VĂN HỌC
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Tiểu sử và sự nghiệp Nguyễn Đổng Chi - học giả nổi tiếng

Tìm hiểu về tiểu sử và sự nghiệp lừng lẫy của cố giáo sư Nguyển Đổng Chi, người có công lao rất lớn trong việc xây dựng kho tàng truyện cổ tích Việt Nam.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Nguyễn Đổng Chi vốn là một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, một học giả nổi tiếng của Việt Nam, ông sinh vào ngày 06 tháng 01 năm 1915 tại Phan Thiết và mất ngày 20 tháng 07 năm 1984 tại Hà Nội. Trong lúc sinh thời, ông từng được phong hàm Giáo sư và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và có công sưu tầm, biên soạn lại nhiều truyện cổ dân gian Việt Nam.

Để hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của nhà nghiên cứu này, hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây của freetuts nhé!

Tiểu sử và quá trình phát triển của Nguyễn Đổng Chi

nguyen dong chi 1 jpg

Chân dung cố giáo sư, nhà nghiên cứu văn hóa, sử học Nguyễn Đổng Chi.

Cùng tìm hiểu tiểu sử về quê quán và quá trình nhà nghiên cứu, học giả Nguyễn Đổng Chi cực chi tiết ngay bên dưới đây nhé.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Quê quán của học giả Nguyễn Đổng Chi

Nguyễn Đổng Chi sinh ra trong một gia đình nhà Nho có truyền thống yêu nước tại xã Ích Hậu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Cha của ông là Nguyễn Hiệt Chi, người từng có cong xây dựng trường Dục Thanh - một trường học được xây dựng bởi các nhà nho yêu nước để ủng hộ phong trào Duy Tân. Trong gia đình ông cũng có rất nhiều giáo sư, nhà dân tộc học nổi tiếng và đã đóng góp rất nhiều cho công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam ta.

Quá trình phát triển của nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi

Ngay bên dưới đây là một quá trình dài phát triển của học giả Nguyễn Đổng Chi, mọi người hãy cùng đọc để hiểu rõ hơn về ông nhé.

  • Năm 1923 đến năm 1930, ông theo học tại các trường tiểu học, trung học tại quê nhà để vừa học chữ Nôm, vừa học chữ Hán.
  • Năm 1934, ông cùng anh trai rời quê hương đi vào vùng Tây Nguyên là Kon Tum để tìm hiểu và viết sách về người dân tộc Ba Na.
  • Năm 1935, ông trở thành phóng viên của tờ báo Thanh - Nghệ - Tĩnh và bắt đầu lấy biệt hiệu là Nguyễn Trần Ai.
  • Năm 1937, xuất bản phóng sự “Túp liều nát” nổi tiếng khắp toàn quốc.
  • Năm 1939, bắt đầu tham gia phong trào dân chủ phản đế và trở thành một người lãnh đạo tài ba của Đoàn thanh niên cứu quốc Can Lộc.
  • Năm 1947, trở về công tác tại Khu IV và giữ chức vụ Chanh văn phòng Đồn điền Bà Triệu, rồi trở thành giáo đốc Nhà uất bản Dan chủ mới.
  • Năm 1952, do bệnh tật ông đã chuyển sang làm nghề thầy giáo và dạy ở trường Trung học Nguyễn Hàng Chi.
  • Năm 1955 - 1975, ông tham gia vào Ban nghiên cứu Văn Sử Địa của Viện Sử học để hiệu đính, chỉnh sửa, khôi phục nhiều tài liệu dịch thuật Hán Nôm quan trọng.
  • Ngày 20 tháng 07 năm 1984, vì tuổi cao sức yếu, ông đã qua đời tại Hà Nội.

Sự nghiệp của nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi

Nguyễn Đổng Chi không chỉ là một nhà nghiên cứu văn hóa mà ông còn là một học giả vô cùng nổi tiếng đã có nhiều cống hiến cho nước nhà. Cụ thể như sau.

Nguyễn Đổng Chi - Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam

Nhà sử học Nguyễn Đổng Chi đã có công sưu tầm và biên soạn lại gần 2000 truyện cổ Việt Nam trong bộ sách “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” với nhiều thể loại khác nhau như truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích lịch sử và truyện cổ tích thế sự.

Ngoài ra, với sự nghiệp dài đằng đẵng của mình, ông cũng hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác như sáng tác văn chương, nghiên cứu lịch sử, Hán - Nôm và có nhiều cống hiến to lớn. Tuy nhiên, một trong những cống hiến nổi bật nhất giúp làm rạng danh cho tên tuổi của Nguyễn Đổng Chi đó chính là việc ông có công rất lớn trong việc sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam và xâu chuỗi các chủ đề, nội dung của truyện cổ tích nước ta với các nước khác trên thế giới.

Cuối thế kỷ 19, ông còn tiếp tục gánh vác sự nghiệp xây dựng Mộng Thương Thư trai - một thư viện gia đình lớn bậc nhất ở Nghệ Tĩnh.

Phong cách viết văn học sử của Nguyễn Đổng Chi

Nguyễn Đổng Chi luôn quan niệm rằng, văn học là một dòng chảy liên tục, sẽ có lúc nhanh, lúc chậm nhưng không bao giờ bị đứt đoạn hay ngắt quãng. Chính vì vậy ông luôn dùng phương pháp nghiên cứu lịch sử bám sát vào các văn bản gốc để từ đó có một cái nhìn đúng đắn và sâu sắc nhất, từ đó đem đến nhiều tác phẩm hay và ý nghĩa cho người đời.

Những tác phẩm tiêu biểu của học giả Nguyễn Đổng Chi

Trong suốt 50 năm gắn bó với sự nghiệp của mình, Nguyễn Đổng Chi đã để cống hiến cho nền văn học nước nhà rất nhiều tác phẩm có ý nghĩa, tiêu biểu như:

  • Mọi Kontum (Đồng sáng tác Nguyễn Kinh Chi).
  • Việt Nam cổ văn học sử năm 1941.
  • Công trình Đào Duy Từ năm 1943.
  • Lược thảo về thần thoại Việt Nam năm 1956.
  • Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam.
  • Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam.
  • Ca dao Nghệ Tĩnh.
  • Thối tực ký văn (Dịch chung với tác giả Nguyễn Lợi).
  • Túp lều nát năm 1937.
  • Gặp lại người bạn nhỏ.

Học giả Nguyễn Đổng Chi nhận được nhiều giải thưởng lớn

Theo như freetuts tìm hiểu được, trước những công trình to lớn và các đóng góp quan trọng của nhà sử học Nguyễn Đổng Chi, ông đã nhận được nhiều danh hiệu cao quý như:

  • Huân chương Độc lập hạng Nhì.
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn nghệ dân gian đợt I năm 1996.
  • Bên cạnh đó, tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Hà Nội, TP.HCM đều có những con đường được mang tên cố Giáo sư Nguyễn Đổng Chi.
  • Tại tỉnh Hà Tĩnh hiện nay có một ngôi trường cấp 3 được đặt theo tên của ông là trường THPT Nguyễn Đổng Chi.

Những nhận định về cố Giáo sư Nguyễn Đổng Chi

Có rất nhiều giáo sư, tiến sĩ và đồng nghiệp khác nhận xét tinh tế về GS Nguyễn Đổng Chi như sau:

  • Phó giáo sư - Tiến sĩ Trần Thị An thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam từng khẳng định rằng “Nguyễn Đổng Chi là một giáo sư tài ba, lỗi lạc, ông là người có công đầu trong việc xây dựng và phát triển công trình nghiên cứu thần thoại Việt Nam mà đến tận ngày hôm nay không có bất kỳ nhà sử học nào có thể kế thừa được”.
  • PGS, TS Nguyễn Hồng Lý từng nhận xét rằng “GS Nguyễn Đổng Chi là một người hiền lành, ít nói nhưng lại rất có tâm với nghề, ông luôn nhắc nhở mọi người rằng điều quan trọng nhất với người làm nghiên cứu đó chính là phải làm tư liệu.”
  • PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng từng đánh giá rằng “GS Nguyễn Đổng Chi là người đặt nền móng cho nhành nghiên cứu lịch sử văn học của Việt Nam, điển hình nhất thông qua tác phẩm Việt Nam cổ văn học sử”.

Trên đây, freetuts.net đã chia sẻ các thông tin về tiểu sử và sự nghiệp của cố giáo sư, nhà nghiên cứu văn hóa, sử học Nguyễn Đổng Chi, người có công lao to lớn trong việc khôi phục và xây dựng kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Hy vọng với những thông tin kể trên, các bạn đã thêm hiểu hơn về nhân vật này.

Nếu các bạn muốn tìm hiểu về tiểu sử của nhiều tác giả, nhà văn nổi tiếng khác hãy ghé chuyên mục Văn học của chúng tôi ngay nhé!

Cùng chuyên mục:

Bài 1: Soạn bài Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương - Hướng dẫn chuẩn

Bài 1: Soạn bài Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương - Hướng dẫn chuẩn

Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Hướng dẫn cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã…

Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu

Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu

Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất

Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất

Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay

Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Dàn ý nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông và văn mẫu

Dàn ý nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông và văn mẫu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu là một trong những...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) có tên thật là Nguyễn Văn Báu...

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Đỗ Phấn không chỉ là một họa sĩ rất tài ba và cũng là một…

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), ông là một nhà thơ, nhà văn, kiêm nhà…

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Hê minh uê (Ernest Miller Hemingway) là một nhà văn, nhà báo...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Sô lô khốp hay còn gọi là Sholokhov (1905 - 1984) vốn là một nhà...

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Cao Bá Quát sinh năm 1808, mất năm 1855, có tên chữ là Chu Thần....

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Nguyễn Công Trứ sinh năm 1778, mất năm 1859, ông vừa là một nhà chính…

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

Top