Các kiến thức cần biết trước khi học lập trình với Arduino
Trong bài viết này mình sẽ đưa ra các kiến thức cần thiết để các bạn cần có để bắt đầu học lập trình với Arduino.
Nếu các bạn đã nắm vững kiến thức lập trình từ trước đó, vậy thì các bạn chỉ cần tìm hiểu thêm một chút về mạch điện nữa là có thể học lập trình với Arduino rồi.
Trong Arduino IDE sử dụng C làm ngôn ngữ chủ đạo, vậy nên các bạn cần có kiến thức cơ bản về nó. Nếu các bạn chưa biết hoặc có thể quên thì cùng học với mình. Các bạn có thể truy cập tại đây để xem các bài viết về ngôn ngữ C nhé
Các kiến thức lập trình Arduino cơ bản
Vì Arduino IDE sử dụng ngôn ngữ C làm ngôn ngữ chính, vì vậy các bạn cần nắm rõ các kiến thức căn bản đó trước khi lập trình cho thiết bị. Cũng bởi tính nguy hiểm của thiết bị, tránh trường hợp xảy ra ngoài ý muốn như cháy nổ.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Khai báo biến
Nói đến kiến thức lập trình C cơ bản, các bạn cần biết được cách khai báo một biến trong ngôn ngữ C như thế nào. Mình có một ví dụ sau đây:
int swt = 13; int led = 12;
Trong ví dụ trên mình khai báo và gán dữ liệu cho hai biến đó là swt = 13 kiểu số nguyên và biến led = 12 kiểu số nguyên.
Các vòng lặp
Tiếp đến là các kiến thức về vòng lặp for, while, do..while. Dưới đây mình sẽ cho một ví dụ sử dụng vòng lặp trong lập trình Arduino.
for (int i=0; i<10; i++) Serial.println(i);
Trong câu lệnh trên, mình có một vòng lặp for chạy từ i = 0 đến i < 10, với bước nhảy là 1. Với mỗi lần lặp như vậy thì in ra cổng Serial (cổng giao tiếp) với nội dụng là i.
Tương tự như vậy các vòng lặp while và do..while cũng được thực hiện như trong ngôn ngữ C.
Vòng lặp while.
int i = 0; while(i < 10){ Serial.println(i); i++; }
Vòng lặp do..while.
int i = 10; do { Serial.print("Inside the DO WHILE loop: i = "); Serial.println(i); i++; } while (i < 5);
Câu điều kiện if, else
Một trong những kiến thức cơ bản quan trọng trong ngôn ngữ lập trình đó chính là câu điều kiện if else. Hầu như các chương trình đều xử dụng câu điệu kiện để xử lý.
Ví dụ khi mình muốn bật tắt một bóng đèn, thì cần có điều kiện nếu công tắt được bật thì đèn mới sáng. Ngược lại nếu công tắt không bật thì dèn lại không sáng.
int swt = 13; int led = 12; if(digitalRead(swt) == 1) { digitalWrite(led, HIGH); } else { digitalWrite(led, LOW); }
Ở đoạn code trên các bạn chưa cần hiểu digitalRead(), digitalWrite() là gì. Đơn giản chỉ cần hiểu nếu giá trị của digitalRead(swt) == 1 thì đèn sáng, ngược lại thì đèn tắt.
Ở bài tiếp theo mình sẽ giải thích chi tiết về các dòng lệnh và cách viết một chương trình đầu tiên với Arduino IDE.
Các kiến thức về mạch điện Arduino
Ngoài kiến thức lập trình các bạn cần nắm rõ cách hoạt động của một mạch điện cơ bản. Ví dụ như mắc mạch điện nối tiếp, mạch điện song song, ... .
Nếu các bạn đã nắm vững kiến thức về điện thì đây là một lợi thế rất lớn. Vì để có thể lập trình được cho một thiết bị nào đó hoạt động, các bạn cần biết được cách đi dây điện làm sao để có thể điều khiển được nó.
Mạch điện mắc nối tiếp.
Mạch điện mắc song song.
Các kiến thức này chúng ta đã được học ở môn Vật Lý phổ thông. Ngoài ra các bạn cần tìm hiểu thêm cách sử dụng các dụng cụ bổ trợ đi kèm như.
Đồng hồ vạn năng
Có tác dụng đo điện áp và dòng điện, ngoài ra nó còn có thể giúp bạn chuẩn đoán mạch và kiểm tra pin. Sử dụng nó trong suốt quá trình kết nối để đảm bảo rắng các thiết bị đã được kết nối đúng cách.
Breadboard
Bảng mạch (breadboard) là một trong những dụng cụ cơ bản để học xây dựng một mạch điện. Nó được sử dụng để dễ dàng kết nối các thiết bị, thay vì phải nối trực tiếp với nhau, các bạn có thể sử dụng nó làm một vật trung gian.
Kết luận
Trên đây mình đã nêu ra các kiến thức cơ bản nhất các bạn cần nắm vững trước khi thực hành với Arduino. Còn rất nhiều các kiến thức khác đang cần các bạn khai phá, hãy cùng mình tiếp tục ở bài tiếp theo nhé!!!