TÁC PHẨM VĂN HỌC
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Soạn bài Sang Thu của Hữu Thịnh (Sách văn học lớp 9)

Dưới đây là gợi ý soạn bài Sang Thu để giúp các em nắm được kiến thức trọng tâm của bài cũng như chuẩn bị tốt hơn cho tiết học mới.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Sang thu là một tác phẩm tiêu biểu của tác giả Hữu Thịnh được viết vào cuối năm 2020. Bài thơ thể hiện rõ được những chuyển biến của đất trời từ cuối hạ sang thu. Qua đó, bộc lộ tình yêu tha thiết của một tâm hồn thi sĩ dành cho thiên nhiên.

I. Nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ

Nội dung bài thơ

  • Qua những hình ảnh quen thuộc giàu sức gợi cảm, tác giả đã thể hiện rõ được sự chuyển biến của đất trời vào cuối hạ, đầu thu.
  • Bài thơ cũng tái hiện được cuộc sống của những con người từng trải.

Nghệ thuật của bài thơ

  • Thơ ngũ ngôn, mang âm hưởng dân ca;
  • Kết hợp nhiều hình ảnh tự nhiên, biểu tượng khái quát với nhiều cung bậc cảm xúc và giàu ý nghĩa;
  • Câu từ chặt chẽ hài hòa cùng các phép tu từ đặc sắc.

II. Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa

Câu 1: Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì?

(Trang 71 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Sự biến đổi của đất trời sang thu được tác giả cảm nhận bắt đầu từ những tín hiệu như: Hương ổi hòa vào những cơn gió se lạnh, cơn gió mang theo mùi hương của ổi chín vang xa với những cảm xúc bâng khuâng, ngỡ ngàng của tác giả qua các từ “bỗng”, “hình như”.

Câu 2: Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ vè những biến chuyển trong không gian lúc sang thu. (Gợi ý: qua hương vị, qua sự vận động của gió, sương, của dòng sông, cánh chim, đám mây, qua nắng, mưa, tiếng sấm. Chú ý các từ ngữ phả vào, chùng chình, dềnh dàng...)

(Trang 71 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Sự biến đổi của đất trời sang thu được cảm nhận bắt đầu từ những hình ảnh và yếu tố với những rung động thật tinh tế:

  • Mùi thơm của ổi chín hòa cùng những cơn gió nhẹ, khô và lạnh.
  • Những hạt sương chuyển động chầm chậm trên những con đường thôn ngõ xóm.
  • Những dòng sông trôi nhẹ nhàng.
  • Những chú chim bắt đầu cho chuyến di cư tránh rét một cách vội vàng.
  • Hình ảnh “những đám mây” tái hiện sinh động sự chuyển mùa.

Tác giả thật tinh tế trong việc vận dụng nhiều từ ngữ khơi gợi cảm xúc như: Bỗng, vắt nửa mình, phả vào, dềnh dàng,...

Câu 3: Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ - thu này được Hữu Thỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh, câu thơ nào? Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối bài:

(Trang 71 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Nét riêng của thời điểm giao mùa hạ - thu được tác giả tái hiện rõ nét hình ảnh và những câu thơ:

  • Có đám mây mùa hạ
  • Vắt nửa mình sang thu.

Hình ảnh “đám mây” tựa như một chiếc cầu gắn kết hai mùa hạ và mùa thu. Ở đây hàm ẩn về những tâm trạng của mọi người với sự lưu luyến cảnh, tình.

  • Sấm cũng bớt bất ngờ
  • Trên hàng cây đứng tuổi.

Hai câu này có ý nghĩa rằng trước những biến cố của cuộc đời, con người trưởng thành vẫn bình thản và điềm đạm vượt qua. Cụ thể, “sấm” ví như giông tố cuộc đời và “những hàng cây” ví như những người từng trải.

III. Luyện tập

Dựa vào các hình ảnh, bố cục của bài thơ, viết một bài văn ngắn diễn tả cảm nhận của Hữu Thỉnh trước sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu.

Bài gợi ý:

Nhà thơ Hữu Thỉnh – một con người có tâm hồn giao cảm với thiên nhiên, một nhà thơ của quê hương đất nước. Con người nghệ sĩ ấy luôn giữ cho mình tình yêu với quê hương đất nước. Ông sử dụng tài năng của mình để nhả chữ câu thơ, để làm nên những bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp.

Sáng nay thức dậy, nhà thơ vươn vai đón chào một ngày mới. Ông hít hà hơi gió mới và bỗng nhận ra một mùi hương có gì đó quen quen lại có gì đó như một thứ mới lạ trong cái tiết trời này. Thi sĩ ngẫm nay vẫn là tháng cuối hè mà sao lại có mùi hương đặc biệt này. Sau mới nhận ra đó là mùi hương ổi. Chẳng biết cây ổi nhà ai đã chín mà hương thơm đặc trưng của mùa thu đã về. Hương thơm phả vào trong gió se lạnh khiến nhà thơ giật mình nhận ra thu sang. Nhìn ra trước ngõ sương cùng giăng lưới chùng chình. Trong đầu nhà thơ như tự hỏi hình như thu đã về.

Cất bước chân ra khỏi đường, nhà thơ cảm nhận cảnh sắc thiên nhiên đang có sự giao hòa mới lạ. Nó vừa chứa đựng những thứ cũ lại vừa chứa đựng những gì đó mới. Con sông ngoài bãi đê cũng dềnh dàng lững thững trôi như cô gái làm điệu. Nó không ào ào như nước lũ đổ mùa hạ mà nó nhẹ nhàng trôi. Nhà thơ đang mải mê ngắm dòng sông đẹp thì những chú chim ở đâu bay ra vội vã. Nó trái ngược hẳn với trạng thái của con sông. Trên bầu trời những đám mây mùa hạ đã chuyển một nửa màu sang mùa thu. Bầu trời vừa có màu xanh lại vừa có màu trắng trong.

Và trên bầu trời ấy, nhà thơ nhận ra nắng thì hãy còn nhiều nhưng mưa thì đã bớt. Những cơn mưa mùa hạ mát mẻ nay được thay thế bằng gió se lạnh. Mưa đã bớt nên sâm cũng ít đi trên hàng cây đằng xa. Sấm giống như sóng gió bão táp cuộc đời trút xuống con người vậy, ở đây nhà thơ tự cảm thấy rằng, những sóng gió cuộc đời đã dần ít đi đối với mình.

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Top