TESTING FUNDAMENTALS
TYPES OF TESTING
TESTCASE DEVELOPMENT
TESTING TECHNIQUES
TEST MANAGEMENT & CONTROL
DEFECTS
AGILE
TESTING DIFFERENT DOMAINS
WHITEBOX TESTING
PERFORMANCE TESTING
ADVANCE TESTING TOPICS
FAQ
TESTING TYPES - MEGA LIST
TOOLS
CHECK!
CERTIFICATION
LIVE TESTING PROJECT
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Kỹ thuật kiểm thử bảng quyết định

Bảng quyết định là một trong những kỹ thuật kiểm thử phầm mềm. Vậy Kiểm thử bảng quyết định (Decision Table Testing) là gì? Tại sao Kiểm thử Bảng quyết định là quan trọng? Ưu điểm và nhược điểm của kiểm thử bảng quyết định là gì? Hãy cùng tìm hiểu kỹ thuật này để test cases của bạn được bao phủ đầy đủ các điều kiện hơn nhé.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

1. Kiểm thử bảng quyết định (Decision Table Testing) là gì?

Kiểm thử bảng quyết định (Decision Table Testing) là một kỹ thuật kiểm thử phần mềm được sử dụng để kiểm thử hoạt động của hệ thống khi kết hợp các đầu vào khác nhau. Đây là một cách tiếp cận có hệ thống trong đó các kết hợp đầu vào khác nhau và hành vi hệ thống tương ứng của chúng (Đầu ra) được ghi lại dưới dạng bảng. Đó là lý do tại sao bảng quyết định cũng được gọi là bảng Nguyên nhân – Ảnh hưởng (Cause-Effect), Nguyên nhân và Ảnh hưởng được ghi lại để bảo đảm kiểm thử tốt hơn.

Bảng quyết định là biểu diễn dạng bảng với đầu vào ứng với quy tắc / trường hợp / điều kiện kiểm thử. Hãy xem ví dụ sau:

Ví dụ 1: Cách tạo Bảng quyết định cho màn hình đăng nhập

Hãy tạo một bảng quyết định cho màn hình đăng nhập.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

bang quyet dinh 1 png

Điều kiện rất đơn giản, nếu người dùng nhập tên người dùng và mật khẩu chính xác, người dùng sẽ được chuyển hướng đến trang chủ. Nếu người dùng nhập đầu vào sai, thông báo lỗi sẽ được hiển thị.

Điều kiện Quy tắc 1 Quy tắc 2 Quy tắc 3 Quy tắc 4
Tên đăng nhập (T/F) F T F T
Mật khẩu (T/F) F F T T
Đầu ra (E/H) E E E H

Chú thích:

  • T - Tên người dùng / mật khẩu chính xác
  • F - Tên người dùng / mật khẩu sai
  • E - Thông báo lỗi được hiển thị
  • H - Màn hình trang chủ được hiển thị

Mô tả:

  1. Case 1 - Tên người dùng và mật khẩu đều sai: hiển thị một thông báo lỗi.
  2. Case 2 - Tên người dùng đúng, nhưng mật khẩu sai: hiển thị một thông báo lỗi.
  3. Case 3 - Tên người dùng sai, nhưng mật khẩu đúng: hiển thị một thông báo lỗi.
  4. Case 4 - Cả tên người dùng và mật khẩu đều chính xác: điều hướng đến trang chủ

Trong khi chuyển đổi những cases này sang test cases, chúng ta có thể tạo 2 kịch bản:

  1. Nhập tên người dùng chính xác và mật khẩu chính xác, sau đó click vào đăng nhập, kết quả mong đợi sẽ là người dùng sẽ được điều hướng đến trang chủ.
  2. Và từ kịch bản dưới đây:
  • Nhập sai tên người dùng và mật khẩu sai, sau đó click vào đăng nhập, kết quả mong đợi sẽ là người dùng sẽ nhận được thông báo lỗi.
  • Nhập tên người dùng chính xác và mật khẩu sai, sau đó click vào đăng nhập, kết quả mong đợi sẽ là người dùng sẽ nhận được thông báo lỗi.
  • Nhập sai tên người dùng và mật khẩu chính xác, sau đó click vào đăng nhập, kết quả mong đợi sẽ là người dùng sẽ nhận được thông báo lỗi.

Về cơ bản chúng ta kiểm thử cùng một quy tắc.

Ví dụ 2: Cách tạo Bảng quyết định cho màn hình Upload

Hãy xem một hộp thoại yêu cầu người dùng tải ảnh lên với một số điều kiện như:

  1. Chỉ có thể tải lên hình ảnh định dạng '.jpg'
  2. Kích thước file dưới 32kb
  3. Độ phân giải là 137 * 177.

Nếu không đáp ứng điều kiện nào, hệ thống sẽ đưa ra thông báo lỗi tương ứng, thông báo nêu rõ vấn đề. Nếu tất cả các điều kiện được đáp ứng, ảnh sẽ được cập nhật thành công.

bang quyet dinh 2 png

Hãy tạo bảng quyết định cho trường hợp trên.

Điều kiện Case 1 Case 2 Case 3 Case 4 Case 5 Case 6 Case 7 Case 8
Định dạng .jpg .jpg .jpg .jpg Khác .jpg Khác .jpg Khác .jpg Khác .jpg
Kích thước Dưới 32kb Dưới 32kb >= 32kb >= 32kb Dưới 32kb Dưới 32kb >= 32kb >= 32kb
Độ phân giải 137*177 Khác  137 * 177 137*177 Khác  137 * 177 137*177 Khác  137 * 177 137*177 Khác  137 * 177
Đầu ra Ảnh được tải lên thành công Thông báo lỗi: độ phân giải không phù hợp Thông báo lỗi: kích thước không phù hợp Thông báo lỗi: kích thước và độ phân giải không phù hợp Thông báo lỗi: định dạng không phù hợp Thông báo lỗi: định dạng và độ phân giải không phù hợp Thông báo lỗi: định dạng và kích thước không phù hợp Thông báo lỗi: định dạng, kích thước và độ phân giải không phù hợp

Đối với những điều kiện này, chúng ta có thể tạo 8 test cases khác nhau và đảm bảo phạm vi được bao phủ hoàn toàn.

  1. Tải lên một bức ảnh với định dạng '.jpg', kích thước nhỏ hơn 32kb, độ phân giải 137 * 177, sau đó click vào “Upload”. Kết quả mong đợi là “Ảnh được tải lên thành công”.
  2. Tải lên một bức ảnh với định dạng '.jpg', kích thước nhỏ hơn 32kb, độ phân giải khác 137 * 177, sau đó click vào “Upload”. Kết quả dự kiến ​​là “Thông báo lỗi: độ phân giải không phù hợp” được hiển thị.
  3. Tải lên một bức ảnh với định dạng '.jpg', kích thước hơn 32kb và độ phân giải là 137 * 177, sau đó click vào “Upload”. Kết quả dự kiến ​​là “Thông báo lỗi: kích thước không phù hợp” sẽ được hiển thị.
  4. Tải lên một bức ảnh với định dạng '.jpg', kích thước nhỏ hơn 32kb và độ phân giải khác 137 * 177, sau đó click vào “Upload”. Kết quả dự kiến ​​là “Thông báo lỗi: kích thước và độ phân giải không phù hợp” sẽ được hiển thị.
  5. Tải lên một bức ảnh với định dạng khác '.jpg', kích thước nhỏ hơn 32kb và độ phân giải là 137 * 177, sau đó click vào “Upload”. Kết quả dự kiến ​​là “Thông báo lỗi: định dạng không phù hợp” sẽ được hiển thị.
  6. Tải lên một bức ảnh với định dạng khác '.jpg', kích thước nhỏ hơn 32kb và độ phân giải khác 137 * 177, sau đó click vào “Upload”. Kết quả dự kiến ​​là “Thông báo lỗi” định dạng và độ phân giải không phù hợp” sẽ được hiển thị.
  7. Tải lên một bức ảnh với định dạng khác với '.jpg', kích thước hơn 32kb và độ phân giải là 137 * 177, sau đó click vào “Upload”. Kết quả dự kiến ​​là “Thông báo lỗi: định dạng và kích thước không phù hợp” sẽ được hiển thị.
  8. Tải lên một bức ảnh với định dạng khác '.jpg', kích thước hơn 32kb và độ phân giải khác 137 * 177, sau đó click vào “Upload”. Kết quả dự kiến ​​là “Thông báo lỗi: định dạng, kích thước và độ phân giải không phù hợp” sẽ được hiển thị.

2. Tại sao Kiểm thử Bảng quyết định là quan trọng?

Kỹ thuật kiểm thử Bảng quyết định trở nên quan trọng khi cần phải kiểm thử sự kết hợp khác nhau. Bảng quyết định cũng giúp bao phủ đầy đủ các trường hợp kiểm thử đối với logic nghiệp vụ phức tạp.

Trong Kỹ thuật phần mềm, giá trị biên và phân vùng tương đương là các kỹ thuật tương tự được sử dụng để đảm bảo phạm vi được bao phủ. Các kỹ thuật này được sử dụng nếu hệ thống hiển thị đầu ra tương tự cho một tập hợp lớn các đầu vào. Tuy nhiên, đối với mỗi bộ giá trị đầu vào, hệ thống xử lý khác nhau, kỹ thuật giá trị biên và phân vùng tương đương không hiệu quả trong việc đảm bảo phạm vi kiểm thử được bao phủ.

Trong trường hợp này, kiểm thử bảng quyết định là một lựa chọn tốt. Kỹ thuật này có thể đảm bảo phạm vi bao phủ và việc trình bày đơn giản để dễ giải thích và sử dụng.

Bảng này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo vì nó dễ hiểu và bao gồm tất cả các kết hợp.

Tầm quan trọng của kỹ thuật này rất rõ ràng khi số lượng đầu vào tăng lên. Số lượng kết hợp có thể lên đến 2 ^ n, trong đó n là số lượng Đầu vào. Đối với n = 10, rất phổ biến trong kiểm thử web, số lượng kết hợp sẽ là 1024. Rõ ràng, bạn không thể kiểm thử tất cả nhưng bạn sẽ chọn một tập hợp con và có thể kiểm thử dựa trên kỹ thuật kiểm thử bảng quyết định.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kiểm thử bảng quyết định

Ưu điểm: 

  • Cách xử lý của hệ thống khác nhau đối với đầu vào khác nhau, cả phân vùng tương đương và phân tích giá trị biên sẽ không giúp ích, nhưng có thể sử dụng bảng quyết định.
  • Việc trình bày rất đơn giản, có thể dễ dàng giải thích và được sử dụng để phát triển.
  • Bảng này sẽ giúp thực hiện các kết hợp hiệu quả và có thể đảm bảo phạm vi bao phủ tốt hơn để kiểm thử.
  • Bất kỳ điều kiện nghiệp vụ phức tạp nào cũng có thể dễ dàng khi sử dụng bảng quyết định.
  • Có thể bao phủ 100% khi các kết hợp đầu vào thấp, kỹ thuật này có thể đảm bảo phạm vi bao phủ.

Nhược điểm:

  • Nhược điểm chính là khi số lượng đầu vào tăng lên, bảng sẽ trở nên phức tạp hơn

Cùng chuyên mục:

Giám sát và kiểm soát kiểm thử

Giám sát và kiểm soát kiểm thử

Trong khi nhóm thực hiện các nhiệm vụ được giao, Test Manager cần giám sát…

Tài liệu kiểm thử

Tài liệu kiểm thử

Tài liệu kiểm thử giúp nhóm kiểm thử ước tính effort kiểm thử cần thiết,…

Cách tạo Test Plan

Cách tạo Test Plan

Test Plan là một tài liệu chi tiết mô tả chiến lược kiểm thử, Mục…

Tổ chức nhóm kiểm thử

Tổ chức nhóm kiểm thử

Tổ chức nhóm kiểm thử là một trong những nhiệm vụ phức tạp nhất trong…

Phân tích rủi ro dự án và giải pháp trong quản lý kiểm thử

Phân tích rủi ro dự án và giải pháp trong quản lý kiểm thử

Khi thực hiện dự án, luôn có những rủi ro tiềm ẩn. Để giảm thiểu…

Quy trình quản lý kiểm thử

Quy trình quản lý kiểm thử

Quản lý kiểm thử (Test Management) bao gồm chuỗi nhiều hoạt động. Có hai phần…

Vai trò và Trách nhiệm của Test Manager

Vai trò và Trách nhiệm của Test Manager

Trước khi bắt đầu kiểm thử một dự án, bạn nên biết vai trò của…

Kiểm thử Use Case

Kiểm thử Use Case

Là một tester, bạn đã hiểu rõ về Use Case hay Kiểm thử Use Case…

Kỹ thuật kiểm thử chuyển đổi trạng thái

Kỹ thuật kiểm thử chuyển đổi trạng thái

Chuyển đổi trạng thái (State Transition) trong kiểm thử là gì? Khi nào sử dụng…

Kỹ thuật Phân tích giá trị biên và phân vùng tương đương

Kỹ thuật Phân tích giá trị biên và phân vùng tương đương

Chúng ta cần sử dụng các kỹ thuật đặc biệt để lựa chọn test cases…

Kỹ thuật kiểm thử phần mềm

Kỹ thuật kiểm thử phần mềm

Kỹ thuật kiểm thử giúp giảm số lượng các test cases được thực hiện trong…

Test Case Template

Test Case Template

Test cases là đơn vị nhỏ nhất trong kế hoạch kểm thử, mô tả các…

Thủ thuật để tạo dữ liệu kiểm thử

Thủ thuật để tạo dữ liệu kiểm thử

Data được sử dụng trong kiểm thử mô tả các điều kiện tiền đề của…

Cách tạo Requirements Traceability Matrix - RTM

Cách tạo Requirements Traceability Matrix - RTM

Requirements Traceability Matrix - RTM là gì? Traceability Test Matrix bao gồm những loại nào?…

Cơ sở kiểm thử - Test basis

Cơ sở kiểm thử - Test basis

Cơ sở kiểm thử - Test Basis là nguồn để tạo ra các test cases.…

Cách viết Test Cases

Cách viết Test Cases

Test Case là tập hợp các hành động được thực thi để xác minh một…

Kịch bản kiểm thử - Test Scenario

Kịch bản kiểm thử - Test Scenario

Test Scenario tuy không còn mới mẻ nhưng không ít người còn mơ hồ về…

Kiểm thử phi chức năng

Kiểm thử phi chức năng

Kiểm thử phi chức năng liên quan đến việc kiểm thử phần mềm từ những…

Kiểm thử hồi quy

Kiểm thử hồi quy

Kiểm thử hồi quy - Regression Testing rất quan trọng, đặc biệt là trong những…

Phân biệt Smoke Testing và Sanity Testing

Phân biệt Smoke Testing và Sanity Testing

Smoke Testing là gì? Sanity testing là gì? Smoke Testing và Sanity Testing là những…

Top