TÁC PHẨM VĂN HỌC
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Phân tích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, lên dàn ý chi tiết

Phân tích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, một tác phẩm nói về chủ đề đất nước với những ngôn từ mộc mạc và thấm đậm tư tưởng đất nước là của nhân dân.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Phân tích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm là một đề văn thường gặp trong các kỳ thi quan trọng đối với học sinh lớp 12. Tuy nhiên, không phải em học sinh nào cũng biết cách phân tích bài văn hay và đầy đủ ý, chính vì thế, trong bài viết hôm nay, hãy để freetuts gợi ý cho các em cách lên dàn ý, sơ đồ tư duy và tham khảo một số bài văn mẫu cực hay nha.

Dàn ý phân tích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

phan tich dat nuoc cua nguyen khoa diem 1 jpg

Dàn ý chi tiết phân tích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

Trước khi trình bày bài tập làm văn phân tích bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, các em hãy lên cho mình những dàn ý chi tiết trước nhé.

Dàn ý Đất nước ngắn gọn

I. Mở bài Đất nước gián tiếp

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và khái quát chung Đất nước.

Ví dụ: Mở bài Đất nước bằng lí luận văn học

Bằng tất cả tình yêu thương vô bờ bến của mình về Tổ quốc, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp cho nền văn học nước nhà một tác phẩm vô cùng xuất sắc là bài thơ “Đất Nước”. Ông cảm nhận vẻ đẹp của đất nước Việt Nam qua những điều mộc mạc và bình dị nhất để rồi từ những cái thân thuộc ấy mà vẽ nên một đất nước hữu hình và thiêng liêng biết bao.

II. Phần thân bài phân tích bài thơ Đất nước

Phân tích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đoạn 1: Lý giải cội nguồn của đất nước

  • Trong câu thơ đầu tiên, tác giả đã khẳng định rằng “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi” như muốn thôi thúc mọi người tìm hiểu về cội nguồn của Đất Nước.
  • Đất Nước bắt nguồn từ những ngày thuở xa xưa trong những câu chuyện cổ mà mẹ hay kể, đất nước gắn liền với các tập tục dân gian như tục lệ ăn trầu của người Việt Nam gắn liền với truyện cổ tích Trầu cau, gắn liền với truyền thuyết Thánh gióng nhổ tre đánh giặc hay là tập tục búi tóc của các bà các mẹ, rồi đến cả truyền thống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của dân tộc ta.
  • Đất nước cũng được hình thành qua quá trình lao động, sản xuất vất vả và cực khổ “một nắng hai sương”.

Tóm lại, cội nguồn dân tộc, đất nước bắt nguồn từ những ngày xa xưa, từ những tập tục truyền thống mang tính văn hóa và lịch sử…

Phân tích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đoạn 2: Định nghĩa về đất nước

  • Mở đầu đoạn 2, tác giả đã tách riêng hai từ “Đất” và “Nước” và định nghĩa riêng biệt, đất là nơi anh đến trường, nước là nơi em tắm, nhưng rồi vẫn gộp chung lại, đất nước là nơi ta hò hẹn, là nơi bắt đầu tình yêu đôi lứa.
  • Và sau đó, đất nước là một không gian rộng lớn, nơi cả cộng đồng dân tộc cùng sinh sống và trải qua biết bao thế hệ “Đất là nơi con chim phượng hoàng bay mỏi cánh…Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ”.
  • Đất nước là nơi linh thiêng, gắn liền với biết bao truyền thuyết như “Mẹ Âu cơ sinh bọc trăm trứng”, truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhớ về ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3.
  • Và hiện nay, trong anh, trong em đều được kế thừa những giá trị tinh thần mà đất nước mang lại, nhờ có nó mà sự gắn kết của con người càng bền chặt hơn, hài hòa hơn.
  • Để rồi trong tương lai, các thế hệ trẻ tuổi sẽ “mang đất nước đi xa”, làm cho đất nước ngày càng phát triển và giàu đẹp hơn nữa.

Phân tích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đoạn cuối: Tư tưởng cốt lõi Đất nước của nhân dân:

Đất nước được hình thành không phải chỉ nhờ mỗi tạo hóa ban tặng, mà còn hình thành nhờ máu thịt và tâm hồn con người:

  • Tình yêu thương, thủy chung son sắt của người vợ chờ chồng đã làm nên “hòn Vọng Phu”, hay tình yêu thương thắm thiết của những cặp vợ chồng đã làm nên “hòn Trống Mái”.
  • Truyền thuyết chín mươi chín con voi từ thuở Vua Hùng dựng nước, rồi những người học trò nghèo, những anh hùng dân tộc đã hy sinh biết bao xương máu để tạo nên vẻ đẹp của 4000 năm văn hiến như ngày hôm nay.
  • Nhân dân ta đã góp phần tạo nên những giá trị kể cả về vật chất lẫn tinh thần cho đất nước như: truyền hạt lúa, truyền lửa, truyền giọng nói,...

Khẳng định chắc nịch Đất nước không của riêng ai mà là Đất nước của nhân dân, vì chính nhân dân đã đổ biết bao xương máu mới làm nên được hình hài đất nước.

Các em có thể liên hệ mở rộng bài Đất nước với những bài thơ khác liên quan để làm nổi bật vấn đề.

Ví dụ như tác phẩm Truyện cổ nước mình của Lâm Thị Mỹ Dạ với khổ thơ

Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Hoặc cao ca dao quen thuộc:

"Tay bưng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
"

III. Phần kết bài

Khẳng định lại giá trị của đoạn trích Đất nước và nêu cảm nhận của bản thân về đoạn trích này.

Dàn ý phân tích Đất nước của Nguyễn Khoa điềm theo hai luận điểm chính

Phần mở bài:

Giới thiệu về nhà văn Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ Đất nước.

Phần thân bài:

Tập trung phân tích hai luận điểm chính.

Luận điểm 1: Cảm nhận của tác giả về nguồn gốc và sự hình thành đất nước theo nhiều phương diện khác nhau.

Lí giải cội nguồn của đất nước theo phương diện lịch sử và nền văn hóa lâu đời.

  • Đất nước có từ ngày xa xưa vì khi ta lớn lên, đất nước đã có rồi, Đất nước có trong những câu chuyện cổ tích “ngày xửa ngày xưa” mà mẹ thường hay kể, đất nước gắn liền với tục lệ “ăn trầu, bới tóc” của ông bà chúng ta từ thở xưa, chứng tỏ rằng đất nước vốn được gắn liền với bề dày của lịch sử và những phong tục, tập quán xa xưa.
  • Đất nước cũng gắn liền với truyền thống yêu thương của ông cha ta “thương nhau bằng gừng cay, muối mặn”, và thậm chí đất nước được hình thành và phát triển trong quá trình lao động và sản xuất vất vả “một nắng, hai sương

Lí giải đất nước qua phương diện không gian và thời gian:

  • Đất nước là nơi gắn liền với những sinh hoạt hằng ngày của mỗi chúng ta: “là nơi anh đến trường. là nơi em tắm”...
  • Hiểu theo một không gian bao la và rộng lớn hơn cả là đất nước là rừng vàng, là biển bạc, là nơi mà dân tộc ta đã sinh sống và tồn tại qua biết bao thế hệ.
  • Đất nước còn gắn liền với những truyền thuyết xa xưa như mẹ Âu cơ sinh bọc trăm con, là nơi rồng thiêng ở, là nơi mà các vua Hùng đã xây dựng nên…
  • Đất nước là nơi gắn kết giữa thế hệ lớp trẻ và những quá khứ hào hùng của ông cha ta.

Luận điểm 2: Tư tưởng đất nước là của nhân dân.

Đất nước không phải do tự nhiên mà có, mà đất nước cũng được hình thành từ máu thịt, từ tâm hồn của mỗi con người:

  • Nhờ sự yêu thương, son sắt thủy chung mà hình thành hòn Trống Mái, hòn Vọng Phu.
  • Nhờ các anh hùng trong truyền thuyết mà có những di tích lịch sử, ao đầm ngày nay.
  • Nhờ truyền thống ham học của các học trò nghèo mà có núi Bút non nghiên.
  • Nhờ nhân dân từ xa xưa đã góp phần xây dựng nên lịch sử 4000 năm văn hiến.

Nhân dân là những người tại ra những giá trị vô cùng to lớn từ vật chất đến tinh thần, là người đặt nền móng cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Phần kết bài:

Khái quát lại nội dung bài thơ, nêu các nghệ thuật đặc sắc và cảm nhận của em về bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

Sơ đồ tư duy phân tích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

phan tich dat nuoc cua nguyen khoa diem 2 jpg

Dàn ý phân tích Đất nước Nguyễn Khoa Điềm chi tiết.

phan tich dat nuoc cua nguyen khoa diem 3 jpg

Dàn ý phân tích Đất nước Nguyễn Khoa Điềm ngắn gọn.

phan tich dat nuoc cua nguyen khoa diem 4 jpg

Sơ đồ tư duy cảm nhận Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm.

phan tich dat nuoc cua nguyen khoa diem 5 jpg

Sơ đồ tư duy phân tích Đất nước 9 câu đầu.

Bài văn mẫu phân tích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Các em hãy cùng tham khảo một số bài văn mẫu phân tích, cảm nhận đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm được freetuts tuyển chọn ngay bên dưới đây nha.

Cảm nhận Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Đất nước là hai tiếng gọi vô cùng thiêng liêng và cũng là chủ đề xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng. Và “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm là một trong những kiệt tác khi nói về cội nguồn của đất nước và niềm tự hào của dân tộc.

Bài thơ mở đầu với khát khao muốn tìm hiểu được nguồn gốc đất nước có từ khi nào:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó…”

Đất nước theo Nguyễn Khoa Điềm được bắt nguồn từ những điều giản dị và thân thương nhất. Đất nước có trong những câu chuyện cổ tích ngảy xửa ngày xưa mẹ thường hay kể, đất nước gắn liền với tục lệ ăn trầu của người dân Việt Nam, hay truyền thuyết Thánh Gióng nhổ tre đánh đuổi giặc ngoại xâm,...đất nước còn gắn liền với lời ca dao mộc mạc “Rừng cay, muốn mặn” một lòng son sắc thủy chung, đất nước là cả một quá trình lao động hăng say mà có, từ những hạt gạo, từ những cái kèo, cái cột. Dưới ngòi bút tinh tế của tác giả, đất nước được hiện lên vô cùng bay bổng và hết sức ý nghĩa.

Ngoài ra đất nước còn được thể hiện rõ trong không gian địa lí với một góc nhìn thân thuộc như:

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc

Nước là nơicon cá ngư ông móng nước biển khơi

….

Những ai bây giờ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người đi trước để lại

Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Hằng năm ăn đâu làm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ

Tác giả đã tách riêng hai từ đất và nước, để có những định nghĩa riêng như: đất là nơi anh đến trường, nước là nơi em tắm, chỉ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, hay dưới góc nhìn của những cặp đôi đang yêu thì đất nước là “nơi ta hẹn hò”, nơi bắt đầu của tình yêu, là nơi đánh dấu những kỷ niệm của chúng ta. Tuy nhiên, hiểu theo nghĩa rộng lớn hơn thì đất nước là một không gian rộng lớn, trù phú “chim phường hoàng bay ngang hòn núi bạc,...Đất nước hiểu theo bề dày của lịch sử 4000 năm Văn hiến với những sử sách chói lọi của lớp lớp ông cha, từ thời truyền thuyết mẹ Âu Cơ sinh bọc trăm con, là nơi đất lành chim đậu, nơi rồng thiêng ở, hay đất nước có từ thời các Vua Hùng dựng nước và thời Bác cháu ta giữ nước…Để rồi hôm nay, anh và em phải đoàn kết, phải nắm tay nhau chung sức đồng lòng giữ gìn và xây dựng một Đất nước ngày càng giàu đẹp hơn, để không phụ sự hy sinh đầy xương máu của ông cha ta.

Tiếp theo, tác giả đã mạnh mẽ khẳng định tư tưởng đất nước là của nhân dân qua việc nêu lên những di tích văn hóa như Đền Hùng, Hòn Vọng Phu, hòn Trống Mái, tháp Bút, non Nghiên,...và thậm chí chỉ đơn giản là ruộng đồng, là gò bãi, là những cảnh sắc tự nhiên trải dài từ Bắc vào nam góp phần hình thành nên mảnh đất hình chữ S thân thương.

Nguyễn Khoa Điềm có bút pháp vô cùng ấn tượng khi khẳng định rằng “chính nhân dân ta là người tạo nên hình hài, tạo nên một bề dày lịch sử của Đất nước, và mỗi địa danh nổi tiếng đều gắn liền với linh hồn của ông cha ta. Hình ảnh người phụ nữ thủy chung, son sắt chờ chồng trong hòn Vọng Phu, hay những gót ngựa của Thánh gióng đã tạo ra hàng trăm ao đầm tại Sóc Sơn, rồi hình ảnh chín mươi chín con voi đã quy tụ để dựng nên đất tổ Hùng Vương, là dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, là sông Mã với “ngựa phi thác trắng”, là dòng sông Cửu Long uốn mình uyển chuyển…

Đất nước còn là một cái nôi, không chỉ nuôi dưỡng chúng ta nên người mà còn dạy cho mỗi người cách yêu thương gia đình, biết “uống nước nhớ nguồn”, quý trọng những gì mà ông cha đã hy sinh để có được cuộc sống tươi đẹp như ngày hôm nay.

Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm được cảm nhận theo nhiều góc độ, nhiều phương diện nhưng vẫn rất gần gũi và chân thực, qua đó tác giả cũng muốn nói đến trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ và phát triển tương lai cho nước nhà.

Phân tích 9 câu đầu bài Đất nước ngắn gọn

Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ tiêu biểu, là một ngôi sao sáng trong bầu trời thơ ca Việt Nam, những bài thơ của ông bao giờ cũng chứa những cảm xúc chân thành và tha thiết nhất. “Trường a mặt đường khát vọng” được ông sáng tác vào năm 1971 tại chiến khu Trị Thiên, bài thơ ra đời ngay thời kỳ khó khăn gian khổ như một lời đánh thức tinh thần trách nhiệm của các bạn trẻ đối với việc xây dựng và gìn giữ đất nước. Chín câu đầu của bài thơ là nói về nguồn gốc ra đời của đất nước vô cùng tinh tế và gần gũi.

Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi.

Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể

Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn.

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc

Tác giả mở đầu bài thơ với một lời khẳng định chắc nịch rằng đất nước đã có từ rất xa xưa, đất nước gắn liền với những câu chuyện cổ tích mà mẹ hay kể, đất nước gắn với nhưng sự tích lâu đời từa thuở xưa, là câu chuyện sự tích trầu cau, hay Thánh Gióng nhổ tre đánh tan giặc Ân, những điển tích, lời văn sao mà bình dị và gần gũi đến thế.

Đất nước còn hình thành nên từ những phong tục, tập quán như:

Tóc mẹ thì bới sau đầu.

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Hình tượng quen thuộc gắn liền với các bà, các mẹ với người phụ nữ Việt Nam xưa là búi tóc được cuộn gọn gàng sau gáy, là tình nghĩa vợ chồng son sắc thủy chung như gừng càng già càng cay, muối càng lâu năm thì càng mặn, và tình nghĩa vợ chồng cũng vậy, càng gắn bó với nhau lâu thì tình nghĩa càng đong đầy.

Cái kèo cái cột thành tên

Hạt gạo phải 1 nắng 2 sương xay giã dần sàng

Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển và gắn liền với văn hóa lúa nước, người dân chịu thương, chịu khó hăng say lao động “một nắng hai sương”, những hạt gạo, hạt lúa ra đời thấm đượm vị mồ hôi mặn chát, thấm đượm sự nhọc nhằn, vất vả của người nông dân và cũng nhờ nó mà nuôi sống biết bao thế hệ con người. Câu thơ trên còn giúp chung ta nhớ đến bài ca dao:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”

Nguyễn Khoa Điềm đã khép lại đoạn 1 với câu thơ chất chưa đầy sự tự hào: Đất nước có từ ngày đó. Vậy “ngày đó” là ngày nào? Ngày đó là một ngày từ rất xưa, một ngày mà chúng ta không rõ, chỉ biết rằng ngày đó là những ngày mà có những phong tục, tập quán, những nền văn hóa lâu đời.

Tác giả rất thành công khi đưa vào đoạn thơ này nhiều chất liệu văn hóa dân gian như tục lệ ăn trầu, búi tóc, truyền thống đánh giặc, nền văn hóa lúa nước,...Tất cả đã làm nên một bài thơ đậm chất Việt Nam với những ngôn từ mộc mạc nhất, bình dị nhất, và cứ thế, đất nước hiện lên vô cùng gần gũi và thân thương.

Hy vọng với các dàn ý, sơ đồ tư duy và bài văn mẫu phân tích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềmfreetuts.net đã chia sẻ trên đây sẽ giúp cho các em học sinh lớp 12 hiểu rõ hơn về bài thơ này và có thêm nhiều ý tưởng hay để hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình nè. Chúc các em đạt được nhiều thành tích cao trong môn Ngữ Văn nhé!

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Top