TÁC PHẨM VĂN HỌC
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Phân tích Vội vàng của Xuân Diệu, lên dàn ý và bài văn mẫu

Phân tích Vội vàng, bài thơ hay của tác giả Xuân Diệu nói về việc con người hãy sống hết mình để tận hưởng tuổi trẻ bởi vì thời gian sẽ cuốn đi tất cả mọi thứ.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Vội vàng là một tác phẩm tiêu biểu gắn liền với tên tuổi của nhà thơ Xuân Diệu, bài thơ này cũng đã trở thành một bài học vô cùng quan trọng trong chương trình Ngữ Văn lớp 11. Và chính vì vậy, trong bài viết hôm nay, hãy cùng freetuts đi sâu phân tích Vội vàng để hiểu hết được cái hay, cái đẹp mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm này nha.

Dàn ý phân tích Vội vàng Xuân Diệu

phan tich voi vang 1 jpg

Lời bài thơ Vội vàng.

Muốn đạt điểm cao với đề tập làm văn phân tích bài thơ Vội Vàng thì trước tiên, các em cần lên được một dàn ý chi tiết với đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết luận. Hãy cũng tham khảo nội dung chi tiết của từng phần ngay bên dưới đây nha.

Phần mở bài phân tích thơ Vội vàng

Ở phần này, các em nhất định phải giới thiệu được đôi nét về nhà thơ Xuân Diệu và khái quát nội dung bài Vội vàng.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Ví dụ:

Xuân Diệu là ai, ông sinh năm nào, mất năm nào, phong cách thơ của ông là gì? có những tác phẩm nào tiêu biểu.

Vội vàng được Xuân Diệu sáng tác vào năm nào? dành tặng ai? đây có phải là tác phẩm nổi bật của ông không?

Phần thân bài phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Ở phần thân bài, các em hãy tập trung phân tích câu từ của bài thơ Vội vàng và những nghệ thuật, phép tu từ mà tác giả đã sử dụng để làm nổi bật lên được vấn đề nhé!

Phân tích Vội vàng khổ 1: Nói về tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu

Tập trung phân tích nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong đoạn thư này và nêu lên tác dụng của nó.

Ví dụ: Tác giả sử dụng điệp cấu trúc “tôi muốn…cho”, điệp từ “đừng” nghe như một lời cầu xin đầy khẩn khoản, nhằm nhấn mạnh niềm khát khao cháy bỏng được “tắt nắng” và thậm chí là “buộc gió” để ông có thể giữ mãi được khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp như hiện tại.

Phân tích Vội vàng khổ 2:

Nghệ thuật mà tác giả sử dụng ở khổ thơ thứ hai tiếp tục là điệp cấu trúc “Của…này đây” và đảo ngữ, kèm biện pháp tu từ liệt kê nhằm mang đến cho người đọc một vẻ đẹp hết sức nên thơ của thiên nhiên. Tác giả không chỉ cảm nhận vẻ đẹp ấy qua con mắt nhìn mà dường như ông dùng hết tất cả các giác quan để cảm nhận như: Là vị ngọt của mật ong bướm, là hương thơm ngạt ngào cùng màu sắc xanh rì của hoa cỏ đồng nội. Là hình dáng uyển chuyển của cành lá, là âm thanh của tiếng chim yến anh hay cả ánh sáng bình minh đầy sinh khí của mùa xuân.

Tất cả những vẻ đẹp ấy tạo nên một bức tranh hết sức sinh động đem đến niềm vui, niềm hân hoan cho từng gia đình nhỏ.

Rút ra nhận xét rằng tác giả muốn khẳng định cuộc sống, thiên nhiên xung quanh chúng ta rất đỗi tươi đẹp.

Những câu thơ tiếp theo, Xuân Diệu tiếp tục sử dụng biện pháp nhân hóa: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Tháng giêng là tháng khởi đầu của một năm mới, là tháng đẹp nhất trong năm, còn cặp môi gần là một cặp môi căng mọng và hết sức tươi đẹp.

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”

Xuân Diệu luôn chìm trong lo lắng rằng dòng chảy thời gian cứ thế mà trôi qua, ông sẽ không được cảm nhận và tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống, điều này được thể hiện qua câu thơ: “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”.

Chỉ một dấu chấm đã giúp tác giả diễn tả được hai cảm xúc, hai suy nghĩ đối lập nhau, ông chuyển từ sung sướng sang hơi chút hụt hẫng, tiếc nuối ngay cả khi mùa xuân đang độ đẹp nhất.

Phân tích bài Vội vàng khổ 3:

Ở khổ thơ này, Xuân Diệu đã hiểu được quy luật của tự nhiên là thời gian cứ lặng lẽ trôi đi và không có điều gì có thể thay đổi được nó, để rồi ông thể hiện sự tiếc nuối và có chút hờn dỗi “Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật/ Không cho dài thời trẻ của nhân gian” để rồi mang tâm trạng buồn bã với những câu thơ đầy tiếc nuối “Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn / Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại…"

Xuân Diệu tiếc cả thời gian và những cảnh sắc tự nhiên cứ thế mà trôi đi mãi rồi cả tuổi trẻ quý giá của con người cũng vì thế mà trôi qua. Chính vì thế câu thơ sau trở nên gấp gáp hơn “Mau đi thôi” như một lời thúc giục bản thân và những người trẻ tuổi hãy chớp lấy thời cơ để chạy đua với thời gian và có thể tận hưởng cuộc sống này một cách trọn vẹn nhất.

Phân tích Vội vàng khổ cuối:

Và sau bao dồn nén thì ở khổ thơ này, tâm tình của tác giả đã thực sự bùng nổ với nhịp thơ mạnh mẹ, dồn dập với những từ ngữ mãnh liệt như: Ôm, riết, say, thâu, cắn để rồi phải chuếnh choáng, đã đầy và no nê, nhằm diễn tả sự hối hả, cuồng nhiệt của nhà thơ với tuổi trẻ tươi đẹp.

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng điệp từ “ta” tới 5 lần, điệp từ “” 3 lần và điệp từ “cho” cũng 3 lần càng làm tăng thêm sự dồn dập, và cảm xúc trào dâng của ông.

Phần kết bài phân tích bài Vội vàng của Xuân Diệu

Khái quát lại nội dung bài thơ và nêu cảm nhận của em về tác phẩm này.

Sơ đồ tư duy phân tích Vội vàng lớp 11

phan tich voi vang 2 jpg

Sơ đồ tư duy phân thơ tích Vội vàng chi tiết.

phan tich voi vang 3 jpg

Sơ đồ tư duy đoạn cuối Vội vàng.

phan tich voi vang 4 jpg

Sơ đồ tư duy 16 câu tiếp bài Vội vàng.

phan tich voi vang 5 jpg

Sơ đồ tư duy phân tích bài Vội vàng 13 câu đầu.

phan tich voi vang 6 jpg

Sơ đồ tư duy Vội vàng đẹp.

Bài văn mẫu phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Như vậy, các em đã nắm được phân tích Vội vàng dàn ý chi tiết nhất rồi đúng không nào, bây giờ hãy cùng tham khảo một số bài văn mẫu siêu hay mà freetuts đã tổng hợp dưới đây nhé!

Phân tích Vội vàng ngắn gọn

Đề bài 1: Phân tích Vội vàng 13 câu đầu

Bài viết:

Vội vàng là một tác phẩm nổi tiếng làm nên tên tuổi cho nhà thơ Xuân Diệu, bài thơ này được trích từ tập “Thơ Thơ”, tập thơ đầu tay của ông. Vội vàng là một lời thúc dục của một tâm hồn trẻ tuổi với khát khao được sống và tận hưởng cuộc đời. Đặc biệt, trong 13 câu đầu của bài thơ Vội vàng, tác giả đã đem đến cho người đọc những cảm xúc vô cùng trọn vẹn về nhân sinh và cái đẹp.

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.”

Vừa mở đầu bài thơ, tác giả đã thể hiện niềm mong ước được ngăn cản những bước đi chóng vánh của thời gian bằng cách “tắt nắng, buộc gió” để cho màu đừng nhạt, cho hương đừng bay, để ông có thể tận hưởng được những khoảnh khắc đẹp nhất của thiên nhiên. Qủa thực là một hành động hết sức vô lý đúng không nào, con người làm sao có thể chống lại quy luật của tạo hóa, làm sao có thể nắm được nắng, được gió,...Điệp ngữ “Tôi muốn” càng khẳng định được sự tha thiết và mong mỏi của tác giả, đồng thời chứng tỏ rằng ông là một người yêu thiên thiên, yêu đời. Tác giả hiểu rằng, thời gian đã trôi đi thì sẽ không bao giờ trở lại, chính vì thế mà ông mới có hành động táo bạo ấy như muốn giữ lại được vẻ đẹp của thiên nhiên, của tuổi trẻ.

Những câu thơ tiếp theo, Xuân Diệu đã đem đến cho người đọc một bức tranh thiên nhiên hết sức tươi đẹp.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Ông không chỉ cảm nhận vẻ đẹp bằng ánh nhìn, mà ông cảm nhận vẻ đẹp qua đủ các giác quan, như: mật ngọt của ong bướm, hoa cỏ thì xanh mươn mởn, cành lá uyển chuyển, tiếng chim đầy thánh thót, si tình. Trong khổ thơ này, điệp cấu trúc “Của …này đây” được lặp lại nhiều lần, vừa nhằm diễn tả sự phong phú của cảnh sắc thiên nhiên như cũng nói lên sự hân hoang, vui sướng tận hưởng cái đẹp của tác giả. Qua đây, tác giả cũng như muốn nhắn nhủ với mọi người rằng, cái đẹp không ở đâu xa mà ở chính xung quanh chúng ta, hãy chịu khó cảm nhận, bạn sẽ thực sự bất ngờ với những gì mà thiên nhiên ban tặng đó.

Mỗi buổi sớm, thần vui hằng gõ cửa

Ngôn từ của tác giả quả thật phong phú, thần vui ở đây có thể là hình ảnh mặt trời hoặc một vị thần may mắn nào đó mang niềm vui đến cho con người vào mỗi buổi sớm mai, đánh thức con người để cùng tận hưởng những cảnh sắc tươi đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống xung quanh. Những câu thơ tiếp theo được viết hết sức tinh tế:

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Vâng, tháng giêng là tháng khởi đầu cho năm mới, tháng của mùa xuân nên nó bao giờ cũng đẹp nhất, tươi mới nhất đến nỗi tác giả phải dùng từ ngon để diễn tả cơ mà. Xuân Diệu đã lấy cái đẹp của con người là hình ảnh “cặp môi gần” để làm thước đo cho vẻ đẹp tự nhiên.

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa.

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Không phải đơn thuần mà câu thơ bị chia làm hai bởi một dấu chấm, dấu chấm như muốn thể hiện cho sự tiếc nuối, cho niềm vui không trọn vẹn vì quá đỗi ngắn ngủi. Đang hân hoan tận hưởng mùa xuân trong sự sung sướng thì Xuân Diệu bỗng ngập ngừng “vội vàng một nửa” như muốn nói đến việc thời gian cứ trôi đi, tuổi trẻ cũng thế mà không bao giờ quay lại.

Chỉ với 13 câu thơ đầu trong bài thơ Vội vàng, chúng ta có thể thấy rõ được thông điệp của tác giả muốn thể hiện rằng: Đời người đẹp nhất là tuổi trẻ, là tình yêu, và thiên nhiên xung quanh chúng ta vẫn rất luôn tươi đẹp, rất đáng tự hào. Tuy nhiên tuổi trẻ cũng sẽ không bao giờ trở lại, chính vì thế các bạn hãy sống thật trọn vẹn từng giây từng phút một.

Đề bài 2: Phân tích Vội vàng 10 câu cuối.

Bài viết:

Xuân Diệu là một nhà thơ nổi tiếng với phong cách thơ trữ tình, lãng mạn. Bài thơ Vội vàng được trích trong tập “Thơ Thơ” là một tác phẩm tiêu biểu cho châm ngôn, lẽ sống của ông là con người nên sống và tận hưởng tuổi trẻ một cách trọn vẹn nhất. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong khổ thơ cuối với 10 câu thơ mang tiết tấu nhanh và dồn dập.

Nếu ở khô thơ đầu và khổ thứ hai, tác giả đã nói đến tình yêu mãnh liệt và cảm xúc đầy tiếc nuối khi nhận ra thời gian đã đem theo tuổi trẻ trôi đi một cách vội vã thì qua khổ thơ cuối, tác giả đã cho chúng ta thấy sống vội vàng là lối sống ra sao.

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Cụm từ “mau đi thôi” chính là lời thúc dục của Xuân Diệu dành cho mọi người khi biết rằng họ vẫn có thể cảm nhận và được sống trọn vẹn với tuổi xuân vì mùa mưa ngả chiều hôm chứng tỏ xuân vẫn đang còn. Điệp từ “ta muốn” được sử dụng lặp đi lặp lại một cách đều đặn kết hợp với các động từ mạnh mẽ như: ôm, riết, say, thâu, cắn nhằm thể hiện sự khát khao cháy bỏng và thậm chí có phần hơi tham lam của tác giả. Ban đầu chỉ là cái ôm nhẹ nhàng, rồi riết xong thâu và thậm chí là cắn để có thể cảm nhận được trọn vẹn cái đẹp của mùa xuân. Những cụm từ “chuếnh choáng, đã đầy, no nê” như muốn thể hiện rằng tác giả đã thực sự tận hưởng tuổi xuân, mùa xuân một cách hết sức trọn vẹn.

Qua khổ thơ cuối này, tác giả đã bộc lộ quan điểm sống của mình một cách rõ ràng nhất là: “Tuổi trẻ sống là phải biết tận hưởng từng phút, từng giây, và sống sao cho mãnh liệt, cho trọn vẹn nhất, bởi vì tuổi thanh xuân sẽ trôi theo dòng chảy thời gian và không bao giờ trở lại”.

Văn mẫu Phân tích Vội vàng học sinh giỏi

Đề bài: Phân tích triết lý cuộc sống mà Xuân Diệu nhắn nhủ trong bài thơ Vội vàng

Bài viết:

Xuân Diệu là một cái tên quá quen thuộc trong làng thơ ca của Việt Nam, ông được biết đến là tác giả của những bài thơ hay nói về mùa xuân về tuổi trẻ. Một trong những tác phẩm nổi bật đó chính là Vội vàng, bài thơ nói về việc hãy sống hết mình để tận hưởng những tháng năm tươi đẹp của tuổi trẻ, tuổi thanh xuân.

Bài thơ mở đầu bằng một hình ảnh hết sức là táo bạo của tác giả:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.”

Vâng, chắc hẳn chỉ có Xuân Diệu mới dám có ý nghĩ “tắt nắng” và “buộc gió”, một hành động không thể nào diễn ra vì trái với quy luật của tự nhiên. Và điều gì đã khiến tác giả muốn có hành động như vậy? Thì ra ông muốn có được sự phi lí ấy vì muốn níu giữ những khoảnh khắc tươi đẹp nhất của thiên nhiên, muốn cho màu nắng đừng nhạt, muốn cho gió đừng thổi hương bay đi để tác giả có thể tha hồ mà tận hưởng thiên nhiên đất trời này.

Và tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên của ông được diễn mạnh mẽ hơn trong những câu thơ tiếp theo:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,”

Chỉ với năm câu thơ tiếp theo, mà tác giả đã đem đến cho người đọc một bức tranh thiên nhiên, đất trời đang độ vào xuân hết sức là tươi đẹp. Thậm chí, Xuân Diệu đã dùng tất cả các giác quan để cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp này. Nào là mật ong bướm ngọt lịm, hoa cỏ đồng nội xanh mơn mởn, cành lá uyển chuyển trong gió, tiếng chim ca tạo nên một khúc hát si tình. Điệp từ “Này đây” được lặp lại tới những bốn lần mới thể hiện được hết sực vui mừng xen lẫn kinh ngạc của tác giả khi liên tục phát hiện ra những điều tuyệt vời của thiên nhiên, của cuộc sống xung quanh. Để rồi phát thốt nên “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”, vâng, tháng giêng là tháng của mùa xuân, tháng đẹp nhất trong năm, thậm chí tác giả còn so sánh nó “ngon” như một “cặp môi gần”. Xuân Diệu rất tinh tế khi lấy vẻ đẹp của con người để làm chuẩn mực, làm thước đo cho vẻ đẹp của thiên nhiên.

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian;”

Trong lúc đang hân hoan tận hưởng vẻ đẹp của đất trời mùa xuân, tác giả đột ngột chững lại vì ông nhận ra quy luật rằng thời gian trôi qua sẽ mang theo tất cả, mang theo vẻ đẹp của mùa xuân và mang theo cả tuổi trẻ, và những gì đã qua thì sẽ không bao giờ trở lại. Ông hụt hẫng khi nhận thấy dấu hiệu của sự sống đang dần phai tàn, xuân tới thì xuân sẽ qua, xuân non thì sau đó xuân sẽ già, và đến lúc xuân đi qua thì tuổi trẻ của ông cũng trôi đi mãi mãi. Để rồi ông phải thốt nên rằng:

Ta muốn ôm

Cả sự sống bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiề

Và non nước, và cây, và cỏ rạng

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Vì sợ vẻ đẹp cứ thế mà tàn phai, tuổi trẻ cứ thế mà qua đi, nên ông mạnh dạn “muốn ôm” rồi sau đó là “riết, thâu và thậm chí là cắn” để mong muốn có thể níu giữ những khoảnh khắc tươi đẹp này, muốn thời gian được ngừng lại để ông được mãi sống trọn vẹn trong khoảng thời gian tuyệt vời này. Vì quá tận hưởng, quá chìm đắm đến nỗi mà tác giả cảm thấy chếnh choáng, no nê, một cảm giác quá ư là thỏa mãn khi đã được sống một cách trọn vẹn nhất. Tác giả rất tinh tế khi sử dụng cụm từ “Xuân hồng” để chốt lại bài thơ, một cụm hết sức gợi hình đem đến cho người đọc cảm giác được sự tươi xanh, xinh đẹp của mùa xuân, mùa đẹp nhất trong năm, cũng như tuổi xuân là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời.

Qua bài thơ, tác giả đã thể hiện được ông là một người có ý thức về giá trị của cuộc sống và cũng muốn nhắn nhủ với mọi người rằng, hãy sống trọn vẹn từng phút, từng giây bởi vì tuổi trẻ chỉ có một lần mà thôi.

Như vậy, qua bài viết trên, freetuts.net đã gửi đến cho các em dàn ý chi tích bài phân tích Vội vàng của Xuân Diệu và một số bài văn mẫu cực hay để tham khảo. Hy vọng qua đây sẽ phần nào giúp các bạn hiểu được nội dung và cách triển khai một bài phân tích hoàn chỉnh. Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao nhé!

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Top