TÁC PHẨM VĂN HỌC
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Phân tích nhân vật Thị Mầu, dàn ý chuản và mẫu văn cực hay

Phân tích nhân vật Thị Mầu trong vở chèo “Thị Mầu lên chùa”, hướng dẫn cách lập dàn ý phân thích Thị Mầu chi tiết nhất cùng một số bài văn mẫu hay.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Phân tích nhân vật Thị Mầu trong trích đoạn chèo “Thị Mầu lên chùa” là một đề tập làm văn rất hay và độc đáo, nó cùng thường xuyên xuất hiện trong các bài kiểm tra quan trọng trong chương trình Ngữ Văn lớp 10.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bạn không biết phân tích sau cho hay, cho ấn tượng để đạt điểm cao nhất, chính vì thể trong bài viết hôm nay, freetuts sẽ hướng dẫn các em cách lập dàn ý phân tích Thị Mầu chi tiết nhất và chia sẻ thêm những bài văn mẫu hay, ấn tượng, mời các em cùng tham khảo tại đây nhé!

Dàn ý phân tích nhân vật Thị Mầu trong vở chèo Thị Mầu lên chùa

phan tich nhan vat thi mau 1 jpg

Hướng dẫn lập dàn ý phân tích Thị Mầu chi tiết nhất.

Để có một bài phân tích Thị Mầu hay, đạt điểm cao nhất, các em cần lưu ý chia bố cục thành 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. Chi tiết như sau:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Mở bài phân tích Thị Mầu

Nội dung phần mở bài, các em cần nêu được những ý chính quan trọng sau:

  • Giới thiệu về vở chèo “Quan Âm Thị Kính” và trích đoạn “Thị Mầu lên chùa”.
  • Giới thiệu sơ lược về nhân vật Thị Mầu, cô đóng vai trò gi trong vở chèo này, có tính cách, đặc điểm gì nổi bật…

Các em có thể viết mở bài trực tiếp đi thẳng vào giới thiệu tác phẩm và nhân vật Thị Mầu, hoặc chọn cách viết mở bài gián tiếp tùy vào khả năng của bản thân nhé.

Thân bài phân tích Thị Mầu

Đối với nội dung phần thân bài, các em đi sâu phân tích những ý chính sau:

  • Giới thiệu về xuất thân của Thị Mầu: Cô vốn là con gái của phú ông, gia đình quyền quý, giàu có nhất vùng.
  • Tính cách của Thị Mầu thì sỗ sàng, thích đi ngược với đám đông, làm trái với quy tắc của xã hội.
  • Cô không ngần ngại buông lời tán tỉnh, ve vãn chú tiểu Kính Tâm, mặc cho mọi người xung quanh đánh giá, chê cười.
  • Càng lúc Mầu càng thể hiện sự khát khao, cháy bỏng và mong muốn được se duyên cùng Kính Tâm,
  • Không chỉ dừng lại ở những lời tán tỉnh, cô lẽo đẽo theo Kính Tâm mọi lúc mọi nơi, thậm chí còn có những hành động hết sức lỗ mãn, sỗ sàng khi nắm tay chú tiểu điển trai này.
  • Tất cả những điều trên cho thấy, Thị Mầu là một người phụ nữ làm trái với luân thường đạo lý, những hành động của cô với chú tiểu rất đáng lên án và chịu sự phê phán của mọi người.

Kết bài phân tích Thị Mầu

Rút ra nhận xét riêng của em về nhân vật Thị Mầu và nêu lên vai trò của cô trong trích đoạn “Thị Mầu lên chùa” cũng như vở chèo “Quan Âm Thị Kính”.

Với dàn ý chia sẻ ở trên thì các bạn học sinh có thể nghiên cứu và tự thực hành viết 1 bài mẫu phân tích nhân vật Thị Mầu hay nhất.

Phần tiếp theo sẽ tổng hợp 3 mẫu văn phân tích nhân vật Thị Mầu trong đoạn chèo "Thị Mầu lên chùa", lướt xuống ngay nhé.

Mẫu phân tích nhân vật Thị Mầu ngắn gọn, hay nhất

phan tich nhan vat thi mau 2 jpg

Tổng hợp một số bài văn mẫu phân tích Thị Mầu hay, ngắn gọn nhất.

Ngay bên dưới đây, freetuts đã tổng hợp một số đoạn văn mẫu phân tích Thị Mầu hay nhất, ngắn gọn nhất, mời các em cùng tham khảo để tìm thêm ý tưởng co bài tập làm văn của mình nha.

Mẫu 1: Phân tích nhân vật Thị Mầu ngắn gọn nhất

Vở chèo “Quan Âm Thị Kính” là một trong những tác phẩm kinh điển nhất của chèo cổ Việt Nam nhờ có cốt truyện hấp dẫn cùng với dàn nhân vật độc đáo với các tính cách đối lập nhau. Nổi bật nhất trong đó phải kể đến nhân vật Thị Kính, một người phụ nữ táo bạo, lẳng lơ, tính cách của cô được khắc họa rõ nét nhất trong trích đoạn “Thị Mầu lên chùa”, lúc cô ra sức tán tỉnh chú tiểu Kính Tâm.

Thị Mầu tự giới thiệu bản thân mình là con gái của một phú ông, cô rất thích lên chùa để cúng bái, lạy phật. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rằng bình thường mọi người đều lên chùa vào ngày mười bốn, mười lăm, nhưng riêng Mầu lại lên chùa từ ngày mười ba, và mục đích thực sự của cô là lên chùa để ngắm chú tiểu điển trai, thậm chí cô còn ước rằng một tháng có “đôi rằm” để cô có lý do lên chùa nhiều hơn.

Thị Mầu quả thật là một người phụ nữ táo bạo, cô không theo bất kỳ khuôn phép nào thậm chí có phần hơi lẳng lơ khi dám buông lời tán tỉnh, ve vãn chú tiểu Kính Tâm một cách công khai. Cô lặp đi lặp lại việc mình hãy còn độc thân chưa chồng và tỏ ra chết mê chết mệt vẻ đẹp trai của Kính Tâm, thậm chí còn khen rằng “người đâu mà đẹp như sao băng” mặc cho mọi người dị nghị nhưng cô cũng chẳng màng quan tâm vì “đẹp thì người ta khen chứ sao!”.

Cô khao khát chinh phục được chú tiểu Kính Tâm đến độ mất trâu, mất bò cũng chẳng màng, chỉ chăm chăm đi theo để tán tỉnh sư thầy mà thôi, thậm chí cô còn ví Thầy như táo rụng sân đình, còn mình như gái rở đi rình nhặt táo vì thèm của chua quá rồi. Tới đây, chúng ta có thể thấy, Thị Mầu hoàn toàn đi ngược lại với hình ảnh của người phụ nữ thời xưa, đáng lẽ ra cô phải công, dung, ngôn, hạnh, biết dữ ý tứ, e dè nhưng vì khát khao về một tình yêu cháy bỏng với chú tiểu mà cô bất chấp tất cả.

Thậm chí khi những người xung quanh phê phán những hành động táo bạo của cô mà hỏi rằng “Mầu ơi, nhà mày có mấy chị em? có ai như mày không?”. Mầu chỉ bình thản đáp rằng cô là người chính chắn nhất trong chín chị em của mình rồi tiếp tục công cuộc ve vãn của mình. Tuy nhiên mặc cho cô buông biết bao lời đường mật, chú tiểu Kính Tâm vẫn không màng tới, thậm chí là còn khiếp vía chạy mất.

Không chỉ dừng lại ở những lời ong bóng, Thị Mầu còn thể hiện sự quyết liệt theo đuổi Kính Tâm bằng hanh động xông ra nắm tay, rồi dành cả việc quét chùa thay người thương. Đây là một hành động đáng lên án bởi vì người xưa có câu “nam nữ thụ thụ bất thân”, đặc biệt Kính Tâm lại là một người tu hành nên hành động này là không thể nào chấp nhận được.

Có thể nói qua đây, tác giả cũng muốn lên án những người phụ nữ lẳng lơ, không biết phân biệt đúng sai, phải trái giống như Thị Mầu, mặc dù cô can đảm thể hiện được tình yêu, chính kiến của mình nhưng nó đã đặt sai chỗ vì đây là chùa, là nơi tôn nghiêm nhất chứ không phải chỗ cho trai gán tán tỉnh nhau. Và cũng nhờ Thị Mầu với một hình tượng độc đáo này đã góp phần làm nên sự hấp dẫn cho vở chèo “Quan Âm thị Kính” và nhất là trong đoạn trích “Thị Mầu lên chùa”.

Mẫu 2: Phân tích nhân vật Thị Mầu học sinh giỏi hay nhất

Đối với những ai mê tuồng chèo thì chắc hẳn sẽ không còn xa lạ gì với vở chèo “Quan Âm Thị Kính” bởi đây là một trong những tác phẩm xuất sắc và ấn tượng nhất của nghệ thuật chèo cổ. Và trong đó, nhân vật Thị Mầu là một vai diễn để lại cho người xem nhiều ấn tượng và cảm xúc khó quên nhất bởi tính cách phóng khoáng, lẳng lơ, trái ngược với hình ảnh của phụ nữ Việt Nam lúc bấy giờ. Điều này được thể hiện rõ nét nhất trong đoạn trích “Thị Mầu lên chùa”, lúc cô thể hiện sự tán tỉnh, ve vãn sư thầy Kính Tâm.

Thị Mầu vốn là con gái của phú ông, một gia đình giàu có nhất vùng, cô thể hiện mình là một người con hiếu thảo và ngoan ngoãn khi “Thầy mẹ tôi tôn kính một lòng”. Ngoài ra cô còn chuẩn bị lễ vật để lên chùa cầu bình an cho phụ thân, phụ mẫu của mình, duy chỉ có điều cô khác mọi người là chuẩn bị lên chùa rất sớm từ ngày mười ba, qua đó chúng ta cũng có thể thấy được Thị Mầu là một cô gái có cá tính và không thích tuân theo quy chuẩn của xã hội.

“Thế mà Thị Mầu tôi mang tiếng lảng lơ / Đò đưa cấm giá tôi lên chùa từ mười ba.

Tôi bước vào lễ Phật Thích Ca / Lễ đức Tam Thế, vua cha Ngọc Hoàng”.

Qua nhưng lời nói trên, chúng ta có thể thấy được mục đích lên chùa của Thị Màu, mặc dù cô nói trước là cúng bái, sau đó là thăm người già nhưng thực tế, cô lên chùa chỉ để mong muốn được nhìn thấy chú tiểu nhỏ. Thậm chí cô còn lộ rõ tham vọng của mình khi mong muốn một tháng có đôi ngày rằm để cô có dịp được vãn chùa nhiều hơn. Qua đó, ta có thể thấy được sự lẳng lơ và táo bạo của Thị Mầu, điển hình là việc cô thản nhiên chọc ghẹo tiểu, ve vãn Kính Tâm không chút e dè, ngại ngùng.

Khi được Kính Tâm hỏi về tên tuổi, xuất thân, Thị Mầu đã nhấn mạnh việc mình là gái vừa tròn 18 tuổi và chưa có chồng. Đời thủa có ai như cô dám buông lời khen ngợi chú tiểu Kính Tâm rằng “người đâu mà đẹp như sao băng, rồi cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang…”. Thậm chí cô còn chẳng màng việc nhà mình bị mất bò mà chỉ tâp trung buông lời ong bướm tán tỉnh Kính Tâm.

Thông thường những người phụ nữ thời phong kiến luôn dữ mình, tuân thủ đủ lễ nghi giáo điều nhưng Thị Mầu thì hoàn toàn ngược lại, cô mạnh dạn bày tỏ sự khát khao cháy bỏng của mình với chú tiểu thông qua những lời ve vãn “Thầy như táo rụng sân đình / Em như gái rở, đi rình của chua”. Cô đã đập tan rào cản của chế độ phong kiến, luôn hà khắc với phụ nữ để mạnh dạn tự do đi theo tiếng gọi của con tim tìm kiếm tình yêu cho mình.

Trước những hành động táo bạo của mình, những người xung quanh cũng lên án, phê phán Thị Mầu, thông qua câu đế “Mầu ơi, nhà máy có mấy chị em? Có ai như mày không? Dơ lắm Mầu ơi”. Thị Mầu nghe thế thì chẳng mảy may ngại ngùng mà thậm chí còn đốp chát lại rằng “Nhà tao có chín chị em, chỉ có mình tao là chín chắn nhất đấy! Kệ tao,...”.

Sau những nỗ lực tán tỉnh bất thành, Thị Mầu đã chuyển sang hát ghẹo chú tiểu:

“Ấy mấy thầy tiểu ơi!

Em xinh em đứng một mình chẳng xinh!”.

Qua doạn hát ghẹo này, Thị Mầu đã thể hiện rõ ràng là mình muốn được nên duyên cùng Kính Tâm thông qua các cụm từ như “quyết đợi chờ lấy nhau” hay “thiếp có chàng”. Cô cũng khẳng định rằng mình sẽ chẳng còn xinh đẹp nếu như phải chịu cảnh cô đơn lẻ bóng một mình. Qua đó chúng ta có thể thấy rằng Mầu là một người phụ nữ tự do, phóng khoáng và đặc biệt cực lẳng lơ.

Thậm chí sau đó, những lời chọc ghẹo của Thị Mầu đã trở nên hơi quá đà và có phần sỗ sàng khi cô nói rằng chú tiểu nên “Bỏ mô Phật đi”, tới đây thì quả thực Mầu không còn thiết tha gì với việc lễ Phật mà chỉ muốn tán đổ Kính Tâm mà thôi. Cô bạo dạn tới mức xông ra, nắm tay Tiểu Kính để dành phần quét chùa, đây là một hành động hết sức táo bạo bởi vì ông bà ta đã có câu “Nam nữ thụ thụ bất thân”, mà đây còn là chú tiểu đã xuất gia thì hành động này càng không chấp nhận được.

Qủa thật, tác giả đã rất thành công khi xây dựng hình tượng Thị Mầu, một người phụ nữ đi ngược với các chuẩn mực trong xã hội thời phong kiến, qua đó cũng đặt ra cho khán giả nhiều suy ngẫm về các quy chuẩn đạo đức, lễ nghi, và đặc biệt là khát khao về tình yêu trong xã hội lúc bấy giờ. Và cũng nhờ tính cách đặc biệt này, Thị Mầu đã giúp cho vở kịch Quan Âm Thị Kính trở nên hấp dẫn và độc đáo hơn bao giờ hết.

Mẫu 3: Cảm nhận về nhân vật Thị Mầu trong vở chèo Quan âm Thị Kính

Trong vở chèo “Quan Âm Thị Kính” Thị Kính và Thị Mầu là hai nhân vật để lại nhiều điểm nhấn cho người xem, nhưng chắc hẳn Thị Mầu sẽ khiến cho mọi người ấn tượng hơn cả bởi tính cách lẳng lơ, phóng khoáng của mình, nó được thể hiện rõ nhất qua trích đoạn “Thị Mầu lên chùa”.

Thị Mầu vốn là con gái của một phú ông, người ngoài nhìn vào thì nghĩ cô rất hiểu chuyện và hiếu thảo vì cô thường xuyên chuẩn bị tiền, gạo để lên chùa lễ phật cầu bình an cho cha mẹ. Tuy nhiên, thực chất việc cô lên chùa là có mục đích cả, người ta lên chùa vào ngày mười bốn, mười lăm, nhưng Mầu đây lại thích lên chùa từ hẳn mười ba để có thể ngắm được chú tiểu lâu hơn, cô còn ước rằng một tháng có đôi ngày rằm để cô có lý do chính đáng lên chùa nhiều hơn.

So với những người phụ nữ lúc bấy giờ thì Thị Mầu quả thật rất táo bạo và đặc biệt, cô không ngần ngại thể hiện sự si mê của mình với chú tiểu Kính Tâm, mặc cho mọi người chê cười, lên án, mặc cho mất trâu, mất bò cô cũng chẳng màng quan tâm. Vì ngay lúc này, trong cô chỉ có duy nhất hình bóng của Kính Tâm mà thôi.

Cô không ngại ngần khen rằng Kính Tâm điển trai, không ngần ngại thể hiện rằng mình muốn được nên duyên cùng chú tiểu, thậm chí lời lẽ còn có phần báng bổ tâm linh khi cô khuyên Kính Tâm “bỏ mô Phật đi!”. Không dừng lại ở những lời tán tỉnh ong bướm, cô còn sỗ sàng xông ra “nắm tay” Kính Tâm khiến cho chú tiểu một phen hoảng hốt.

Qủa thực mà nói, những hành động này thật không thể nào chấp nhận được. Mặc dù Thị Mầu dám đi ngược với số đông để thể hiện sự can đảm của mình trong việc tìm kiếm tình yêu đích thực, nhưng hoàn cảnh thì không đúng chút nào, vì Kính Tâm thân là một chú Tiểu đã xuất gia nên không thể nào vương vấn bụi trần được, dù sao thì những hành động này của cô cũng phần nào đáng lên án. Tuy nhiên, cũng nhờ có Thị mầu thì vở chèo “Quan Âm Thị Kính” mới trở nên đa dạng màu sắc và để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Thị Mầu

Các em hãy tham khảo thêm sơ đồ tư duy phân tích Thị Mầu để hiểu thêm về bài tập làm văn này nhé.

phan tich nhan vat thi mau 3 jpg

Sơ đồ tư duy phân tích Thị Mầu trong “Thị Mầu lên chùa”.

Trên đây, freetuts.net đã hướng dẫn cách lên dàn ý phân tích nhân vật Thị Mầu trong vở chèo “Thị Mầu lên chùa” chi tiết, đủ ý nhất và chia sẻ thêm một số bài văn mẫu hay nhất, hy vọng các em học sinh lớp 10 sẽ cảm thấy thích thú với nội dung của bài viết.

Nếu các em muốn tìm hiểu về nhiều kiến thức Văn học hay ho khác, hãy ghé thăm trang web của chúng tôi ngay nha. Chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo!

Cùng chuyên mục:

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu là một trong những...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) có tên thật là Nguyễn Văn Báu...

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Đỗ Phấn không chỉ là một họa sĩ rất tài ba và cũng là một…

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), ông là một nhà thơ, nhà văn, kiêm nhà…

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Hê minh uê (Ernest Miller Hemingway) là một nhà văn, nhà báo...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Sô lô khốp hay còn gọi là Sholokhov (1905 - 1984) vốn là một nhà...

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Cao Bá Quát sinh năm 1808, mất năm 1855, có tên chữ là Chu Thần....

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Nguyễn Công Trứ sinh năm 1778, mất năm 1859, ông vừa là một nhà chính…

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất

15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất

Mở bài Câu cá thu (Thu điếu) là một phần quan trọng nhất trong...

16 Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa hay, ngắn gọn, ấn tượng nhất

16 Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa hay, ngắn gọn, ấn tượng nhất

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa là một phần quan trọng giúp...

16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất

16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 06 tháng 05 năm 1912, mất ngày 25 tháng 07...

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà phê bình Văn học Hoài Thanh

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà phê bình Văn học Hoài Thanh

Hoài Thanh sinh ngày 15 tháng 07 năm 1909, mất ngày 14 tháng 03 năm…

Tiểu sử Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền Mỹ

Tiểu sử Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền Mỹ

Martin Luther King viết tắt là MLK, sinh ngày 15 tháng 01 năm 1929...

Cuộc đời và sự nghiệp người nghệ sĩ đa tài Văn Cao

Cuộc đời và sự nghiệp người nghệ sĩ đa tài Văn Cao

Văn Cao có tên khai sinh là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15 tháng 11…

Tiểu sử nhà văn William Shakespeare và sự nghiệp vĩ đại

Tiểu sử nhà văn William Shakespeare và sự nghiệp vĩ đại

William Shakespeare sinh ngày 23 tháng 04 năm 1564 tại Warwickshire...

Tiểu sử Lưu Trọng Lư và sự nghiệp văn chương đầy dấu ấn

Tiểu sử Lưu Trọng Lư và sự nghiệp văn chương đầy dấu ấn

Lưu Trọng Lư sinh ngày 19 tháng 06 năm 1911, mất ngày 10....

Top