TÁC PHẨM VĂN HỌC
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Phân tích Chị em Thúy Kiều, lên dàn ý và bài văn mẫu

Phân tích Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du, đoạn trích sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng làm nổi bật vẻ đẹp sắc nước, khuynh thành của Thúy Kiều và Thúy Vân.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Phân tích Chị em Thúy Kiều, một đoạn trích mở đầu cực hay trong tác phẩm “Đoạn trường tân thanh - Thúy Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du. Cùng freetuts tìm hiểu về dàn ý chi tiết, sơ đồ tư duy và một số bài văn mẫu hay về phân tích tác phẩm này nhé.

Dàn ý phân tích Chị em Thúy Kiều - Ngữ văn 9

phan tich chi em thuy kieu 1 jpg

Dàn ý phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều.

Để có thể hoàn thành bài phân tích tác phẩm chị em Thúy Kiều, trước tiên, các em cần lập dàn ý phân tích Truyện Kiều một cách chi tiết và đầy đủ ý nhất để tránh bị bỏ sót những nội dung quan trọng nha.

Dàn ý Chị em Thúy Kiều ngắn nhất

I. Mở bài phân tích Chị em Thúy Kiều

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du, giới thiệu về Truyện Kiều và đoạn trích Chị em Thúy Kiều.

Ví dụ:

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc Việt Nam, ông đã để lại cho mọi người nhiều tác phẩm văn học hay và xuất sắc.

Truyện kiều là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Du, đoạn trích Chị em Thúy Kiều là một đoạn trích miêu tả rõ nét về vẻ đẹp tài sắc vẹn toàn của hai chị em Thúy Kiều.

II. Thân bài phân tích đoạn trích chị em Thúy Kiều

Phân tích 4 câu đầu chị em Thúy Kiều: Giới thiệu khái quát về hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân.

  • Đầu lòng hai ả tố nga”: Thúy Kiều và Thúy Vân là hai người con gái đầu lòng có nhan sắc vô cùng xinh đẹp của nhà Vương Quan, Thúy Kiều là chị còn Thúy Vân là em.
  • Mai cốt cách, tuyết tinh thần”: Sử dụng hình ảnh ước lệ để nói vè vẻ ngoài xinh đẹp của hai chị em được ví như hoa mai thuần khiết và trong trắng như tuyết.
  • Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”: Hai chị em đẹp cả người lẫn nết, không có điểm gì để chê.

Phân tích 4 câu thơ tiếp theo: Miêu tả vẻ đẹp của cô em gái Thúy Vân.

  • trang trọng khác vời”, “khuông trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”: Thúy Vân là một người có vẻ đài các, sang trọng, khuôn mặt thì tròn trịa vô cùng phúc hậu.
  • Sử dụng hình ảnh ước lệ “hoa cười, ngọc thốt” để chỉ rằng Thúy Vân có nụ cười tươi như hoa, lời nói thì ngọt ngào trong trẻo tựa như ngọc.
  • Hoa thua, tuyết nhường”: Thúy Vân sở hữu mái tóc đẹp đến nỗi hoa cũng phải chào thua, làn da trắng mà tuyết phải nhường.

Phân tích 12 câu thơ tiếp: Vẻ đẹp của Thúy Kiều:

  • Kiều càng sắc sảo mặn mà,...phần hơn”: Nghệ thuật đòn bẩy để làm nổi bật nên vẻ đẹp hơn người của Thúy Kiều, Thúy Vân đã đẹp, Thúy Kiều còn muôn phần đẹp hơn.
  • Tiếp tục sử dụng hình ảnh ước lệ “làn thu thủy, nét xuân sơn”: để diễn tả được vẻ đẹp trời ban khó có ai sánh bằng của cô chị Thúy Kiều.
  • Một người con gái sở hữu nhan sắc xinh đẹp tuyệt trần đến độ hoa phải ghen, liễu phải hờn, tuy nhiên đây cũng là dự báo về cuộc đời đầy sóng gió, bi kịch của cô.
  • Không chỉ có vẻ ngoài xinh đẹp, Thúy Kiều là một cô nương rất thông minh, cầm kỳ thi họa…
  • Thúy Kiều được ưu ái hơn cả khi phần lớn những câu thơ trong đoạn trích được dùng để diễn tả vẻ đẹp của cô.

Phân tích 4 câu thơ cuối: Miêu tả cuộc sống ấm êm của hai chị em Thúy Kiều

  • Chị em Thúy Kiều vốn được sống trong nhung lụa từ bé, “trướng phủ, màn che”...
  • Tuy cả hai đã đến tuổi cập kê và được rất nhiều người để ý, nhưng hai chị em Kiều đều rất chuẩn mực và giữ gìn.

III. Kết bài

Tóm tắt lại nội dung của đoạn trích, đưa ra nhận xét của bản thân.

Dàn ý nghệ thuật tả người trong Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du

I. Mở bài chị em Thúy Kiều

Giới thiệu chung về tác phẩm Truyện Kiều, giới thiệu sơ về nghệ thuật miêu tả nhân vật được tác giả sử dụng trong bài thơ.

II. Phần thân bài dàn ý phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật trong truyện Kiều của Nguyễn Du

Tác giả dùng thủ pháp ước lệ tượng trưng: Đây là thủ pháp miêu tả được sử dụng nhiều trong các tác phẩm văn chương cổ. Trong thủ pháp này, chủ yếu sẽ lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp của con người, lấy thiên nhiên làm quy chuẩn cho cái đẹp.

  • Ngay từ những câu mở đầu, Nguyễn Du đã dùng bút pháp này để giới thiệu về hai chị em Thúy Kiều “mai cốt cách, tuyết tinh thần”: để nói cả hai là những người con gái đẹp cả người lẫn nết.
  • Trong lúc miêu tả về cô em gái Thúy Vân, tác giả sử dụng các hình ảnh như: mây, tuyết, hoa, ngọc để lột tả nên được vẻ đẹp hiền thục, đoan trang mà vô cùng quý phái của Thúy Vân.
  • Tả về cô chị Thúy Kiều, tác giả sử dụng hình ảnh: làn thu thủy, nét xuân sơn, hoa ghen, liễu hờn để nói về vẻ đẹp hơn người của Thúy Kiều.

III. Phần kết bài

Nhận xét về nghệ thuật ước lệ tượng trưng của Nguyễn Du, qua đó cho thấy tài năng của ông.

Sơ đồ tư duy phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều

Cùng freetuts tham khảo một số sơ đồ tư duy phân tích bài thơ chị em Thúy Kiều để tìm thêm những ý tưởng cho bài tập làm văn của mình nha.

phan tich chi em thuy kieu 2 jpg

Sơ đồ tư duy phân tích Chị em Thúy Kiều ngắn nhất.

phan tich chi em thuy kieu 3 jpg

Sơ đồ tư duy phân tích vẻ đẹp Chị em Thúy Kiều chi tiết.

phan tich chi em thuy kieu 4 jpg

Sơ đồ tư duy phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều.

Bài văn mẫu phân tích Chị em Thúy Kiều

Cảm nhận về đoạn trích chị em Thúy Kiều ngắn gọn

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc Việt Nam, ông đã để lại cho người đời rất nhiều kiệt tác hay. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” được trích từ tác phẩm “Truyện Kiều” là một trong những bài thơ tuyệt vời nhất của ông, với thủ pháp mượn cảnh tả người, Nguyễn Du đã khắc họa được vẻ đẹp trời ban của hai chị em Thúy Kiều.

Hai chị em Thúy Kiều vốn có xuất thân từ gia đình gia giáo:

Đầu lòng hai ả tố nga

Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân

Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, mà tác giả đã giới thiệu được xuất thân, và ngoại hình, tính cách của hai chị em Kiều. Họ vốn là hai người con gái đầu của viên quan ngoại, cả hai sở hữu ngoại hình xinh đẹp cùng tính cách nết na, thùy mị. Mỗi người có một vẻ đẹp riêng, không ai thua kém ai cả.

Mở đầu là tác giả giới thiệu về em gái Thúy Vân:

"Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét mày nở nang

Hoa cười, ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da."

Thúy Vân được miêu tả là một tiểu thư đài các sang trọng, quý phái “trang trọng khác vời”. Nàng có khuôn mặt tròn “đầy đặn” trông rất phúc hậu, đôi mắt phượng, lông mày ngày xinh đẹp, nụ cười xinh như hoa, giọng nói thì có âm vang trong trẻo như tiếng ngọc quý. Ngoài ra cô còn có mái tóc dài thướt tha đến nỗi mây phải thua và làn da trắng sáng đến độ tuyết còn phải nhường. Qủa là một mỹ nhân xưa nay hiếm có. Tác giả tinh tế sử dụng từ “thua” và “nhường” như để báo hiệu Thúy Vân sẽ có một cuộc đời vô cùng êm đềm.

Tiếp theo đó, tác giả đã miêu tả đến vẻ đẹp của Thúy Kiều:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc vẫn là phần hơn.

Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.”

Tả Thúy Vân trước với những vẻ đẹp trời ban sau đó mới tả Thúy Kiều là một dụng ý vô cùng hay của Nguyễn Du. Lấy Thúy Vân làm nền để làm nổi bật lên vẻ đẹp nghiêng nước, nghiêng thành của Thúy Kiều. Cô em đã đẹp như vậy mà cô chị còn “so bề tài sắc vẫn là phần hơn”, chứng tỏ Thúy Kiều là một cô nương có nhan sắc thuộc hàng cực phẩm. Mắt Kiều trong veo như làn nước mùa thu, chân mày thanh tú, một vẻ đẹp mà khiến hoa phải “ghen”, liều cũng “hờn” vì thua kém, và đây cũng là một ẩn ý báo động về cuộc đời đầy sóng gió của Kiều khi gắn liền với “gen, hờn”.

Sau khi nói về vẻ đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du tiếp tục nói về tài năng vẹn toàn của cô:

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.

Cung, thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên “Bạc mệnh” lại càng não nhân.”

Không chỉ có nhan sắc xinh đẹp, Kiều còn là một người con gái cực kỳ thông minh, cầm kỳ thi họa đều rất giỏi và thậm chí còn đạt tới trình độ tuyệt kĩ mà khó ai sánh bằng. Qua đây, chúng ta có thể thấy Thúy Kiều quả thực là một tuyệt sắc giai nhân, xưa nay hiếm có. Và cũng có thể vì quá đỗi hoàn thiện nên cô mới bị nhiều người ganh ghét để rồi có một cuộc đời đầy thăng trầm và biến động.

Trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” với thể thơ lục bát và bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy vẻ đẹp của tự nhiên để làm nổi bật lên vẻ đẹp của con người, Nguyễn Du đã thành công khắc họa hình ảnh chị em Thúy Kiều xinh đẹp động lòng người, đồng thời cũng có gợi mở về tương lai trái ngược của hai chị em họ.

Phân tích chị em Thúy Kiều học sinh giỏi

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, một danh nhân văn hóa của thế giới. Nhắc đến ông thì không thể bỏ qua được kiệt tác “Đoạn trường tân thanh - Truyện Kiều”, một trong những tác phẩm làm nên tên tuổi cho tác giả. Và đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” là một đoạn trích hay miêu tả về nhan sắc xinh đẹp của chị em Thúy Kiều và Thúy Vân.

Với bốn câu thơ đầu, Nguyễn Du đã giới thiệu được gia thế và vẻ đẹp của cả hai chị em:

Đầu lòng hai ả tố nga,

Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.

Mai cốt cách tuyết tinh thần,

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.”

Thúy Kiều và Thúy Vân là “hai ả tố nga” của nhà viên quan ngoại, qua đây, chúng ta có thể biết được rằng hai chị em Thúy Kiều không chỉ là hai mỹ nhân xinh đẹp tuyệt trần mà tính cách thì ngay thẳng, thanh cao được ví như “mai cốt cách, tuyết tinh thần” và vẻ đẹp này còn đạt tới chuẩn mực “mười phân vẹn mười”, mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng, không ai thua kém ai.

Bốn câu theo tiếp theo, Nguyễn Du đã dùng để miêu tả riêng về người em gái Thúy Vân:

Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”

Thúy Vân được miêu tả là một người con gái đài các, sang trọng khác hẳn người thường, gương mặt cô tròn trịa như khuôn trăng trông rất phúc hậu, nét ngài thì nở năng, nụ cười xinh đẹp, rạng rỡ như hoa, tiếng nói trong trẻo thanh thoát như ngọc. Mây phải chào thua trước mái tóc óng ả, tuyết phải khiêm nhường trước làn da trắng nõn nà của cô. Thoạt nhìn thì ta chỉ thấy Nguyễn Du tập trung miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân nhưng thực chất là ông có dự báo về cuộc đời êm đềm của cô khi được vạn vật tự nhiên “nhường” nhịn, chịu thua.

Thúy Vân được miêu tả trong vỏn vẹn 4 câu thơ, nhưng Thúy Kiều được miêu tả tận trong mười sáu câu thơ tiếp theo:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn:

Làn thu thủy nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

Một hai nghiêng nước nghiêng thành,

Sắc đành đòi một tài đành họa hai.”

Nếu Thúy Vân có vẻ đẹp phúc hậu thì Thúy Kiều lại có một vẻ ngoài “sắc sảo mặn mà”, cả tài và sắc đều có phần đẹp hơn em gái mình. Kiều có đôi mắt đẹp, trong veo như nước mùa thu, đôi lông mày thanh thoát như những dãy núi mùa xuân, tạo nên một nhan sắc tuyệt trần và phải gọi là mỹ nữ trần gian có một không hai. Chính vì sở hữu ngoại hình cực phẩm đến vậy mà khiến cho “hoa ghen”, “liễu hờn”, dự báo một tương lai đầy sóng gió và trắc trở của Thúy Kiều khi sống trong cảnh ghen ghét, đố kị. Kiều không đơn thuần chỉ là một cô gái xinh đẹp, mà khả năng đờn ca, tài tử của cô cũng thuộc hàng đỉnh cao trong thiên hạ:

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

Phong lưu rất mực hồng quần,

Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.

Êm đềm trướng rủ màn che,

Tường đông ong bướm đi về mặc ai.”

Thúy Kiều sở hữu tài năng đánh đành độc nhất vô nhị và đạt đến trình độ tuyệt kỹ khi “ăn đút hồ cầm một chương”. Tuy nhiên, tiếng đàn có hay, có đặc biệt tới đâu thì vẫn có chút gì đó sầu não như chính cuộc đời của nàng sau này vậy.

Dưới ngòi bút tinh tế và đầy tài năng của Nguyễn Du, ông đã khắc họa thành công nhan sắc xinh đẹp động lòng người của hai chị em Thúy Kiều. Đồng thời, qua việc miêu tả vẻ đẹp, ông cũng phần nào báo trước một tương lai, một số phận của hai người con gái này.

Với những thông tin mà freetuts.net đã chia sẻ ở trên, hy vọng các em học sinh lớp 9 sẽ tìm thêm được nhiều ý tưởng cho bài phân tích Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du. Nếu muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức Văn học thú vị khác, hãy ghé ngay vào trang web của chúng tôi nha, rất nhiều bì viết hữu ích đang chờ các em khám phá đó nha!

Cùng chuyên mục:

Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay

Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Dàn ý nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông và văn mẫu

Dàn ý nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông và văn mẫu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu là một trong những...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) có tên thật là Nguyễn Văn Báu...

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Đỗ Phấn không chỉ là một họa sĩ rất tài ba và cũng là một…

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), ông là một nhà thơ, nhà văn, kiêm nhà…

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Hê minh uê (Ernest Miller Hemingway) là một nhà văn, nhà báo...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Sô lô khốp hay còn gọi là Sholokhov (1905 - 1984) vốn là một nhà...

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Cao Bá Quát sinh năm 1808, mất năm 1855, có tên chữ là Chu Thần....

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Nguyễn Công Trứ sinh năm 1778, mất năm 1859, ông vừa là một nhà chính…

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất

15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất

Mở bài Câu cá thu (Thu điếu) là một phần quan trọng nhất trong...

16 Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa hay, ngắn gọn, ấn tượng nhất

16 Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa hay, ngắn gọn, ấn tượng nhất

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa là một phần quan trọng giúp...

16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất

16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 06 tháng 05 năm 1912, mất ngày 25 tháng 07...

Top