Kiểm thử thủ công
Có hai loại kiểm thử, đó là kiểm thử thủ công và kiểm thử tự động. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn kiểm thử thủ công qua bài viết này nhé.
1. Kiểm thử thủ công (Manual testing) là gì?
Kiểm thử thủ công là kiểm thử một phần mềm một cách thủ công (không sử dụng bất kỳ công cụ tự động hoặc bất kỳ đoạn mã nào). Với loại kiểm thử này, tester như người sử dụng cuối sẽ kiểm tra phần mềm để xác định bất kỳ hành vi không mong muốn hoặc lỗi. Có rất nhiều giai đoạn để kiểm thử bằng tay như Kiểm thử đơn vị (Unit testing), Kiểm thử tích hợp (Integration testing), Kiểm thử hệ thống (System testing) và Kiểm thử chấp nhận (User Acceptance testing).
Bất kỳ ứng dụng mới nào cũng phải được kiểm thử thủ công trước khi thực hiện kiểm thử tự động hóa. Kiểm thử thủ công đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn nhưng lại rất cần thiết để kiểm tra tính khả thi để thực hiện tự động hóa.
Tester sử dụng kế hoạch kiểm thử (test plans), trường hợp kiểm thử (test case), hoặc kịch bản kiểm thử (test scenarios) để đảm bảo tính đầy đủ của kiểm thử. Kiểm thử thủ công cũng bao gồm kiểm thử phám phá, tester kiểm thử khám phá phần mềm để tìm ra lỗi trong phần mềm đó.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
2. Mục tiêu của kiểm thử thủ công
Khái niệm của kiểm thử thủ công là đảm bảo rằng ứng dụng hoạt động phù hợp với các yêu cầu chức năng được chỉ định.
Test Suites hoặc cases, được thiết kế trong giai đoạn kiểm thử, có phạm vi kiểm thử 100%.
Kiểm thử thủ công cũng đảm bảo rằng các lỗi đã tìm thấy được sửa chữa bởi các developer và được kiểm thử lại bởi những tester sau khi các lỗi được khắc phục.
Về cơ bản, kiểm thử thủ công kiểm tra chất lượng của hệ thống và cung cấp sản phẩm không có lỗi cho khách hàng.
3. Các loại kiểm thử thủ công
Dưới đây sơ đồ đưa ra mô tả các loại kiểm thử thủ công.
- Black Box Testing
- White Box Testing
- Unit Testing
- System Testing
- Integration Testing
- Acceptance Testing
4. Cách thực hiện Kiểm thử thủ công
- Đọc và hiểu tài liệu của dự án phần mềm. Ngoài ra, nghiên cứu Ứng dụng khi thực hiện kiểm thử (AUT) nếu có.
- Dự thảo kiểm thử bao gồm tất cả các yêu cầu được đề cập trong tài liệu.
- Xem xét và vạch ra các trường hợp thử nghiệm với Trưởng nhóm, Khách hàng (nếu có)
- Thực hiện các trường hợp kiểm thử trên AUT
- Báo cáo lỗi.
- Khi các lỗi đã được sửa sẽ được tester thực hiện một lần nữa các trường hợp kiểm thử thất bại để xác minh rằng lỗi đã được khắc phục.