VĂN HỌC
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Ẩn dụ là gì? Ẩn dụ là biện pháp tu từ phổ biến trong tiếng Việt thường dùng để diễn đạt sự vật, sự việc này bằng tên sự vật, sự việc khác có điểm tương đồng.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Trong các tác phẩm văn học, các em sẽ thường xuyên bắt gặp khái niệm tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ để miêu tả sự vật sự việc nào đó, tuy nhiên, liệu các em có thực sự hiểu phép ẩn dụ là gì không? ẩn dụ được chia làm mấy loại, ẩn dụ có giống hoán dụ không?

Để giải đáp những thắc mắc này, hãy cùng freetuts đi sâu tìm hiểu các kiến thức liên quan tới biện pháp tu từ ẩn dụ trong bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm ẩn dụ là gì?

an du la gi 1 jpg

Định nghĩa phép ẩn dụ trong tiếng Việt.

Trong tiếng Việt, ẩn dụ là một biện pháp tu từ dùng để diễn gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có điểm tương đồng với nó về ý nghĩa hay hình thức để tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho lời nói hoặc câu văn.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Ví dụ 1:

Cái cò lặn lội bờ sông,

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

Sử dụng phép ẩn dụ thông qua hình ảnh “Cái cò” để chỉ cho người phụ nữ vất vả làm lụng vì chồng vì con.

Ví dụ 2:

Lươn ngắn lại chê trạch dài

Thơn bơn méo miệng, chê trai lệch mồm

Sử dụng phép ẩn dụ có hàm ý chỉ những người cũng đầy khiếm khuyết nhưng lại thích chê bai người khác.

Vai trò của ẩn dụ trong tiếng Việt

Cùng tìm hiểu xem ẩn dụ có vai trò gì trong ngôn ngữ tiếng Việt nhé:

  • Làm phong phú thêm vốn từ.
  • Tăng thêm ý nghĩa cho từ loại: thay vì bình thường từ ngữ đó chỉ dừng lại ở 1 nghĩa duy nhất thì khi sử dụng biện pháp ẩn dụ, cụm từ đó có thể mang nhiều nghĩa hơn.
  • Làm cách diễn đạt trở nên phong phú hơn, hấp dẫn hơn. Ví dụ khi bạn muốn khen một cô gái thì nếu nói đơn thuần là “em rất xinh đẹp” thì quá là bình thường rồi, nhưng nếu bạn nói em là một đóa hoa thì nghe sẽ ấn tượng hơn đúng không nào.
  • Tăng khả năng biểu cảm: bằng biện pháp tu từ này, người nói, người viết có thể thoải mái bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của mình một cách hết sức tế nhị mà không cần đề cập thẳng đến vấn đề.

Các hình thức ẩn dụng thường gặp và ví dụ

an du la gi 2 jpg

Các hình thức ẩn dụ phổ biến trong tiếng Việt.

Hiện nay, có 4 phép tu từ ẩn dụ thường gặp như sau:

Ẩn dụ hình thức

Là phương pháp ẩn dụ mà người nói, người viết sẽ dựa trên điểm tương đồng về hình thức của các sự vật, sự việc, khái niệm để tạo hình ảnh ẩn dụ và trong câu văn sẽ ẩn đi bớt ý nghĩ thực.

Ví dụ: Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn.

Làn thu thủy, nét xuân sơn,

Hoa ghen đua thắm, liễu hờn kém xanh.

Ở đây Nguyễn Du đã sử dụng cụm từ “Làn thu thủy - chỉ nước mùa thu”, “nét xuân sơn - chỉ vẻ đẹp núi mùa xuân” để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, chỉ rằng mắt đẹp như nước mùa thu, đôi lông mày thanh thoát như núi mùa xuân.

Ẩn dụ cách thức

Ẩn dụ cách thức là loại ẩn dụ sử dụng nhiều cách diễn đạt để thể hiện cho vấn đề được nói đến thông qua việc đưa các hàm ý có nghĩ tương đồng vào câu nói.

Ví dụ 1: Các em phải biết “uống nước nhớ nguồn”. Sử dụng phép ẩn dụ cách thức để nói đến việc phải biết ghi nhớ công ơn của những người đi trước, đã đem lại thành quả cho chúng ta ngày nay.

Ví dụ 2: Ông B là người “ăn cây táo, rào cây sung”. Sử dụng phép tu từ ẩn dụ cách thức để ám chỉ trong công việc ông B đang hưởng lợi lộc ở chỗ này nhưng lại chăm chăm đi làm lợi cho chỗ khác.

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là việc dùng từ ngữ cho giác quan này để miêu tả cho đặc tính sự vật được nhận biết bằng giác quan khác.

Ví dụ 1: Ánh nắng mùa hè chảy dài trên vai của những người nông dân.

Sử dụng từ “chảy” để diễn tả sự chiếu sáng của ánh nắng mùa hè.

Ví dụ 2: Mẹ tôi mới mua một chiếc dao Thái Lan, nó cắt rất ngọt.

Sử dụng từ “ngọt” để ám chỉ chiếc dao này rất sắc bén.

Ẩn dụ phẩm chất

Ẩn dụ phẩm chất là phép ẩn dụ mà dựa trên sự tương đồng về phẩm chất hay đặc điểm của các sự vật, hiện tượng để thay thế nhau.

Ví dụ 1: Anh ấy có một cái đầu lạnh.

Sử dụng “cái đầu lạnh” để chỉ rằng anh ta là một người có chính kiến, biết suy nghĩ và rất kiên định, khó bị tác động bởi người khác.

Phân biệt Ẩn dụ và hoán dụ

an du la gi 3 jpg

Cách phân biệt ẩn dụ và hoán dụ.

Như vậy, các em đã hiểu ẩn dụ là gì rồi đúng không nào. Tuy nhiên, hiện còn nhiều bạn rất dễ bị nhầm lẫn giữa ẩn dụ với phép tu từ hoán dụ. Hãy cùng tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa hai biện pháp tu từ này nhé.

Điểm giống nhau

Cả hai biện pháp tu từ này có các điểm giống nhau như:

  • Đều gọi tên một sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, khái niệm khác.
  • Mục đích đều nhằm để tăng sức biểu cảm cho người đọc.

Điểm khác nhau

Cùng xem hai phép tu từ này có điểm gì khác nhau nhé:

Biện pháp Ẩn dụ

Biện pháp Hoán dụ

Dựa vào sự tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng, khái niệm để dùng từ thay thế nó.

Dựa vào sự gần gũi (tương đương) của các sự vật, hiện tượng, khái niệm để thay thế nhau.

Bài tập về biện pháp tu từ ẩn dụ

Khi đã thực sự hiểu phép ẩn dụ là gì và các kiến thức liên quan, bây giờ các em hãy cùng freetuts tìm hiểu một số dạng bài tập liên quan đến phép tu từ này để củng cố lại kiến thức nha.

Dạng 1: Phân biệt các loại ẩn dụ

Ví dụ: Hãy phân biệt các phép ẩn dụ trong các câu thơ, ca dao dưới đây.

a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

b. Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác, xuống ghềnh bấy nay.

c. Ngoài thềm rơi chiếc lá đa,

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

d. Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Lời giải:

a. Phép ẩn dụ cách thức để muốn nói rằng các bạn phải biết ghi nhớ công ơn của những người đi trước đã tạo ra thành quả cho chúng ta hưởng.

b. Phép ẩn dụ phẩm chất “Thân cò” để chỉ hình ảnh người nông dân cực khổ, vất vả làm việc sớm hôm.

c. “Tiếng rơi rất mỏng” là phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, thay vì nói rơi rất nhẹ thì tác giả lại nói rơi rất mỏng.

d. Phép ẩn dụ hình thức “Khuôn trăng” - chỉ gương mặt của Thúy Vân tròn trịa, phúc hậu, “nét ngài” - chỉ đôi lông mày của Thúy Vân rất đẹp.

Dạng 2: Xác định biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu

Ví dụ: Hãy xác định đâu là phép ẩn dụ trong các đoạn trích dưới đây và nói lên ý nghĩa của chúng.

a. “Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòa đơm bông

(Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

b. Ngày ngày mặt trời đi qua lăng Bác

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

c. Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

d. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.

Lời giải:

a. Sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ “lửa lựu” để diễn tả màu hoa lựu đỏ như màu ánh lửa.

b. “mặt trời trong lăng” để nói về công lao to lớn của Bác được sánh ngang với ánh mặt trời đầy vĩ đại kia, và muốn nói rằng Bác là ánh sáng, soi đường, chỉ lối cho dân tộc Việt Nam.

c. Hình ảnh “thuyền” ẩn dụ cho chàng trai, còn “bến” ẩn dụ cho cô gái, để nói lên rằng cô gái luôn một lòng một dạ, chung thủy, chờ đợi ngươi mình yêu.

d. Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nắng giòn tan” thay cho “nắng chói chang” để chỉ rằng ánh nắng rất gay gắt.

Dạng 3: Đặt câu sử dụng phép tu từ ẩn dụ

Ví dụ: Đặt 5 ví dụ về phép ẩn dụ trong lời nói hàng ngày.

  • Ví dụ 1: Dưới bầu trời xanh biếc của mùa hè, những bông hoa phượng đỏ thắm thắp lên những ánh lửa hồng. Phép ẩn dụ hình thức “ánh lửa hồng” ẩn dụ cho màu đỏ của hoa phượng.
  • Ví dụ 2: Bạn A là một người đứng núi này, trông núi nọ, Phép ẩn dụ cách thức: ý chỉ rằng A là một người tham lam.
  • Ví dụ 3: Ca sĩ Thùy Chi có giọng hát ngọt ngào, đi sâu vào lòng người. Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, sử dụng “giọng hát ngọt ngào” thay cho “giọng hát hay
  • Ví dụ 4: Cha tôi nay tóc đã bạc nhưng ông vẫn chăm chỉ ra đồng, Phép ẩn dụ phẩm chất, sử dụng cụm từ “tóc đã bạc” để chỉ cho việc cha đã già, đã lớn tuổi.
  • Ví dụ 5: Tuy Bác Hồ đã đi xa nhưng người vẫn sống mãi trong lòng chúng ta. Sử dụng từ “đi xa” thay cho từ “chết” để nói giảm nói tránh vấn đề.

Trên đây freetuts.net đã giúp các em trả lời câu hỏi biện pháp tu từ ẩn dụ là gì? các kiến thức liên quan và đi làm một số dạng bài tập thường gặp. Hy vọng qua đây sẽ giúp các bạn học sinh thực sự hiểu rõ hơn về phần kiến thức tiếng Việt quan trọng này. Chúc các em học tốt và đạt kết quả cao nhất nhé!

Cùng chuyên mục:

Phân tích nhân vật Phương Định và bài văn mẫu chọn lọc

Phân tích nhân vật Phương Định và bài văn mẫu chọn lọc

Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi...

Dàn ý đoạn văn tự giới thiệu về bản thân và mẫu chọn lọc hay

Dàn ý đoạn văn tự giới thiệu về bản thân và mẫu chọn lọc hay

20+ Mẫu mở bài Tràng Giang của Huy Cận chọn lọc hay nhất

20+ Mẫu mở bài Tràng Giang của Huy Cận chọn lọc hay nhất

Dàn ý nghị luận xã hội về lòng biết ơn và các bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về lòng biết ơn và các bài văn mẫu hay

Hoán dụ là gì? Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ kèm bài tập

Hoán dụ là gì? Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ kèm bài tập

Trong bộ môn ngữ văn lớp 6, các em học sinh sẽ được học về…

Phân tích Làng Kim Lân, dàn ý và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Phân tích Làng Kim Lân, dàn ý và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Nghị luận về học đi đôi với hành, dàn ý và văn mẫu siêu hay

Nghị luận về học đi đôi với hành, dàn ý và văn mẫu siêu hay

Văn tả người, 20 mẫu văn tả người thân chọn lọc hay nhất

Văn tả người, 20 mẫu văn tả người thân chọn lọc hay nhất

Văn tả người thân như tả bố, mẹ, anh, chị, em,... là một bài tập…

Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Viết nghị luận về bạo lực học đường, dàn ý và mẫu văn hay

Viết nghị luận về bạo lực học đường, dàn ý và mẫu văn hay

Văn tả con gà trống, lập dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Văn tả con gà trống, lập dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Phân tích bài thơ Tràng Giang, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích bài thơ Tràng Giang, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích nhân vật Vũ Nương, lập dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích nhân vật Vũ Nương, lập dàn ý và mẫu văn hay

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo của em là một đề bài tập làm văn…

Top