VĂN HỌC
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

20+ Mở bài Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử hay, ngắn gọn nhất

20+ Mở bài mùa xuân chín của nhà thơ Hàn Mặc Tử được đánh giá hay, ngắn gọn và ấn tượng nhất, tìm hiểu mở bài gián tiếp, trực tiếp Mùa xuân chín tại đây.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Mùa xuân chín là một trong những bài thơ hay, ấn tượng nhất của tác giả Hàn Mặc Tử, tác phẩm này đã được đưa vào chương trình Ngữ Văn lớp 10 và trở thành một trong những bài học hết sức quan trọng. Ngay bên dưới đây, freetuts sẽ chia sẻ 20+ mẫu mở bài Mùa xuân chín hay, ngắn gọn và ấn tượng nhất, mời các em cùng tham khảo để có thêm nhiều ý tưởng hay ho cho bài văn của mình nha.

Mở bài Mùa xuân chín trực tiếp ngắn gọn nhất

mo bai mua xuan chin 1 jpg

Một số mẫu mở bài trực tiếp Mùa xuân chín ngắn gọn nhất.

Đối với cách viết mở bài Mùa xuân chín trực tiếp, các em cần đi thẳng vào giới thiệu về tác giả và nội dung của bài thơ này, cụ thể như sau:

Mẫu mở bài số 1

Bài thơ “Mùa xuân chín” được sáng tác trước năm 1937 là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác văn chương của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Qua bài thơ này, tác giả đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tràn ngập nhựa sống, từ đó thể hiện được lòng yêu thiên nhiên và khát khao mãnh liệt được hòa mình với cỏ cây, hoa lá của ông.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Mẫu mở bài số 2

Bài thơ “Mùa xuân chín” được trích trong tập “Đau thương” là một trong những tác phẩm tiêu biểu đại diện cho phong cách thơ “điên” của Hàn Mặc Tử. Không giống như mùa xuân của những nhà thơ khác, mùa xuân của ông rất đặc biệt, duyên dáng mơn mởn như thiếu nữ mới lớn với những nét huyền ảo, hư hư thực thực. Các bạn cần phải đọc thật chậm từng câu từng chữ một mới có thể cảm nhận hết được sự giao cảm tuyệt vời mà tác giả đã gửi gắm trong tác phẩm này.

Mẫu mở bài số 3

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tiêu biểu đi đầu trong phong trào dòng thơ lãng mạn hiện đại của Việt Nam, bằng phong cách thơ độc đáo của mình, ông đã cống hiến cho nền văn học nước nhà rất nhiều tác phẩm thơ hay, ý nghĩa. Nổi bật nhất trong số đó phải kể đến bài thơ “Mùa xuân chín”, có nội dung kể về sự khát khao được hòa mình với thiên nhiên đất trời với con người trong thời khắc tuyệt với ấy.

Mở bài Mùa xuân chín gián tiếp hay nhất

Đối với mở bài gián tiếp Mùa xuân chín, các em có thể đề cập đến các bài thơ khác nói về mùa xuân rồi sau đó mới liên hệ đến tác phẩm cần phân tích, cẩn thận việc lạc đề nhé. Cùng tham khảo một số mẫu mở bài phân tích thơ “Mùa xuân chín” gián tiếp dưới đây nha.

Mẫu mở bài số 1

Nếu như mùa xuân của Thanh Hải là “Mọc giữa dòng sông xanh, một bông hoa tím biếc. Ơi con chim chiền chiện, hót chi mà vang trời” thì mùa xuân của Hàn Mặc Tử lại duyên dáng, e ấp với “Bao cô thôn nữ hát trên đồi”. Với bút pháp tài tình và một hồn thơ rất “điên”, rất “lạ” của mình, tác giả đã đem đến cho đời một bài thơ “Mùa xuân chín” rất hay và ý nghĩa.

Mẫu mở bài số 2

Mùa xuân luôn là một đề tài được các nhà thơ ưu ái, bởi đây là thời gian đẹp nhất trong năm, cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn thú tràn đầy sức sống và con người cùng cảm thấy hân hoan hơn cả. Và một trong những bài thơ viết về mùa xuân cực hay phải kể đến tác phẩm “Mùa xuân chín” của nhà thơ “điên” Hàn Mặc Tử, có nội dung thể hiện tình yêu cháy bỏng và sự khát khao được giao cảm, được hòa mình với cuộc sống và con người một cách mãnh liệt của ông.

Mẫu mở bài số 3

Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng nhận định rằng “Hàn Mặc Tử là một ngôi sao chập cháy trên bầu trời Việt Nam với vẻ đẹp lấp lánh, rực rỡ vô cùng đặc biệt”. Qủa đúng như vậy, với phong cách thơ độc đáo, riêng biệt của mình, ông đã cống hiến cho nền văn học nước nhà rất nhiều tác phẩm hay như Gái Quê, Thơ Điên và trong đó “Mùa xuân chín” là một trong những minh chứng rõ nét nhất thể hiện cho hồn thơ “điên” của tác giả.

Mở bài thuyết minh bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử

Ngay bên dưới đây là một số mâu mở bài thuyết minh tác phẩm văn học Mùa xuân chín hay, ấn tượng nhất, mời các em học sinh cùng tham khảo qua nhé.

Mẫu mở bài số 1

Phải công nhận một điều rằng hầu hết các bài thơ của Hàn Mặc Tử đều mang phong cách và hồn thơ rất đặc biệt, không hề bị trộn lẫn với ai, và trong những tác phẩm ấy, chúng ta đều cảm nhận được một tấm lòng khát khao với thiên nhiên, với cuộc sống mãnh liệt. Điển hình nhất là bài thơ “Mùa xuân chín” được in trong tập “Đau thương” năm 1938, đây là một tiếng thơ hết sức trong trẻo nhưng cũng chứa đựng nhiều hàm ý sâu xa của tác giả.

Mẫu mở bài số 2

Hàn Mặc Tử là một nhà thơ vô cùng đặc biệt luôn tiên phong, đi đầu trong phong trào thơ hiện đại lãng mạn mới của Việt Nam. Suốt sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại cho độc giả vô vàn những tập thơ nổi tiếng và “Mùa xuân chín” là một trong những tác phẩm hay nhất đại diện cho hồn thơ của ông. Với tựa đề độc lạ của bài thơ đã khiến cho người đọc có cảm giác rạo rực, tò mò muốn đi sâu tìm hiểu về sự “chín” của mùa xuân.

Mẫu mở bài số 3

Mùa xuân vốn là mùa đẹp nhất trong năm, bởi tại thời khắc này, cây cối đâm chồi, nảy lộc, muôn hoa đua nở và hơn cả con người cũng có cảm giác rạo rực hơn, nồng cháy hơn. Và chúng ta có thể cảm nhận rất rõ điều này qua bài thơ “Mùa xuân chín”, một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất cho hồn thơ “điên” của Hàn Mặc Tử. Hãy đọc thật chậm từng câu, từng chữ để có thể cảm nhận hết được trọn vẹn sự lãng mạn và khát khao cháy bỏng trong tâm hồn của người thi sĩ này nha.

Mở bài phân tích bài thơ Mùa xuân chín cực ấn tượng

mo bai mua xuan chin 2 jpg

Tìm hiểu cách mở bài phân tích Mùa xuân chín hay, ấn tượng.

Ngay bên dưới đây, freetuts đã tổng hợp ba mẫu mở bài cực ấn tượng cho bài tập làm văn phân tích tác phẩm Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử, mời các em học sinh cùng tham khảo ngay để tìm cho mình nhiều ý tưởng hay ho nha.

Mẫu mở bài số 1

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ đi đầu trong phong trào thơ mới của Việt Nam. Các bài thơ của ông đều chứa đựng một cảm xúc vô cùng mãnh liệt với thiên nhiên, với đất trời và cuộc sống con người. Điển hình nhất phải kể đến bài thơ “Mùa xuân chín” được in trong tập “Đau thương”, là một tiếng thơ trong trẻo nhất của tác giả, nhưng cũng chứa đựng nhiều nỗi xót xa, đau thương.

Mẫu mở bài số 2

Một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa đều có một vẻ đẹp riêng nhưng có lẽ mùa xuân là mùa đem đến nhiều cảm xúc nhất cho chúng ta. Mùa xuân là mùa của sự sinh sôi, nảy nở, là mùa khởi đầu cho một năm tràn đầy hạnh phúc. Có lẽ, chính vì thế nên mùa uân luôn là một chủ đề yêu thích của nhiều thi sĩ, điển hình nhất là nhà thơ Hàn Mặc Tử với bài thơ “Mùa xuân chín”, một áng thơ rất đẹp, rất đặc biệt mang đậm dấu ấn phong cách riêng của nhà thơ “điên” này.

Mẫu mở bài số 3

Nhắc tới nhà thơ Hàn Mặc Tử là nhắc đến bài thơ “Mùa xuân chín”, bởi vì nó chính là đại diện tiêu biểu nhất cho “tiếng thơ” của tác giả. Ngay từ nhan đề, chúng ta đã cảm nhận được sự khác biệt rất lớn, người khác cảm nhận mùa xuân bằng thị giác, thính giác, hay thậm chí là khứu giác nhưng không, Hàn Mặc Tử lại dùng từ “chín” để miêu tả mùa xuân, chính vì điều này đã khơi dậy sự tò mò muốn được tìm hiểu và khám phá nét đặc biệt trong tác phẩm này của độc giả.

Mở bài nghị luận về bài thơ Mùa xuân chín cực hay

Cùng tìm hiểu về một số mẫu mở bài cho bài văn nghị luận về tác phẩm “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử cực hay ngay bên dưới đây nhé.

Mẫu mở bài số 1

Mùa xuân là một trong những chủ đề được các thi sĩ ưu ái nhất khi có rất nhiều bài thơ viết về mùa xuân được ra đời như “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải hay “Vội vàng” của Xuân Diệu và đặc biệt nhất trong số đó phải kể đến “Mùa xuân chín” của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Tuy viết về khoảnh khắc giao mùa đẹp nhất trong năm nhưng ít ai biết rằng tác giả đã sáng tác bài thơ này trong giai đoạn mình bắt đầu đổ bệnh nặng, có lẽ chính vì thế nội dung của nó cũng chứa đựng nhiều sự tiếc thương và xót xa.

Mẫu mở bài số 2

Hàn Mặc Tử là một trong những thi sĩ mở đầu cho phong trào thơ mới của nước ta, những tác phẩm của ông đều có một phong cách thơ rất độc đáo, riêng biệt và hoàn toàn không bị hòa lẫn với bất kỳ tác giả nào cả. Mặc dù sự nghiệp sáng tác của ông không dài nhưng cũng đủ để lại cho chúng ta vô vàn những tác phẩm hay và ấn tượng. Điển hình nhất phải kể đến bài thơ “Mùa xuân chín” được ông sáng tác vào giai đoạn bắt đầu lâm bệnh nặng, có lẽ chính vì thế, bài thơ là sự khát khao mãnh liệt của Hàn Mặc Tử về cuộc sống và con người.

Mẫu mở bài số 3

Hàn Mặc Tử là một thi sĩ rất tài năng nhưng lại bạc mệnh, ông mất sớm vì căn bệnh phong quái ác. Tuy nhiên, chính trong giai đoạn thập tử nhất sinh, ông lại cho ra đời rất nhiều bài thơ hay và ý nghĩa, tiêu biểu nhất trong số đó là “Mùa xuân chín”. Bài thơ được in trong tập “Đau thương” (1938), như là một tiếng thơ trong trẻo nhất, nhưng cũng chứa đựng nhiều bi thương, ai oán nhất của ông.

Mở bài cảm nhận về bài thơ Mùa xuân chín điểm cao nhất

Ngay bên dưới đây là ba mẫu mở bài cảm nhận thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử đạt điểm cao nhất, các em học sinh cùng tham khảo xem họ trình bày như thế nào, có những nội dung gì mà được đánh giá cao đến vậy nha.

Mẫu mở bài số 1

Mùa xuân chín” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất đã làm nên tên tuổi cho nhà thơ Hàn Mặc Tử. Ngay từ đầu nhan đề của tác phẩm, chúng ta đã cảm nhận được sự độc đáo và khác biệt của thi sĩ này, từ đó góp phần kích thích sự tò mò, khám phá của độc giả. Cùng xem thử liệu với ông, mùa xuân có gì đặc biệt và khác lạ so với những tác giả khác không nhé.

Mẫu mở bài số 2

Mùa xuân là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, vạn vật sinh sôi, nảy nở, là mùa con người cảm thấy háo hức, rạo rực nhất. Có lẽ chính vì thế có rất nhiều bài thơ hay về chủ đề mùa xuân được ra đời, và trong đó “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử là tác phẩm đặc biệt nhất, từ nhan đề cho tới nội dung đều chứng đựng những hàm ý sâu xa và sự khát khao mãnh liệt của người lữ khách trước khoảnh khắc thiên nhiên, đất trời độ vào xuân.

Mẫu mở bài số 3

Hàn Mặc Tử là một nhà thơ tiên phong trong phong trào thơ mới. Có lẽ vì tài năng nhưng đoản mệnh nên đa số các tác phẩm của ông đa số đều thể hiện sự khát khao mãnh liệt với thiên nhiên, với cuộc sống của con người. Và một trong những bài thơ hay nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông có lẽ phải kể đến “Mùa xuân chín”, tác phẩm được ông viết từ những ngày bắt đầu trở bệnh, cho nên nó chứa đựng những nỗi niềm xót xa về thiên nhiên và cuộc đời của chinh tác giả.

Trên đây, freetuts.net đã chia sẻ hơn 20 mẫu mở bài Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử hay, ấn tượng nhất với đa dạng cách viết từ mở bài gián tiếp, trực tiếp cho đến nâng cao, hy vọng đây sẽ là những kiến thức quan trọng đối với các em học sinh lớp 10.

Và đừng quên rằng tại chuyên mục Văn học của chúng tôi còn rất nhiều bài học thú vị khác đang chờ đón các em cùng khám phá đấy nhé!

Cùng chuyên mục:

Bài 1: Soạn bài Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương - Hướng dẫn chuẩn

Bài 1: Soạn bài Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương - Hướng dẫn chuẩn

Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Hướng dẫn cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã…

Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu

Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu

Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất

Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất

Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay

Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Dàn ý nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông và văn mẫu

Dàn ý nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông và văn mẫu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu là một trong những...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) có tên thật là Nguyễn Văn Báu...

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Đỗ Phấn không chỉ là một họa sĩ rất tài ba và cũng là một…

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), ông là một nhà thơ, nhà văn, kiêm nhà…

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Hê minh uê (Ernest Miller Hemingway) là một nhà văn, nhà báo...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Sô lô khốp hay còn gọi là Sholokhov (1905 - 1984) vốn là một nhà...

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Cao Bá Quát sinh năm 1808, mất năm 1855, có tên chữ là Chu Thần....

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Nguyễn Công Trứ sinh năm 1778, mất năm 1859, ông vừa là một nhà chính…

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

Top