ARDUINO
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Hướng dẫn bật tắt đèn LED trong Arduino

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách bật tắt đèn LEG trong Arduino. Đây là một trong chương trình căn bản giúp các bàn làm quen và có thể điều khiển được một thiết bị.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Trong chương trình sẽ thực hiện việc bật, tắt đèn và làm cho đèn nhấp nháy theo một khoảng thời gian nhất định.

Các thiết bị cần thiết để điều khiển đèn LEG trong Ardruno

Để có thể điều khiển được đèn leg, ta cần có các thiết bị như sau:

  • 1 x Arduino Uno.
  • 1 x Cáp USB 2.0 loại A / B.
  • 1 x Đèn LEG.
  • 1 x Điện trở 200 ohm.
  • 1 x Breadboard.
  • 2 x dây đực đực.

*Lưu ý: đối với hầu hết các đèn LEG, chúng ta cần sử dụng một điện trở. Điển trở có thể đặt giữa cực dương và VCC hoặc giữa cực âm và GND. Giá trị của điện trở phụ thuộc vào thông số kỹ thuật của đèn LEG.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Sơ đồ mạch điện điều khiển đèn LEG trong Arduino

Dưới đây là sơ đồ mạch điện để có thể điều khiển được bóng đèn LEG.

arduino 03 png

Nối chân GND với chân âm của bóng đèn thông qua Breadboard.

Nối chân điều khiển số 9 với cực dương của đèn thông qua điện trở và Breadboard.

Điều khiển bật tắt đèn LEG trong Arduino

Trong phần này mình sẽ khai báo và điều khiển bật tắt đèn. Đầu tiên mình khai báo chân tín hiệu sử dụng trên Arduino đó là chân số 9.

int leg = 9;

Trong phần setup(), mình sẽ khai báo trang thái cho chân số 9 là chức năng OUTPUT (chân phát tín hiệu).

void setup() {
  // initialize digital pin 9 as an output.
  pinMode(9, OUTPUT);
}

Để bật bóng đèn ta sử dụng hàm digitalWrite() để đọc chân tín hiệu số 9 ở trạng thái HIGHT (hoặc có thể là trạng thái 1).

digitalWrite(9, HIGH);

Để tắt bóng đèn ta sử dụng hàm digitalWrite() để đọc chân tín hiệu số 9 ở trạng thái LOW (hoặc có thể là trạng thái 0).

digitalWrite(9, LOW);

Điều khiển nhấp nháy đèn LEG

Phần này mình sẽ xử lý thêm một tý để có thể điều khiển bóng đèn nhấp nháy theo một khoảng thời gian nhất định. Thật ra để làm nhấp nháy bóng đèn chính là hành động bật tắt bóng đèn trong một khoảng thời gian nào đó.

Mình sẽ sử dụng chân số 9 của Arduino làm chân tín hiệu và đi mạch điện như sơ đồ ở trên.

int leg = 9;

void setup() {
  // initialize digital pin 9 as an output.
  pinMode(9, OUTPUT);
}

Trong phần loop() mình sẽ dùng hàm delay() để trì hoãn khoảng thời gian bật tắt bóng đèn. Nếu muốn nhấp nháy nhanh thì cho delay() nhỏ và ngược lại. Ở đây mình cho là 1000 (nghĩa là 1 giây).

void loop() {
  digitalWrite(9, HIGH);   
  delay(1000);        
  digitalWrite(9, LOW);  
  delay(1000);        
}

Hướng dẫn nạp code cho Arduino

Sau khi chúng ta đã đi mạch điện đúng như sơ đồ và lập trình cho nó bật tắt như ở trên. Bây giờ tiến hành nạp code cho Arduino để nó có thể chạy và điều khiển bóng đèn.

Bước 1: Kiểm tra code xem có lỗi hay không trước khi nạp vào Arduino.

arduino 01 png

Bước 2: Nếu code đã đúng, ta tiến hành nạp code và kiểm tra kết quả.

arduino 02 png

Kết luận

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu về cách bật tắt đèn LEG và điều khiển cho nó nhấp nháy theo một khoảng thời gian nhất định. Ở bài tiếp theo mình sẽ hướng dẫn các bạn cách điều khiển đèn LEG RGB, đây là một loại đèn LEG khá thú vị, các bạn chú ý theo dõi nhé !!!

Cùng chuyên mục:

Các hàm xử lý ngày tháng (datetime.h) trong C/C++

Các hàm xử lý ngày tháng (datetime.h) trong C/C++

Các hàm xử lý số thực (float.h) trong C/C++

Các hàm xử lý số thực (float.h) trong C/C++

Các hàm xử lý số nguyên lớn (bigint.h) trong C/C++

Các hàm xử lý số nguyên lớn (bigint.h) trong C/C++

Các hàm xử lý thời gian (time.h) trong C

Các hàm xử lý thời gian (time.h) trong C

Các hàm xử lý chuỗi (string.h) trong C/C++

Các hàm xử lý chuỗi (string.h) trong C/C++

Thread Pools và Parallel Algorithms trong C++

Thread Pools và Parallel Algorithms trong C++

Tạo và quản lý các Multithreading trong C++

Tạo và quản lý các Multithreading trong C++

Xử lý ngoại lệ khi làm việc với Memory Allocation trong C++

Xử lý ngoại lệ khi làm việc với Memory Allocation trong C++

Try, Catch, và Throw của Exception Handling trong C++

Try, Catch, và Throw của Exception Handling trong C++

Cách sử dụng Lambda Expressions trong C++

Cách sử dụng Lambda Expressions trong C++

Sử dụng weak_ptr trong C++

Sử dụng weak_ptr trong C++

Sử dụng shared_ptr trong C++

Sử dụng shared_ptr trong C++

Sử dụng unique_ptr trong C++

Sử dụng unique_ptr trong C++

Tổng quan về Smart Pointers trong C++

Tổng quan về Smart Pointers trong C++

Sử dụng Iterators trong STL của C++

Sử dụng Iterators trong STL của C++

[Iterator] Sử dụng Vector trong C++

[Iterator] Sử dụng Vector trong C++

[Iterator] Sử dụng trong List trong C++

[Iterator] Sử dụng trong List trong C++

[STL] Sử dụng Vector trong C++

[STL] Sử dụng Vector trong C++

Tổng quan về Iterators trong C++

Tổng quan về Iterators trong C++

[STL] Các hàm thường dùng của lớp Vector trong C++

[STL] Các hàm thường dùng của lớp Vector trong C++

Top