TÁC PHẨM VĂN HỌC
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Phân tích nhân vật ông Hai, lên dàn ý chi tiết & bài văn mẫu

Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng, ông Hai là một hình tượng đại diện cho người nông dân miền Bắc thật thà, chân chất và có một lòng yêu nước nồng nàn.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Truyện ngắn Làng là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Kim Lân kể về nhân vật ông Hai, một lão nông yêu làng, yêu nước. Đề tài phân tích nhân vật ông Hai là một chủ đề rất hay và thường xuyên có mặt trong các bài thi Ngữ Văn lớp 9. Chính vì thế, trong bài viết hôm nay, hãy cùng freetuts tìm hiểu về dàn ý, sơ đồ tư duy và một số bài văn mẫu phân tích nhân vật ông Hai hay nhất nhé!

Dàn ý phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng

phan tich nhan vat ong hai 1 jpg

Dàn ý chi tiết phân tích ông Hai trong truyện ngắn Làng.

Muốn có một bài tập làm văn phân tích ông Hai đầy đủ và hay nhất, trước tiên các em cần lên một dàn ý chi tiết nha, cụ thể như sau:

Phần mở bài phân tích nhân vật ông Hai

Ở phần này, các em cần giới thiệu về nhà văn Kim Lân, tác phẩm truyện ngắn “Làng” và giới thiệu sơ về nhân vật ông Hai.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Phần thân bài phân tích ông Hai

Giới thiệu về nhân vật ông Hai:

Ở phần này, trước tiên các em cần giới thiệu đặc điểm nhân vật ông Hai, là người ở đâu?, làm gì? Tính tình ra sao? hoàn cảnh của ông Hai hiện tại ra sao?...

  • Ông Hai vốn là một người nông dân hiền lành, thật thà sống ở làng chợ Dầu.
  • Tuy nhiên, do hoàn cảnh bắt buộc, quân địch kéo đến nên ông cùng các con buộc phải đi di tản đến nơi tản cư.

Phân tích tình yêu làng của ông Hai, hãy đưa ra một số dẫn chứng ông Hai khoe làng tại nơi tản cư:

  • Ông Hai là một người có lòng yêu nước nồng nàn, ở nơi tản cư, ông luôn kể về làng Chợ Dầu với một cách vô cùng tự hào.
  • Ngoài ra ông cũng luôn nghe ngóng, tìm hiểu thông tin về ngôi làng, về cuộc kháng chiến đang diễn ra khốc liệt ra sao. Mặc dù hiện tại ông đã ở một nơi an toàn, nhưng trong lòng ông luôn đau đáu hướng về làng Chợ Dầu, và hồi tưởng lại những ngày tháng vui vẻ trong quá khứ được làm việc cùng với mọi người tại quê hương của mình.

Phân tích nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo giặc:

Vì là một người yêu nước nên khi ông Hai nghe tin dữ làng theo giặc thì ông “lặng đi tưởng như không thể thở được”, vừa cảm thấy buồn, vừa xót xa, ông bèn lặng lẽ rời khỏi đám đông. Và sau đó các em hãy tập trung phân tích diễn biến tâm lí dằng xe của ông Hai:

  • Ông đã đặt ra nghi vấn, liệu đây có phải là tin đồn sai sự thật không? rồi sau đó ông lại tự chửi rửa những người đầu hàng theo giặc, ông nhớ lại từng người một trong làng và suy nghĩ liệu con cái của mình sau này có bị hắt hủi vì tội bán nước theo giặc không?
  • Thậm chí ông còn cảm thấy xấu hổ tột cùng, đến nỗi không dám ló mặt ra đường và chỉ dám núp trong nhà để nghe ngóng thêm tình hình.
  • Và khi tin đồn lan rộng, mọi người bắt đầu hắt hủi ông, nhưng ông Hai có suy nghĩ “làng theo Tây thì phải thù” và lúc này, ông chỉ biết tâm sự với đứa con út của mình rằng: Ông tuyệt đối trung thành với dân tộc, với cụ Hồ và kiên quyết không bao giờ đầu hàng trước quân giặc.

Từ đó, rút ra nhận xét rằng, ông Hai là một người yêu nước, trung thành với Đảng, với cách mạng.

Phân tích nhân vật ông Hai khi nghe tin làng cải chính:

Khi được thông báo tin thực ra làng ông không theo giặc, diễn biến tâm lý của ông Hai chuyển sang vui sướng tột cùng:

  • Ông đi đến từng nhà, gặp gỡ mọi người và dõng dạc tuyên bố rằng, làng ông không theo giặc, và mặc dù nhà ông đã bị đốt nhưng ông vẫn rất tự hào.
  • Ông còn hào hứng đem quà về chia cho những người con đang đợi ở nhà.
  • Ông Hai dường như đã tháo được cục đá đè nén trong lòng bấy lâu, ông lại tiếp tục hồ hơi kể cho mọi người nghe làng Chợ Dầu của ông đã chiến đấu dũng cảm ra sao

Qua đây, ta thấy được vẻ đẹp nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng và tinh thần yêu nước của ông ngày càng được khắc họa rõ nét hơn cả, đây là một thứ tình cảm thiêng liêng và chất phác của người nông dân hiền lành, chân chất, ông không màng đến việc nhà mình bị đốt cháy mà ngược lại vô cùng tự hào vì nó khẳng định làng ông không hề theo giặc.

Lòng tin tưởng tuyệt đối vào Đảng và Bác Hồ:

  • Ông Hai là người có lòng tin tưởng tuyệt đối vào Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Ông tin rằng Đảng và Bác sẽ lãnh đạo nhân dân đánh thắng giặc và giành lại độc lập cho đất nước.
  • Niềm tin này đã giúp ông vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và luôn lạc quan, yêu đời.

Bàn luận về nghệ thuật xây dựng nhân vật ông Hai và đưa ra một số nét mới trong tình yêu làng của ông Hai.

  • Nhà văn Kim Lân đã xây dựng nhân vật ông Hai rất thành công qua giọng văn gần gũi, thân thương, giản dị, phù hợp với người nông dân.
  • Bên cạnh đó, ông Hai của Kim Lân còn là một nhân vật điển hình, đại diện cho những người nông dân Việt Nam yêu quê hương, luôn kiên cường chiến đấu chống thực dân Pháp.

Phần kết bài phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng

Rút ra kết luận về nhân vật ông Hai, phẩm chất của ông Hai và truyện ngắn Làng của Kim Lân.

Ví dụ: Hình tượng nhân vật ông Hai đại diện cho người nông dân Việt Nam trong thời điểm kháng chiến: giản dị, mộc mạc, thật thà, chân chất và đặc biệt là có một lòng yêu nước, tin theo đường lối của Đảng, của Bác Hồ vĩ đại.

Truyện ngắn Làng là một tác phẩm có ngôn từ hết sức gần gũi, nhưng lại đem đến những ý nghĩa vô cùng to lớn thông qua cách xây dựng nhân vật độc đáo, sống động.

Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật ông Hai

Cùng tham khảo thêm một số sơ đồ tư duy về đề bài phân tích ông Hai trong truyện ngắn Làng ngay bên dưới đây nha.

phan tich nhan vat ong hai 2 jpg

Sơ đồ dàn ý tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.

phan tich nhan vat ong hai 3 jpg

Sơ đồ tư duy cảm nhận về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng

phan tich nhan vat ong hai 4 jpg

Sơ đồ phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai trong truyện ngắn Làng.

Bài văn mẫu phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

Mời các em cùng tham khảo một số bài văn phân tích ông Hai mà freetuts đã chia sẻ dưới đây để tìm thêm được nhiều ý tưởng hay cho bài văn của mình nha.

Mẫu đoạn văn phân tích nhân vật ông Hai ngắn gọn

Đề bài: Hãy viết đoạn văn ngắn (10-12 câu) nêu cảm nhận về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

Bài viết:

Ông Hai là một lão nông dân sống ở làng chợ Dầu, nhưng vì hoàn cảnh bắt buộc, ông cùng gia đình phải di tản đến nơi ở mới. Ông lão rất tự hào về làng chợ Dầu của mình. Tại nơi ở mới, ông luôn miệng kể với mọi người về những gì mà ông và người dân đã làm cho cách mạng, cho đất nước như việc đào hào, đắp lũy, thậm chí đến cả ông lão râu tóc bạc phơ cũng vác gậy tập đi một hai một hai…” Mục đích ông kể ra để cho vơi bớt nỗi nhớ nhà, nhớ làng, vì trong lòng ông luôn nung náu có ý định được quay trở về làng, được cùng mọi người tiếp tục những công việc ủng hộ cách mạng. Tuy nhiên, cũng vì quá đỗi yêu làng, tự hào về làng mà khi nghe tin làng ông theo giặc, ông lão cổ nghẹn đắng đi, da mặt tê rân rân, ông đau đơn, tủi nhục và liên tục hỏi đi hỏi lại: “Liệu có thật không hở bác?”. Rồi sau đó, ông lủi thủi, đem theo nỗi uất ức rời khỏi đám đông, đi một mạch về nhà. Ông vừa đau, vừa phẫn nộ, nước mắt cứ thế tuôn rơi…May mắn thay, một vài ngày sau thì tin tức làng theo giặc được cải chính. Ông Hai vui mừng như một đứa trẻ được cho quà, ông đem tin nhà mình bị Tây đốt đi khoe khoang khắp nơi để khẳng định rằng, làng chợ Dầu của ông không theo giặc, làng chợ Dầu của ông rất đáng để tự hào. Dù nhà có cháy, có sập nhưng lòng yêu nước của ông sẽ không bao giờ dừng mà ngày càng to lớn hơn. Ông luôn tin theo lý tưởng của Đảng, của cụ Hồ Chí Minh. Qua đây, ta thấy, tình yêu làng, yêu nước của ông Hai sao mà giản dị, chân thành đến thế. Nhà văn Kim Lân cũng rất khéo léo khi tập trung xoáy sâu vào diễn biến tâm trạng của ông Hai để làm nổi bật lên tình yêu quê hương đát nước của nhân vật này.

Mẫu bài văn phân tích nhân vật ông Hai học sinh giỏi

Đề bài: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về tình yêu làng, yêu nước của ông hai.

Bài viết:

Kim Lân là một nhà văn chuyên khắc họa cuộc sống của người dân nông thôn ở miền Bắc, ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm chuyên viết về cảnh sinh hoạt của những người nông dân. Truyện ngắn “Làng” được Kim Lân sáng tác vào những năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhan vật chính trong câu chuyện này là ông Hai, một người nông dân thuộc làng Chợ Dầu, hiền lành chất phác. Qua tác phẩm này, Kim Lân đã miêu tả diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc và tin được cải chính.

Ông Hai vốn là một lão nông dân điển hiền, có một cuộc sống bình yên và hạnh phúc cùng con cháu tại làng chợ Dầu. Ông vốn là người rất yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng, chính vì thế ông rất tự hào vì làng của mình đóng góp rất nhiều cho công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Một ngày nọ, ông Hai và cả gia đình phải đi tản cư theo lệnh kháng chiến. Tới nơi di tản, ông luôn kể về ngôi làng của mình với một cách đầy tự hào rằng ông và mọi người đã tập quân sự ra sao, mọi người cùng đào đường, xẻ hào, đắp ụ,...để khẳng định rằng bản thân mình là một người yêu nước, làng chợ Dầu rất đáng hãnh diện. Mặc dù, hiện tại ông và mọi người đều được an toàn nhưng trong lòng ông không bao giờ thôi nhung nhớ về quá khứ ngày xưa, nhớ về làng chợ Dầu thân thương.

Tuy nhiên, một ngày nọ, tin giữ ập tới rằng làng chợ Dầu của ông đã theo giặc, ông Hai sượng cứng người, bàng hoàng, sửng sốt. Đây quả thật là một cú sốc đối với người luôn có một niềm tin mãnh liệt vào ngôi làng của mình như ông Hai. “Cổ ông lão nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lặng đi tưởng như không thở được”. Cảm giác ngay lúc này của ông Hai như thể rơi xuống một hố sâu thăm thẳm chất chứa đầy sự tủi nhục, đau đớn. Thậm chí ông còn đặt ra nghi vấn “Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…”. Ông Hai lặng đi trước từng lời tường thuật của “người đàn bà vừa ở dưới đấy lên”. Ông lặng lẽ ôm theo sự tủi nhục và rời khỏi đám đông. Giờ đây, ông và gia đình mang tiếng là người của làng Việt gian bán nước, còn nỗi ô nhục nào hơn nữa đâu. Những kẻ phản bội Tổ quốc, phản bội đồng bào thì không bao giờ đáng được tha thứ.

Khi về đến nhà, bao uất ức của ông trào dâng, những giọt nước mắt cứ thế mà tuôn rơi giàn dụa, rồi tương lai các con, các cháu của ông sẽ ra sao khi chúng sẽ phải mang danh người của làng Việt gian? Ông căm phẫn đến độ thốt ra câu chửi “Chúng bay ăn miếng cơm hay ăn miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để rồi phải nhục nhã như thế này?” Mặc dù, ông Hai là một người yêu làng, tự hào về làng nhưng tình yêu của ông rất có lí trí khi nội tâm ông bắt đầu có những suy nghĩ xung đột. Ông vừa tự trấn an mình rằng ở làng ông toàn là những người có lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm chống giặc tới cùng, nhưng rồi ông cũng nghĩ “không có lửa làm sao có khói”, ai lại đi bịa đặt chuyện động trời như vậy bao giờ, để rồi ông phải thốt nên rằng “Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian”! chứng tỏ rằng ông rất đỗi bất lực.

Những ngày hôm sau, ông chỉ quanh quẩn trong nhà, nghe ngóng tin tức, ông sợ mọi người bên ngoài đang bàn tán xôn xao về “cái chuyện ấy”. Và đỉnh điểm cho sự tuyệt vọng là khi mụ chủ nhà kiên quyết đuổi ông đi, ông Hai đứng giữa hai lựa chọn: một là dọn đi nơi khác, hai là quay về làng Chợ Dầu. Mặc dù yêu làng là thế, nhưng ông cũng xác định rõ tư tưởng “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù”. Qua chi tiết này, tác giả một lần nữa đã khẳng định ông Hai là một người có ý thức về sự yêu nước, về tinh thần cách mạng. Ông chỉ biết tâm sự với đứa con nhỏ để vơi bớt nỗi buồn: "Thế con ủng hộ ai? Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm”. Chỉ một đoạn đối thoại ngắn thôi, cũng đem đến nhiều cảm xúc cho người đọc.

Khi nghe tin làng được cải chính, tâm trạng của ông Hai đã thay đổi 180 độ. Gương mặt gượng gạo, đượm buồn bấy lâu nay trở nên tươi tỉnh và rạng rỡ hơn bao giờ hết. “Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy”, tác giả đã sử dụng một loạt từ láy để diễn tả niềm vui sướng của ông Hai. Ông vui sướng mua quà cho các con, ông lão còn đem tin này đi khoe khắp nơi một cách đầy phấn khởi rằng: “Tây nó đốt nhà tôi rồi các bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa lên cải chính…”. Đời thuở nào nghe tin nhà mình bị đốt mà lại vui mừng, tự hào như ông Hai, tuy nhiên chính chi tiết này nhằm khẳng định rằng làng Chợ Dầu của ông không theo giặc, làng ông luôn theo cách mạng, theo Đảng và theo Bác Hồ muôn năm. Qủa thực, khi tin làng theo giặc được cải chính, mọi người cũng đối xử với ông lão khác hẳn, ai nấy cũng hồ hởi, vui mừng, nhất là mụ chủ nhà cũng đon đả. Qua đây, Kim Lân như muốn khẳng định rằng, bất kể là ai, dù già hay trẻ thì đều có thể kết nối với nhau bằng lòng yêu nước nồng nàn.

Tác giả đã rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật ông Hai bằng những ngôn từ, nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí hết sức sâu sắc và tinh tế, qua đó đã giới thiệu được những nét chung của người nông dân yêu nước miền Bắc, họ rất đáng được trân trọng và nêu gương.

Như vậy, qua bài viết trên, freetuts.net đã chia sẻ cách lên dàn ý phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân và chia sẻ một số bài văn mẫu hay nhất. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp các em có thể dễ dàng hoàn thành tốt bài tập làm văn này. Cùng theo dõi website của chúng tôi để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức văn học thú vị khác nha.

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Top