về cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ bằng hình ảnh của nhà thơ. (Gợi ý: Người miền núi thường có cách nói giàu hình ảnh, cụ thể, mộc mạc mà có tính khái quát, giàu chất thơ. Chẳng hạn bốn dòng thơ đầu bài hay các câu: "Đan lờ cài nan hoa - Vách nhà ken câu hát", "Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương"...)

(Trang 73 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Việc vận dụng hình ảnh để diễn tả những tình cảm và suy nghĩ của mình là một điều rất sâu sắc, độc đáo và giàu chất thơ.

III. Luyện tập

Luận điểm tham khảo:

  • Lòng biết ơn của bản thân đối với gia đình và sự chở che của mảnh đất quê hương đã sinh thành, nuôi lớn em.
  • Niềm tự hào sâu sắc với những truyền thống tốt đẹp của quê hương: chăm chỉ, cần cù, vượt lên mọi gian khổ, giàu sức sống.
  • Suy nghĩ về bài học mà cha nói với con: phải luôn có ý chí vươn lên trong cuộc sống, khắc phục những khó khăn, không được nản lòng, nhụt chí.
  • Tự nhủ sẽ luôn cố gắng để không phụ lòng gia đình và quê hương.

Bố cục: 2 phần

  • Đoạn 1: Người cha nói với con về tình cảm cội nguồn.
  • Đoạn 2: Người cha nói về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con sẽ kế tục những truyền thống đáng quý.

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Top