TÁC PHẨM VĂN HỌC
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Phân tích nhân vật Huấn Cao, lên dàn ý, văn mẫu hay ngắn gọn

Phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tủ tù”, hướng dẫn lên dàn ý chi tiết và chia sẻ thêm những bài văn, đoạn văn mẫu ngắn gọn, hay nhất.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” là một đề bài tập làm văn hết sức quen thuộc với các em học sinh lớp 10, tuy nhiên nó cũng gây không ít khó khăn bởi tác phẩm truyện ngắn này rất dài và chứa đựng nhiều nội dung cần phân tích.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay, freetuts sẽ chia sẻ cho các em cách lên dàn ý chi tiết cùng một số bài văn mẫu cực hay về đề bài phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao, mời các em cùng tham khảo ngay nhé!

Dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù

phan tich nhan vat huan cao 1 jpg

Hướng dẫn lập dàn ý phân tích hình tượng Huấn Cao chi tiết, đủ ý nhất.

Bố cục một bài văn phân tích vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao sẽ bao gồm 3 phần mở bài, thân bài, kết bài, chi tiết như sau:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao

Trong phần mở bài, các em cần nêu được những thông tin cơ bản sau:

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân: Phong cách văn thơ của ông là gì? ông có những tác phẩm nổi tiếng nào, có đóng góp gì cho nền văn học Việt Nam.
  • Giới thiệu tác phẩm “Chữ người tử tù”: Được sáng tác vào năm nào, hoàn cảnh ra đời ra sao, nội dung chính là gì?
  • Giới thiệu sơ bộ về nhân vật Huấn Cao trong truyện “Chữ người tử tù”.

Các em có thể lựa chọn cách viết mở bài gián tiếp hoặc trực tiếp, tùy vào khả năng của mình, tuy nhiên cần phải ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu nhé.

Phần thân bài

Ở phần thân bài, các em cần nêu bật được những nội dung chính sau:

Huấn cao là một người nghệ sĩ có tài viết thư pháp rất đẹp

Vài nét về sự tài hoa của nhân vật Huấn Cao như sau:

  • Cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp.
  • Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm vuông lắm, có được chữ của ông như là một báu vật trời ban.

Qua những chi tiết này, chúng ta có thể thấy Huấn Cao là một nghệ sĩ viết thư pháp rất đẹp, đến nỗi mà viên quản ngục rất mong muốn và khát khao có được chữ của ông để treo trong nhà, thậm chí ông còn ví nó với báu vật của đời mà hiếm ai có được. Viên Quản ngục dù nắm trong tay quyền sinh quyền sát và vân phải khom lưng, cúi đầu nể phục tài nghệ thư pháp của người tử tù này.

Huấn cao là một anh hùng bất khuất

  • Huấn Cao ngoài biệt tài viết thư pháp đẹp, ông còn là người khởi xướng phong trào khởi nghĩa đứng lên chống lại chế độ mục nát của triều đình lúc bấy giờ, vì không thành mà bị đày vào ngục chờ ngày xử tử.
  • Mặc dù ông là một người tử tù, nhưng lòng ông không hề lo sợ mà ngược lại ông tỏ ra rất kiên cường và bất khuất, không hề run sợ trước những tên cai ngục.

Thiên lương trong sáng của Huấn Cao được thể hiện qua những tình tiết như:

  • Ông dám thẳng thừng nói với người cai ngục là “nhà ngươi đừng đặt chân vào đây” kèm theo một giọng điệu hết sức khinh bạc.
  • Ông không phải vì chút rượu thịt mà chấp nhận cho chữ người cai ngục, mà ông vì nhìn thấu tấm chân tình của viên quan này.
  • Bình thường tính ông vốn rất “khoảnh - làm cao”, chỉ cho chữ với những ai ông coi là tri kỉ..
  • Sau khi đã cho chữ viên cai ngục xong, trước giờ tử hình, ông còn bình thản khuyên rằng thầy Quản nên rời khỏi chốn lao tù này, vì nơi đây vốn không hợp cho ông.

Nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dựng để xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao

Tác giả sử dụng những hình ảnh đối lập như:

  • Việc viết chữ thư pháp cao đẹp, trang trọng với lụa tràng, với mực tàu đối lập với cảnh ngục tù tăm tối, ẩm ướt, bẩn thỉu.
  • Người tử tù chân đeo xiềng xích, cổ treo gông lại ung dung viết nên những nét chữ tuyệt đẹp đối lập với hình ảnh viên quản ngục cúm rúm cùng thầy thơ lại tay bưng chậu mực run run.

Tất cả những hình ảnh đối lập này đã thể hiện rằng cái đẹp, cái nghệ thuật có thể sinh ra từ bất kỳ ai (kể cả người tử tù như Huấn Cao) và bất kỳ nơi nào (ngục tù tăm tối).

Và lưu ý rằng để bài văn được xúc tích hơn, các em nên tìm những chi tiết nói về tài hoa của nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn để làm dẫn chứng nhé.

Phần kết bài

Trả lời cho câu hỏi qua nhân vật Huấn Cao, tác giả Nguyễn Tuân muốn gửi gắm điều gì cho người đọc và rút ra được phẩm chất của Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” là một người có nhân cách vẹn toàn. thiện lương trong sáng, một nghệ sĩ tài hoa, một chiến sĩ kiên cường bất khuất.

Bài văn mẫu phân tích nhân vật Huấn Cao ngắn gọn, hay nhất

phan tich nhan vat huan cao 2 jpg

Tổng hợp một số bài văn mẫu phân tích Huấn Cao ngắn gọn, hay nhất.

Ngay bên dưới đây freetuts đã tổng hợp một số bài văn mẫu hay về phân tích vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù”, mời các em học sinh cùng tham khảo nhé.

Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao ngắn gọn nhất

Nguyễn Tuân là một trong những cái tên sáng giá của nền văn học Việt Nam, các tác phẩm của ông luôn mang một nét độc đáo rất riêng và “Chữ người tử tù” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất. Bằng việc xây dựng tình huống truyện độc đáo với thủ pháp đối lập, ông đã tạo nên hình tượng của Huấn Cao vừa là một chiến sĩ kiên cường bất khuất, vừa là một người nghệ sĩ tài hoa và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Truyện ngắn “Chữ người tử tù” được trích trong tập “Vang bóng một thời” in vào năm 1940, giữa bối cảnh “Tây Tàu nhố nhăng”, nhân vật Huấn Cao là đại diện cho những người vừa có tài hoa vừa có khí chất, không bị cuốn theo danh lợi mà luôn giữ vững sự thiện lương và thanh cao của mình.

Huấn Cao được giới thiệu là một người nghệ sĩ tài hoa với biệt tài viết chữ thư pháp tuyệt đẹp, đến nỗi được người đời khen ngợi và vang danh cả một vùng. Thậm chí viên quan ngục ngày thường vốn khét tiếng cũng phải ước ao có được chữ của ông để về treo ở trong nhà, ông còn so sánh chữ của Huấn Cao sánh ngang với báu vật quý giá.

Tuy tài năng là thế nhưng Huấn Cao vốn rất chảnh, ông chỉ cho chữ những người ông coi là tri kỷ và số lượng còn đếm trên đầu ngón tay. Chính vì điều này đã khiến cho viên quản ngục cảm thấy khép nép không dám lấy uy quyền ra để ép ông cho chữ. Ông chỉ giữ nối canh cánh trong lòng và luôn lo sợ rằng Huấn Cao bị xử tử trước khi cho chữ thì ông sẽ hối hận cả đời mất.

Tuy nhiên, trời không phụ lòng người, sau khi Huấn Cao nghe được tấm chân tình của thầy cai từ tên lính canh, ông đã quyết định sẽ viết tặng viên quản ngục một bức thư pháp trước khi ra pháp trường. Khung cảnh diễn ra lúc Huấn Cao cho chữ quả thực rất đẹp và ấn tượng. Hình ảnh bó đuốc sáng rực đối lập với cảnh lao tù tăm tối, chật hẹp, bẩn thỉu. Huấn cao vốn là một tử tù lại ung dung, thần thái viết nên những nét chữ vuông vức, đẹp mắt còn thầy cai thì khúm núm, thầy thơ thì run run.

Bên cạnh một người nghệ sĩ tài hoa, Huấn Cao còn được biết đến là một vị anh hùng gan dạ, vì bất mãn trước chế độ phong kiến thối nát, người dân bị áp bức bóc lột mà ông cùng những người đồng chí đã đứng dậy đấu tranh đòi quyền lợi. Cái tên “Huấn Cao” đã khiến cho những tên lính hết sức e dè vì ông là kẻ ngạo ngược và nguy hiểm nhất.

Huấn Cao cũng thể hiện khí phách hiên ngang của mình trước bọn cai ngục, ông không hề để tâm những lời đe dọa của tên lính mà vẫn chỉ huy mọi người cùng làm theo ý mình bằng hành động “dỗ gông”, rồi đến khi vào trong ngục, ông vẫn bình thản đón nhận sự đối đãi nhiệt tình của viên cai ngục với thái độ có phần khinh thường để nhằm thể hiện rằng mình không dễ bị mua chuộc, thậm chí ông còn nói rằng mong muốn “viên cai ngục đừng đặt chân vào buồng giam của ông”.

Tuy nhiên ông cũng là một người biết suy nghĩ trước sau, điển hình là khi biết tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục, ông đã quyết định chấp nhận cho chữ tại nơi ngục tù tối tăm này, mặc dù trước đó ông kiên quyết không vì vàng bạc hay quyền thế mà viết tặng câu đối. Ông còn cảm thấy có chút ân hận khi đã coi thường viên quản ngục, để rồi thiếu chút nữa là phụ một tấm lòng trong thiên hạ.

Qua ngòi bút tuyệt vời của nhà văn Nguyễn Tuân, chúng ta có thể thấy được Huấn Cao là một đại diện cho hình tượng anh hùng chính trực, tài hoa, không hề run sợ trước uy quyền và có thể tỏa sáng bất kỳ nơi đâu, bất kỳ hoàn cảnh nào.

Phân tích nhân vật Huấn Cao học sinh giỏi hay nhất

Nguyễn Tuân là một trog những nhà văn lớn của dân tộc, ông đã dành cả đời mình để đi tìm cái đẹp trong văn chương. Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại cho đời vô vàn những tác phẩm quý báu điển hình là truyện ngắn “Chữ người tử tù” được trích trong tập “Vang bóng một thời (1940)". Trong truyện ngắn này, tác giả đã tạo nên một tình huống truyện vô cùng độc đáo cùng với thủ pháp đối lập để xây dựng hình tượng một người nghệ sĩ tài hoa, một chiến sĩ kiên cường, bất khuất là Huấn Cao.

Khác với hình tượng những người chiến sĩ anh hùng khác, Huấn Cao không xuất hiện với hình ảnh oai phong, lẫm liệt mà ngược lại ông lại xuất hiện trong vai trò là một người tử tù, đang chờ ngày thi hành án, điều này đã làm cho hình tượng của Huấn Cao trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết.

Trong cái xã hội phong kiến đầy rẫy mục nát, tối tăm, không đồng tình trước sự chèn ép, áp bức của những tên tham quan và triều đình, Huấn Cao đã lãnh đạo một nhóm người đứng dậy đấu tranh khởi nghĩa để đòi lại công bằng cho người dân nghèo khổ, lầm than. Tuy nhiên, kế hoạch của ông bị thất bại, hậu quả là ông và 5 người đồng chí khác đã bị bắt giam và xử tử.

Mặc dù mang trên mình án tử hình, cổ đeo gông cùm, chân bị trói buộc bởi xiềng xích nhưng ông không bao giờ run sợ, mà ngược lại luôn tỏ ra rất kiên cường và không hề run sợ trước những lời đe dọa của tên lính áp giải, bằng chứng là ông cùng các đồng chí vẫn “dỗ gông” để giết chết những con rệp đang bám đầy trên cổ mình mặc cho tên lính hăm dọa “sẽ phết cho mấy hèo nếu mọi người không đứng dậy”.

Suốt nửa tháng trời bị giam giữ tại đây, Huấn Cao cùng 5 người đồng chí của mình đều được viên quản ngục tiếp đã chu đáo, ngày nào cũng có cơm rượu, đồ nhắm dâng sẵn. Ban đầu ông cũng bán tính bán nghi rằng không biết viên cai ngục có ý đồ gì, muốn mua chuộc ông để moi thông tin chăng?. Tuy nhiên, không vì thế mà ông bị lung lay, ngược lại ông còn sẵn sàng tỏ thái độ “khinh bỉ” với tên cai ngục để chứng tỏ sự kiên cường, không chịu khuất phục của mình.

Tuy nhiên, vốn là một người có học và hay chữ, ông hiểu rõ thấu tình đạt lý để rồi khi nghe được tên lính canh tâm sự nỗi lòng của viên quản ngục, ông đã vỡ lẽ ra và đồng ý sẽ viết tặng một bức thư pháp cho thầy cai.

Và cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục ở cuối bài chắc hẳn là một chi tiết đắt giá nhất của tác phẩm. Nguyễn Tuân đã khéo léo sử dụng thủ pháp đối lập để khắc họa nên một bức tranh vô cùng ấn tượng chốn lao tù. Hình ảnh bó đuốc cháy đỏ rực thắp sáng cả một không gian ngục tù tối tăm. Và ngay lúc đó, người tử tù Huấn Cao đang bị trói buộc bởi gồng cùm, xiềng xích lại ung dung, đạo mạo viết ra những nét chữ vuông vắn, đẹp lay động lòng người, còn thầy thơ thì tay bưng chậu mực run run, thầy cai thì khép nép lượm những đồng tiền đánh dấu ô chữ trên phiến lụa trắng.

Thậm chí sau khi viết xong, Huấn Cao còn mở lời khuyên viên cai ngục nên rời khỏi chốn lao tù, từ bỏ cái nghề này vì nơi đây thiện lương khó giữ, và sở thích chơi chữ cũng không phù hợp với chốn “dơ bẩn” này khiến cho thầy cai phải chắp tay vái lại và “xin bái lĩnh”.

Qua đó, chúng ta có thể thấy được rằng, Huấn Cao vốn là một người chiến sĩ kiên cường, bất khuất, không gục ngã trước uy quyền nhưng lại mềm lòng trước cái đẹp, và cái đẹp sẽ tỏa sáng ở bất kỳ đâu trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Huấn Cao quả thật là một nhân vật đặc biệt xứng đáng cho mọi người noi theo.

Phân tích nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ đạt điểm cao nhất

Nguyễn Tuân được ví như một cây đại thụ của nền văn học nước nhà, ông đã từng là Tổng thư kí Hội văn nghệ Việt Nam và còn nhận được giải tưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Trong suốt những năm tháng sáng tác của mình, ông đã cống hiến cho người đời rất nhiều tác phẩm văn học hay và ý nghĩa, nổi bật ngất trong số đó là truyện ngắn “Chữ người tử tù”. Với thủ pháp nghệ thuật đối lập đặc biệt cùng với việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, ông đã thành công xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao, một người nghệ sĩ tài hoa và một chiến sĩ dũng cảm, gan dạ. Điều này thể hiện rõ nhất trong cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục.

Cảnh Huấn Cao cho chữ người quản ngục được đặt ở gần cuối bài đã góp phần giúp cho tình huống của truyện ngắn được đẩy đến cao trào. Giữa tình thế cấp bách, cáo văn quyết định ngày xử trảm người tử tù Huấn Cao đã được truyền đến, thầy thơ sợ rằng viên cai ngục sẽ bỏ lỡ cơ hội hiếm có này mà ông đã quyết định tâm sự tường tận mọi chuyện với Huấn Cao. Và may mắn rằng, sau khi nghe được những lời nói ấy, Huấn Cao đã nhận ra tấm chân tình của thầy cai, và ngay lập tức quyết định sẽ cho chữ vào đêm nay.

Và vào tối khuy hôm ấy, ngay tại chốn phòng giam tăm tối, chật hẹp với đầy rẫy phân chuột dơ bẩn, một ngọn đuốc rực sáng đã được thắp lên để giúp Huấn Cao đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của một người si mê về nghệ thuật, mặc dù trước đó ông kiên quyết không cho chữ cho dù vì đồng tiền hay quyền lực.

Đối với Huấn Cao, đây là những phút giây cuối đời trước khi ông bị chém đầu, nhưng ông không hề run sợ hay lo lắng, mà ngược lại ông rất ung dung và bình tĩnh “dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh” còn thầy thơ thì tay cầm chậu mực run run, viên cai ngục bình thường suốt ngày quát tháo, nạt nộ thì hết sức khép nép lượm những đồng tiền đang dánh dấu ô chữ, quả thật là một cảnh xưa nay hiếm có mà chỉ có Huấn Cao mới có thể tái hiện được.

Cả ba người họ, đều có một niềm đam mê với cái đẹp, với nghệ thuật thư pháp, nhưng trớ trêu thay, họ lại gặp nhau trong hoàn cảnh đầy éo le tại ngục tù tăm tối này. Và chính nhờ cái đẹp đã khiến cho mọi trật tự bị đảo lộn, người tử tù như Huấn Cao lại ung dung căn dặn, khuyên răn thầy cai, thầy thơ hãy rời bỏ nơi này vì đây vốn không phù hợp với họ, không phù hợp với những tâm hồn đầy nghệ sĩ.

Nhà văn Nguyễn Tuân đã khéo léo sử dụng thủ pháp đối lập để đem đến cho người đọc những cảm xúc hết sức là chân thật và đặc biệt, giúp cho hình tượng Huấn Cao và tác phẩm “Chữ người tử tù” trở thành một trong những áng văn hay và tiêu biểu trong thời điểm lúc bấy giờ.

Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Huấn Cao

Mời các em cùng tham khảo thêm một số sơ đồ tư duy phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” để hình dung rõ hơn cách viết cũng như những nội dung quan trọng cần trình bày trong bài tập làm văn này nha.

phan tich nhan vat huan cao 3 jpg

Sơ đồ tư duy phân tích vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”.

phan tich nhan vat huan cao 4 jpg

Sơ đồ cảm nhận vẻ đẹp về hình tượng của nhân vật Huấn Cao trong chữ người tử tù.

phan tich nhan vat huan cao 5 jpg

Sơ đồ tư duy phân tích vẻ đẹp cảnh nhân vật Huấn Cao cho chữ viên cai ngục.

Một số điểm đặc biệt về nhân vật Huấn Cao và tác phẩm chữ người tử tù

Cùng tìm hiểu thêm một số thông tin thú vị xoay quanh nhân vật Huấn Cao trong truyện “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân nhé:

  • Có nhiều ý kiến cho rằng hình tượng Huấn Cao được tác giả lấy nguyên mẫu từ Cao Bá Quát, nhưng thực chất theo wikipedia thì nhân vật này được xây dựng dựa theo Nguyễn Cao (hiệu là Trác Hiên), vừa là một danh tướng vừa là một nhà thơ nổi tiếng dưới thời nhà Nguyễn vào thế kỷ thứ 19.
  • Trước đây, tác phẩm “Chữ người tử tù” thuộc chương trình ngữ văn lớp 11, nhưng từ năm 2022, truyện ngắn này đã được chuyển qua chương trình Văn học lớp 10.
  • Ban đầu, truyện ngắn này có tên là “Dòng chữ cuối cùng” nhưng đến năm 1940 thì được đổi tên thành Chữ người tử tù.

Qua bài viết trên, freetuts.net đã hướng dẫn cách lập dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao chi tiết nhất và chia sẻ thêm một số bài văn mẫu cũng như sơ đồ tư duy có liên quan, hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích cho các em học sinh lớp 10.

Chúc các em luôn đạt điểm cao nhé và đừng quên rằng tại chuyên mục Văn học của chúng tôi còn rất nhiều bài viết thú vị khác đang chờ đón các em cùng khám phá.

Cùng chuyên mục:

Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Hướng dẫn cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã…

Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu

Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu

Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất

Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất

Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay

Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Dàn ý nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông và văn mẫu

Dàn ý nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông và văn mẫu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu là một trong những...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) có tên thật là Nguyễn Văn Báu...

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Đỗ Phấn không chỉ là một họa sĩ rất tài ba và cũng là một…

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), ông là một nhà thơ, nhà văn, kiêm nhà…

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Hê minh uê (Ernest Miller Hemingway) là một nhà văn, nhà báo...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Sô lô khốp hay còn gọi là Sholokhov (1905 - 1984) vốn là một nhà...

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Cao Bá Quát sinh năm 1808, mất năm 1855, có tên chữ là Chu Thần....

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Nguyễn Công Trứ sinh năm 1778, mất năm 1859, ông vừa là một nhà chính…

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất

15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất

Mở bài Câu cá thu (Thu điếu) là một phần quan trọng nhất trong...

Top