VĂN HỌC
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Hoán dụ là gì? Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ kèm bài tập

Hoán dụ là một phép tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác. Phép tu từ này có vai trò quan trọng và dễ nhầm lẫn với ẩn dụ.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Trong bộ môn ngữ văn lớp 6, các em học sinh sẽ được học về các biện pháp tu từ quan trọng, điển hình là phép Hoán dụ, tuy nhiên vì thời lượng bài giảng trên lớp không nhiều nên chắc hẳn còn nhiều bạn đang chưa thực sự hiểu hoán dụ là gì đúng không nào? Chính vì thế, trong bài viết hôm nay, freetuts sẽ giúp các em học sinh hiểu định nghĩa hoán dụ, các kiến thức liên quan kèm bài tập và cách phân biệt hoán dụ và ẩn dụ chi tiết. Mời các em cùng tìm hiểu ngay nhé!

Định nghĩa phép hoán dụ trong tiếng Việt

hoan du la gi 1 jpg

Tìm hiểu khái niệm phép tu từ hoán dụ là gì?

Hoán dụ là một biện pháp tu từ phổ biến trong tiếng Việt mà trong đó, người viết, người nói sẽ gọi tên các khái niệm, hiện tượng, sự vật này bằng các khái niệm, hiện tượng, sự vật khác có mối quan hệ liên quan gần gũi với nó nhằm tăng khả năng diễn đạt của câu văn.

Ví dụ 1:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Từ hồi về thành phố

Quen ánh điện, cửa gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường

(Trích Ánh Trăng của Nguyễn Duy)

Tác giả sử dụng phép hoán dụ “ánh điện, cửa gương” để chỉ cuộc sống hiện đại nơi thành phố, có nhiều tiện nghi và cơ sở vật chất hiện đại.

Ví dụ 2:

Những buổi vui sao, cả nước lên đường,

Xao xuyến bờ tre, từng hồi trống giục

(Trích Đường ra mặt trận - Chính Hữu)

Tác giả sử dụng hình ảnh hoán dụ “cả nước” để chỉ toàn thể nhân dân Việt Nam đều đồng lòng lên đường đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Vai trò của phép tu từ hoán dụ trong tiếng Việt

Cùng tìm hiểu xem liệu biện pháp tu từ hoán dụ có tác dụng gì trong tiếng Việt nhé:

  • Tăng tính gợi hình, gợi cảm cho câu văn, lời nói thêm ý nghĩa và sinh động hơn.
  • Chỉ ra được mối quan hệ gần gũi, tương đồng giữa các sự vật, sự việc để giúp người đọc, người nghe dễ dàng hình dung hơn.
  • Làm nổi bật các đặc điểm, tinh chất quan trọng của sự vật sự việc.

Các kiểu hoán dụ thường gặp trong tiếng Việt

hoan du la gi 2 jpg

Các kiểu hoán dụ thường gặp trong tiếng Việt.

Trong tiếng Việt, có 4 kiểu Hoán dụ thường gặp như sau:

Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể

Đây là kiểu hoán dụ mà người viết, người nói thường lấy các bộ phận cụ thể của một vật thể nào đó để thay thế toàn bộ nó, ví dụ như dùng tay, chân để chỉ cho con người hoặc dùng số ít để đại diện cho số nhiều,...

Ví dụ 1:

Tuy mới chỉ 12 tuổi nhưng Phương Nam là một tay bóng bàn cừ khôi của tỉnh.

Cụm từ “một tay bóng bàn” muốn nói rằng Phương Nam là một vận động viên bóng bàn cừ khôi. Phép hoán dụ lấy một bộ phận để chỉ toàn thể.

Ví dụ 2:

Hoàng Anh là một chân đá chính của đội bóng trường THCS Lê Qúy Đôn.

Cụm từ “chân đá chính” được sử dụng để hoán dụ cho việc Hoàng Anh là một thành viên giỏi trong đội bóng của trường.

Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

Đây là phép Hoán dụ mà người viết, người nói sẽ sử dụng những hình ảnh cụ thể, có thể cảm nhận được để chỉ những hình ảnh, sự vật mang tính mơ hồ giúp cho người đọc dễ hiểu, dễ hình dung hơn.

Ví dụ 1:

Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích trăm năm trồng người

Bác Hồ đã sử dụng phép tu từ hoán dụ “Mười năm” chỉ khoảng thời gian ngắn, “Trăm năm” chỉ khoảng thời gian dài.

Ví dụ 2:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Sử dụng hình ảnh cụ thể là “núi Thái Sơn” để chỉ cái trừu tượng là công cha vĩ đại như thế nào, và hình ảnh “nước trong nguồn” để chỉ tình mẹ bao la biết mấy.

Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

Đối với kiểu hoán dụ này, người nói, người viết sẽ thường sử dụng hình ảnh của sự vật, sự việc có tính bao quát rộng hơn để nói về sự vật, sự việc nhỏ hơn được bao trùm trong nó.

Ví dụ 1:

Ngôi nhà này vốn rất thân thiện nên cả xóm ai cũng quý mến.

Sử dụng hình ảnh “ngôi nhà” - vật chưa đựng để chỉ rằng các thành viên trong nhà - vật bị chứa đựng đều rất thân thiện.

Ví dụ 2:

Cả lớp đều hăng say lắng nghe thầy giáo đang giảng bài trên bục giảng.

Sử dụng hình ảnh “cả lớp” - vật chứa đựng để chỉ các học sinh trong lớp - vật bị chứa đựng đang chăm chú lắng nghe bài giảng của thầy giáo.

Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật

Đây là phép tu từ hoàn dụ mà người viết, người nói sẽ dựa trên những hình ảnh tương đồng của các sự vật, sự việc để miêu tả sự vật, sự việc đó, nhằm giúp cho câu văn trở nên hay và ấn tượng hơn nhưng không làm mất đi nghĩa gốc của nó.

Ví dụ 1:

Ngày Huế đổ máu / Chú Hà Nội về.

Sử dụng hình ảnh “đổ máu” để ám chỉ rằng ngày Huế xảy ra chiến tranh, Chú ở Hà Nội đã về.

Ví dụ 2:

Sen tàn, cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân

Hình ảnh hoán dụ “Sen tàn” - tượng trưng cho mùa hạ đã qua đi, “cúc lại nở hoa” - tượng trung cho mà thu đang đến.

Cách phân biệt phép tu từ hoán dụ và ẩn dụ

hoan du la gi 3 jpg

So sánh điểm giống, khác giữa phép tu từ Hoán dụ và ẩn dụ.

Hiện nay, có rất nhiều bạn dễ bị nhầm lẫn giữa biện pháp tu từ hoán dụ và ẩn dụ, hãy cùng xem thử hai phép tu từ này có gì giống và khác nhau nha. Nội dung chi tiết được trình bày trong bảng sau

So sánh

Biện pháp tu từ hoán dụ

Biện pháp tu từ ẩn dụ

Giống nhau

  • Dùng tên gọi của sự vật, hiện tượng này để chỉ sự vật, hiện tượng khác.
  • Mục đích đều làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho câu văn hay lời nói.
  • Đều mang tính chất liên tưởng.

Khác nhau

Gọi tên sự vật, hiện tượng dựa trên sự tương cận

Gọi tên sự vật, hiện tượng dựa trên sự tương đồng

Nhấn mạnh vào mối quan hệ của các sự vật, sự việc hay hiện tượng được miêu tả

Nhấn mạnh vào tính chất, đặc điểm của sự vật, sự việc được miêu tả

Ví dụ minh họa

Cường là một tay săn ảnh hàng đầu.

“tay săn ảnh” hình ảnh hoán dụ chỉ Cường là một phóng viên giỏi.

Uống nước nhớ nguồn” - Ẩn dụ việc phải ghi nhớ công ơn của những người đi trước đã tạo ra thành quả cho mình.

Hãy tham khảo thêm bài viết ẩn dụ là gì để không bị nhầm lẫn giữa hai phép tu từ này nhé.

Giải bài tập Hoán dụ sgk Ngữ Văn lớp 6

Sau khi nắm được lý thuyết hoán dụ là gì thì freetuts sẽ hướng dẫn các em học sinh giải phần bài tập trong sgk trang 84 nhé.

Bài 1 :

Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn dưới đây và cho biết ý nghĩa của chúng.

a. Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. (Trích Hồ Chí Minh)

b. Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

(Tố Hữu)

c. Vì sao? Trái đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên người: Hồ Chí Minh

Hướng dẫn giải:

a. Dùng hình ảnh “Làng xóm” để chỉ những người dân trong làng, “đói rách” để chỉ một cuộc sống cơ cực, nghèo đói.

b. Dùng hình ảnh “Áo chàm” để chỉ những người đồng dân Việt Bắc lúc bấy giờ, bởi họ thường mang trang phục áo chàm.

c. Dùng hình ảnh “Trái đất” là vật chứa đựng để đại diện cho những người dân nước Việt Nam - vật bị chứa đựng, mãi mãi nhớ về chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bài 2: Hoán dụ có gì giống và khác với ẩn dụ? Cho ví dụ minh họa.

Để trả lời câu hỏi này, các em hãy tham khảo kiến thức phân biệt phép tu từ Hoán dụ và Ẩn dụ mà chúng tôi đã trình bày ở trên nhé.

Bài tập vận dụng hoán dụ

Như vậy, đến đây chắc hẳn các em đã hiểu được hoán dụ là gì rồi đúng không nào? Bây giờ hãy áp dụng những kiến thức này để đi giải một số dạng bài tập dưới đây nhé.

Dạng 1: Xác định phép hoán dụ trong câu

Bài tập 1: Các em hãy tìm biện pháp hoán dụ trong các đoạn trích dưới đây và nêu tác dụng của chúng.

a. “Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

b. “Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đổi nương.”

c. “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

(Trích Viếng Lăng Bác - Viễn Phương)

d. “Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,

Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai

(Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

Lời giải:

a. Hình ảnh hoán dụ số ít “một cây” và “ba cây” chỉ số lượng nhiều với ý là khi bạn đoàn kết nhiều người sẽ tạo ra một thành tựu lớn lao hơn là làm việc đơn lẻ một mình.

b. Phép hoán dụ lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng. Sử dụng hình ảnh cụ thể là “mồ hôi” để chỉ công sức của những người nông dân.

c. Tác giả sử dụng hình ảnh hoán dụ là “bảy mươi chín mùa xuân” để tượng trưng cho việc bác Hồ ra đi khi 79 tuổi.

d. Nguyễn Du sử dụng hình ảnh hoán dụ là “bóng hồng” để chỉ người con gái có nhan sắc xinh đẹp, kiều diễm, vẻ đẹp ấy được ví như hoa lan mùa xuân và hoa cúc mùa thu.

Dạng 2: Lấy ví dụ về hoán dụ

Bài tập: Hãy lấy 4 ví dụ về 4 kiểu hoán dụ và nêu lên ý nghĩa của nó.

Lời giải:

Ví dụ 1: Phép hoán dụ lấy một bộ phận để chỉ toàn thể.

Nhà văn Kim Lân là một trong những cây bút sáng giá của nền văn học Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp.

Cụm từ “cây bút sáng giá” muốn nói rằng Kim Lân là một trong những nhà văn giỏi lúc bấy giờ.

Ví dụ 2: Phép hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật

Không ai muốn chứng kiến cảnh kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh cả.

Hình ảnh “kẻ đầu bạc” tượng trưng cho những người lớn tuổi, còn “kẻ đầu xanh” tượng trưng cho người trẻ tuổi.

Ví dụ 3: Phép hoán dụ lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng.

Khi nữ ca sĩ Mỹ tâm bước lên sân khấu, cả khán phòng đều hét lên trong sự vui mừng.

Phép hoán dụ “cả khán phòng” dùng để chỉ những khán giả có mặt trong khán phòng lúc đó đều rất vui sướng.

Ví dụ 4: Phép hoán dụ lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng.

Dạng 3: Bài tập trắc nghiệm Hoán dụ

Câu 1: Trong câu thơ “Trời xanh quen thói má hồng”, tác giả đã sử dụng phép hoán dụ nào?

A. Hoán dụ lấy bộ phận chỉ toàn thể.

B. Lấy cái cụ thể chỉ cái trừu tượng.

C. Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng.

D. Lấy dấu hiệu để chỉ sự vật.

Đáp án D là đúng, hình ảnh “má hồng” để chỉ người con gái đẹp.

Câu 2: Câu thơ “Thuyền về có nhớ bến chăng? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” có phải là biện pháp hoán dụ không?

A. Đúng.

B. Sai.

Đáp án đúng B, đây là phép tu từ ẩn dụ, hình ảnh “Thuyền” ẩn dụ cho chàng trai, còn “Bến” ẩn dụ cho cô gái.

Như vậy, qua bài viết trên đã giúp các em nắm rõ được khái niệm Hoán dụ là gì? Các kiểu hoán dụ thường gặp và giải đáp một số bài tập có liên quan. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp cho các em học sinh lớp 6 hiểu được phần bài học quan trọng này.

Nếu các em muốn tìm hiểu thêm nhiều bài học Ngữ Văn khác hãy ghé chuyên mục Văn học của chúng tôi nha. Và đừng quên rằng, tại freetuts.net còn tổng hợp nhiều kiến thức liên quan đến các môn học khác như Toán, Tiếng Anh, Tiếng Nhật,...hãy cùng khám phá ngay nhé!

Cùng chuyên mục:

Phân tích nhân vật Phương Định và bài văn mẫu chọn lọc

Phân tích nhân vật Phương Định và bài văn mẫu chọn lọc

Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi...

Dàn ý đoạn văn tự giới thiệu về bản thân và mẫu chọn lọc hay

Dàn ý đoạn văn tự giới thiệu về bản thân và mẫu chọn lọc hay

20+ Mẫu mở bài Tràng Giang của Huy Cận chọn lọc hay nhất

20+ Mẫu mở bài Tràng Giang của Huy Cận chọn lọc hay nhất

Dàn ý nghị luận xã hội về lòng biết ơn và các bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về lòng biết ơn và các bài văn mẫu hay

Phân tích Làng Kim Lân, dàn ý và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Phân tích Làng Kim Lân, dàn ý và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Nghị luận về học đi đôi với hành, dàn ý và văn mẫu siêu hay

Nghị luận về học đi đôi với hành, dàn ý và văn mẫu siêu hay

Văn tả người, 20 mẫu văn tả người thân chọn lọc hay nhất

Văn tả người, 20 mẫu văn tả người thân chọn lọc hay nhất

Văn tả người thân như tả bố, mẹ, anh, chị, em,... là một bài tập…

Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Viết nghị luận về bạo lực học đường, dàn ý và mẫu văn hay

Viết nghị luận về bạo lực học đường, dàn ý và mẫu văn hay

Văn tả con gà trống, lập dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Văn tả con gà trống, lập dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Phân tích bài thơ Tràng Giang, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích bài thơ Tràng Giang, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích nhân vật Vũ Nương, lập dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích nhân vật Vũ Nương, lập dàn ý và mẫu văn hay

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo của em là một đề bài tập làm văn…

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Top