Phân biệt Do và Make trong tiếng Anh
Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về cách nhận biết và phân biệt cách dùng của 2 từ "do" và "make" nhé. Đây là 2 từ đều có nghĩa là "làm", 2 từ này khiến chúng ta rất dễ nhầm lẫn nếu không cẩn thận và không hiểu rõ ý nghĩa thực sự của từng từ.
Chúng ta sẽ lần lượt đi tìm hiểu ý nghĩa và cách dùng của từng từ nhé.
1. Do (làm)
"Do" được sử dụng khi nói về học tập, công việc, nghề nghiệp hoặc nhiệm vụ làm một việc gì đó. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng những việc mà đi cùng với "do" không tạo ra một vật thể hữu hình hay còn gọi là sản phẩm vật chất nào cả.
Have you done your homework?
Bạn đã làm bài tập về nhà chưa?I have guests visiting tonight so I should start doing the housework now
Tôi có khách tối nay nên phải bắt đầu dọn nhà bây giờI wouldn't like to do that job
Tôi không thích làm công việc này
"Do" còn được dùng diễn tả những hoạt động chung chung, không rõ ràng, không cụ thể. Trong những trường hợp này, "do" thường đi kèm với những từ như là "thing", "something", "nothing", "anything", "everything"...
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Hurry up! I've got things to do!
Nhanh lên! Tôi có việc phải làm!Don't just stand there - do something!
Đừng đứng ra như thế - làm gì đi!Is there anything I can do to help you?
Tôi có thể giúp gì cho anh?
Chúng ta dùng "do" để nói về các hoạt động hàng ngày.
Do you need to do the kitchen?
Bạn có cần phải dọn nhà bếp không?Trong câu này" do" có nghĩa là "clean" (dọn dẹp)
Have you done the dishes yet?
Bạn đã rửa bát chưa vậy?Trong câu này "do" được chia ở thì hiện tại hoàn thành là "done" và có nghĩa là "washed" (rửa)
Bạn cần nhớ "do" cũng là trợ động từ dùng để đặt câu hỏi trong thì hiện tại đơn.
Do you like play the piano?
Bạn có thích chơi đàn piano không?
Đôi khi chúng ta dùng "do" để thay thế một động từ trước đó khi nghĩa của nó đã rõ ràng.
A: Remember to wash the dish and clean the floor before I come back soon.
B: Ok, I’ll do itTrong câu của đối tượng B "do" có nghĩa là rửa bát và lau nhà
Ngoài ra còn có một số trường hợp ngoại lệ thường sử dụng "do" đó là:
- Do a crossword - Giải câu đố
- Do a favour - Giúp đỡ ai
- Do damage/do harm - Gây hại, làm hại
- Do time - Đi tù (go to the prison)
- Do your best - cố gắng hết sức mình (try one’s best)
2. Make (làm)
Cùng có nghĩa là "làm" nhưng "make" lại được dùng để diễn tả hoạt động, sản xuất, chế tạo, xây dựng tạo thành những nguyên liệu vật chất sẵn có hay những sản phẩm chứ không như "do" không tạo nên sản phẩm vật chất.
My ring is made of silver
Chiếc nhẫn của tôi àm bằng bạcThis cabinet is made of wood
Cái tủ này được làm từ gỗWine is made from grapes
Rượu được làm từ nho
"Make" cũng được dùng để chỉ nguồn gốc hoặc chất liệu ban đầu dùng làm thứ gì đó.
The watches were made in Switzerland
Những chiếc đồng hồ được làm từ Thụy Sĩ
"Make" được dùng để diễn tả 1 hành động với một đối tượng khác hoặc phản ứng lại với điều gì đó.
Onions make your eyes water.
Hành khiến bạn chảy nước mắtYou make me happy
Bạn khiến tôi hạnh phúcMy son make fun of my parents
Con trai tôi làm cho bố mẹ tôi vuiIt's not my fault. My brother made me do it!
Không phải lỗi của tôi. Anh trai tôi bắt tôi làm vậy!
"Make" còn được dùng để diễn tả kế hoạch, dự định hay để đưa ra 1 quyết định
Make the decision
the arrangement
a choice/plans
make money (kiếm tiền)
make a visit/journey
make up your mind
make the arrangements (sắp xếp)
make a choice (đưa ra lựa chọn)
"Make" được dùng để diễn tả hành động liên quan đến phát ngôn hay việc phát ra âm thanh
Make a speech - Phát biểu
Make a noise - Làm ồn
Make a promise - Lời hứa
Make a telephone call - Gọi điện thoại
Make a remark - Mắc lỗi
Make a suggestion - Đưa ra gợi ý
Make an enquiry - Thực hiện một cuộc điều tra
"Make" thường với cụm từ chỉ đồ ăn, thức uống, bữa ăn
Make coffee - Pha một tách cà phê
Make tea/a cup of tea - Pha một tách trà
Make breakfast/lunch/dinner - Nấu bữa sáng/ bữa trưa/bữa tối
Make a cake - Làm bánh
Với những ví dụ cụ thể như trên chắc chắn bạn đã nắm rõ ý nghĩa và cách sử dụng hai động từ "do" và "make" rồi đúng không nào. Chúc các bạn học tập tốt nhé!