TÁC PHẨM VĂN HỌC
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Soạn văn Mùa xuân Nho Nhỏ sách văn học lớp 9

Mùa Xuân Nho Nhỏ là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Thanh Hải trong sách văn học lớp 9.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Tác phẩm được viết vào năm 1980 khi đất nước đã thống nhất và bước vào giai đoạn xây dựng cuộc sống mới với nhiều khó khăn và thử thách. Bài thơ thể hiện những cảm xúc của tác giả về mùa xuân thiên nhiên đất nước và những khát vọng đẹp đẽ muốn dâng hiến cho đời.

I. Tóm tắt nội dung và giá trị nghệ thuật

Tóm tắt nội dung

  • Thể hiện được vẻ đẹp một cách sống động về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước và mùa xuân “nho nhỏ” của bản thân tác giả.
  • Niềm tin của tác giả về một Việt Nam phát triển thịnh vượng và sự đứng vững của đất nước trên mọi bầu trời.
  • Sự khát khao được cống hiến thầm lặng cho đời, cho đất nước của tác giả.

Giá trị nghệ thuật

  • Thể thơ ngũ ngôn, mang âm hưởng dân ca;
  • Bài thơ giàu nhạc điệu với âm hưởng nhẹ nhàng và tha thiết;
  • Sử dụng các biện pháp ẩn dụ, điệp ngữ một cách tinh tế;
  • Câu từ chặt chẽ.

II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

Câu 1: Đọc nhiều lần bài thơ và tìm hiểu mạch cảm xúc trong bài (gợi ý: từ cảm xúc về thiên nhiên, đất nước dẫn đến suy nghĩ, ước nguyện của tác giả). Từ việc nhận ra mạch cảm xúc, hãy nêu bố cục của bài thơ.

(Trang 57 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Trả lời:

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được triển khai theo mạch cảm xúc như sau:

  • Mạch cảm xúc từ mùa xuân thiên nhiên và đất nước trong lao động, chiến đấu;
  • Nghĩ về những vất vả gian lao vất vả và sự nỗ lực đi lên phía trước;
  • Ước nguyện góp sức mùa xuân nho nhỏ vào mùa xuân lớn của đất nước;

Từ mạch cảm xúc trên, bài thơ có thể chia làm 4 phần:

  • Phần 1 (khổ thơ đầu): Những cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên và đất trời;
  • Phần 2 (hai khổ thơ tiếp): Hình ảnh mùa xuân thông qua người cầm súng và người ra đồng;
  • Phần 3 (hai khổ thơ tiếp): Những mong muốn của tác giả cống hiến cho đất nước một cách chân thành;
  • Phần cuối (khổ cuối): Ca ngợi quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

Câu 2: Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đã được miêu tả như thế nào qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong hai khổ thơ đầu?

(Trang 57 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Khổ thơ đầu của bài với những dòng thơ đã gợi ra những khung cảnh mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp:

  • Hình ảnh: con chim hót, một bông hoa, dòng sông,....gợi về vẻ đẹp của thiên nhiên tươi đẹp và không khí đất trời khi vào xuân.
  • Màu sắc: tím, xanh, trong,....tạo nên không gian thoáng đãng và tinh khôi.
  • “Tôi đưa tay tôi hứng” thể hiện cảm xúc bồi hồi, rộn ràng của tác giả trước cảnh.
  • Nghệ thuật ẩn dụ với các yếu tố hữu hình và được cảm nhận bởi nhiều giác quan.

Những dòng thơ của khổ thứ hai thể hiện tình yêu dành cho mùa xuân đất nước:

  • Mùa xuân đất nước được thể hiện sống động hình ảnh người cầm súng, người ra đồng.
  • Những suy tư của tác giả khi nhìn thấy "lộc" từ mùa xuân đất nước.
  • Vận dụng tinh tế Từ láy "hối hả" và "xôn xao" để thể hiện những nhịp phát triển trong thời kỳ phát triển đất nước theo hướng mới.
  • Sự trường tồn và bền vững của đất nước được thể hiện qua phép so sánh với các vì sao.

Hình ảnh mùa xuân thiên nhiên hài hòa cùng hình ảnh đất nước thông qua tình yêu của tác giả dành cho đất nước và cuộc sống.

Câu 3: Phân tích đoạn thơ "Ta làm con chim hót... Dù là khi tóc bạc" (chú ý những hình ảnh biểu tượng, từ ngữ và cách diễn đạt rất gợi cảm thể hiện một ước nguyện chân thành của tác giả). Đoạn thơ ấy gợi cho em những cảm nghĩ gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người.

(Trang 57 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Trả lời:

Khổ thơ làm rõ được những ước mong chân thành của nhà thơ.

  • Những hình ảnh ẩn dụ: Con chim hót, một cành hoa” mang ý nghĩa nguyện ước được cống hiến cho đời và làm người sống có ích. Nốt trầm thể hiện sự cống hiến thầm lặng.
  • Biện pháp nghệ thuật điệp ngữ “ta làm” làm rõ khát khao góp phần cho đất nước.

Đoạn thơ thể hiện khát khao cống hiến mãnh liệt của tác giả cho cuộc đời và đất nước. Mỗi người nên cho đi để cùng giúp cho cuộc sống ý nghĩa hơn.

Câu 4: Bài thơ có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gợi cảm, gần gũi với dân ca. Những yếu tố như thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, điệp ngữ,... đã được sử dụng như thế nào để tạo được nhạc điệu ấy?

(Trang 57 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Trả lời:

  • Thể thơ ngũ ngôn: Đây là thể thơ có âm hưởng dìu dặt, nhẹ nhàng, tha thiết và gần gũi với những làn điệu dân ca. Ngoài ra, tác giả lại khéo dùng lối gieo vần liền giữa những khổ thơ đã tạo nên sự liền mạch trong cảm xúc của bài thơ.
  • Hình ảnh: Trong bài thơ, vận dụng nhiều hình ảnh để tượng trưng cho khát khao của chính tác giả.
  • Giọng điệu: Bài thơ có giọng điệu biến hóa linh hoạt từ vui tươi, trầm lắng rồi đến trang nghiêm.

=>Bài thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ có câu từ chặt chẽ cùng giọng điệu trân trọng làm rõ được cảm xúc chân thành của tác giả.

Câu 5: Em hiểu thế nào về nhan đề Mùa xuân nho nhỏ? Hãy nêu chủ đề của bài thơ

(Trang 57 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Tiêu đề bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa danh từ “mùa xuân” và tính từ “nho nhỏ” làm rõ được vẻ đẹp của đất trời.

Thể hiện rõ được ước nguyện chân thành của tác giả về một mùa xuân tươi đẹp và thể cống hiến cho đời.

III. Luyện tập

Bình luận khổ thơ đầu:

Mở đầu bài thơ, tác giả đã phác họa lên một bức tranh mùa xuân trước mắt chúng ta giữa khung cảnh thiên nhiên và đất trời, vũ trụ:

  • Mọc giữa dòng sông xanh
  • Một bông hoa tím biếc
  • Ơi! Con chim chiền chiện
  • Hót chi mà vang trời...

Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Ở đây, mùa xuân của Thanh Hải đến với ta không rực rỡ kiêu sa với cành đào Hà Nội, với những nụ mai vàng đang phô trương sắc thắm, mà chỉ đơn giản là một bông hoa tím đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như lọc.

Cành hoa nghiêng mình xuống mặt nước tựa như gương ấy để nổi bật lên trên một khung trời được in bóng dưới lòng sông, với màu sắc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương, Thanh Hải đã tạo nên cho bức tranh mùa xuân của mình một nét gì đó vô cùng độc đáo.

Và bức tranh ấy lại càng được đẹp hơn, có "hồn" khi cái màu tím kia được nhà thơ tô đậm lên thành "tím biếc". Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc chúng ta có thể hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, nhưng dường như cũng có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống.

Cái màu tím ấy lan ra, chơi vơi, và khẽ lay động theo những ngọn gió xuân đang thổi lên từ lòng sông xanh mát rượi. Cảnh vật mùa xuân trong bài thơ có lẽ cũng bình dị, giản đơn, và thâm trầm, tĩnh lặng như vùng đất miền Trung quê hương tác giả. Xứ Huế vốn nổi tiếng mộng mơ với núi Ngự sông Hương, với những điệu hò mái nhì mái đẩy, giờ lại càng thêm xinh đẹp dưới ngòi bút tô vẽ của nhà thơ...

Cùng chuyên mục:

Văn tả con gà trống, lập dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Văn tả con gà trống, lập dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Phân tích bài thơ Tràng Giang, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích bài thơ Tràng Giang, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích nhân vật Vũ Nương, lập dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích nhân vật Vũ Nương, lập dàn ý và mẫu văn hay

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo của em là một đề bài tập làm văn…

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi ngắn gọn hay nhất

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi ngắn gọn hay nhất

Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng Nguyệt), và văn mẫu chọn lọc

Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng Nguyệt), và văn mẫu chọn lọc

Nghị luận về tình yêu thương, lập dàn ý và bài văn mẫu hay

Nghị luận về tình yêu thương, lập dàn ý và bài văn mẫu hay

Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông và bài văn mẫu chọn lọc

Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông và bài văn mẫu chọn lọc

Sự vật là gì? Từ chỉ sự vật là gì? Phân loại và bài tập

Sự vật là gì? Từ chỉ sự vật là gì? Phân loại và bài tập

Sự vật là gì? Từ chỉ sự vật là gì? Đây là những phần kiến…

Nghị luận tuổi trẻ và tương lai đất nước, dàn ý và bài văn mẫu

Nghị luận tuổi trẻ và tương lai đất nước, dàn ý và bài văn mẫu

Nghị luận tuổi trẻ và tương lai đất nước là một đề bài thường gặp...

Bài văn tả ngôi trường, lên dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Bài văn tả ngôi trường, lên dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Phân tích Ánh Trăng Nguyễn Duy, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích Ánh Trăng Nguyễn Duy, lên dàn ý và mẫu văn hay

Mở bài Mùa xuân nho nhỏ được chọn lọc hay nhất 2024

Mở bài Mùa xuân nho nhỏ được chọn lọc hay nhất 2024

Top