Cách thiết lập nhiều domain máy chủ Nginx trên Ubuntu 20.04

Trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách thiết lập nhiều domain trên máy chủ Nginx được cài đặt trên Ubuntu 20.04.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Chúng ta sẽ xem mỗi domain là một block server, như vậy nếu chạy 10 domain thì chúng ta chỉ cần tạo ra 10 blocks để chứa mã nguồn cho 10 trang web đó là được. Qua đó bạn cũng có thể tạo bảo mật riêng cho từng trang web, cũng như tạo SSL cho nó.

Khi một domain trỏ tới máy chủ này thì nhiệm vụ của Nginx là phân phối luồng dựa vào tên domain, nó sẽ chạy tới đúng mã nguồn riêng dành cho domain đó.

Trước khi bắt đầu thì bạn phải chuẩn bị một số thứ như sau:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

1. Cấu trúc thư mục trên server của các domain

Thư mục gốc chính là thư mục chứa toàn bộ dữ liệu của website, mà chúng ta có nhiều mã nguồn website đặt trên máy chủ nên nhiệm vụ của server là dựa vào domain trỏ về để chọn đúng thư mục root của website đó.

Bạn có thể thiết lập thư mục gốc ở bất kì đâu, dưới đây là một ví dụ:

/var/www/
├── domain1.com
│   └── public_html
├── domain2.com
│   └── public_html

Vậy mỗi domain trên server sẽ được đặt trong thư mục gốc là: /var/www/<domain_name>/public_html.

Giả sử ta cần thiết lập cấu hình cho trang web example.com.

Bây giờ chúng ta hãy tạo thư mục gốc cho example.com bằng cách sử dụng lệnh mkdir nhé.

sudo mkdir -p /var/www/example.com/public_html

Tiếp theo hãy tạo một file index.html nằm trong thư mục public_html mà chúng ta đã tạo, sau đó nhập nội dung cho file index.html như sau:

/var/www/example.com/public_html/index.html
<!DOCTYPE html>
<html lang="en">
  <head>
    <meta charset="utf-8">
    <title>Welcome to example.com</title>
  </head>
  <body>
    <h1>Success! example.com home page!</h1>
  </body>
</html>

Vì các lệnh trên mình sử dụng với tư cách là người dùng sudo, nên mọi file tạo ra đều thuộc quyền sở hữu của tài khoản root. Để tránh mọi vấn đề rắc rối về quyền sau này thì hãy thay đổi quyền sở hữu thành người dùng Nginx (www-data).

sudo chown -R www-data: /var/www/example.com

Bây giờ ta hãy qua bước 2 để tạo block cho domain example.com nhé.

2. Tạo Server Blocks trên Ubuntu

Trên Ubuntu, file cấu hình Nginx Server Block nằm trong thư mục /etc/nginx/sites-available. Chúng có thể được kích hoạt bằng cách tạo các symbolic links trỏ đến thư mục /etc/nginx/sites-enabled, Nginx sẽ đọc trong quá trình khởi động và biết domain nào đang tồn tại và đang kích hoạt.

Giả sử mình cần tạo block cho domain example.com thì các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Hãy sử dụng VI Editor tạo một file như sau:

/etc/nginx/sites-available/example.com
server {
    listen 80;

    server_name example.com www.example.com;

    root /var/www/example.com/public_html;

    index index.html;

    access_log /var/log/nginx/example.com.access.log;
    error_log /var/log/nginx/example.com.error.log;
}

Trong đó:

  • server_name là tên của domain phải khớp với domain mà bạn muốn tạo.
  • root là đường dẫn trỏ tới thư mục chứa dữ liệu website.
  • access_log, error_log là hai file đặc biệt dùng để lưu log.

Bạn có thể đặt một cái tên bất kì cho file cấu hình này. Tuy nhiên, người ta vẫn khuyến khích đặt theo đúng tên của domain, vì như vậy việc quản lý sẽ dễ dàng hơn.

Để kích hoạt server block file này thì ta hãy tạo một symbolic link từ file đến thư mục sites-enabled mà nginx sẽ đọc trong khi khởi động.

sudo ln -s /etc/nginx/sites-available/example.com /etc/nginx/sites-enabled/

Bây giờ hãy chạy lệnh dưới đây để kiểm tra xem ta đã cấu hình đúng hay không.

sudo nginx -t

Nếu mọi việc thành công thì bạn sẽ nhận được kết quả như sau:

nginx: the configuration file /etc/nginx/nginx.conf syntax is ok
nginx: configuration file /etc/nginx/nginx.conf test is successful

Hãy restart lại Nginx bằng lệnh dưới đây để áp dụng các thay đổi.

sudo systemctl restart nginx

Cuối cùng, hãy truy cập vào domain mà bạn đã trỏ tới Server thì sẽ thấy kết quả như sau:

ket qua JPG

Như vậy là bạn đã tạo thành công rồi đấy.

Bạn có thể tạo thêm nhiều domain bằng cách thực hiện theo các thao tác như trên nhé.

Vậy là mình đã hướng dẫn xong cách tạo và quản lý các domain trên Ubuntu, qua bài này sẽ giúp bạn chạy được nhiều website trên một Server, phân chia dữ liệu một cách rõ ràng. Chúc bạn thành công.

Cùng chuyên mục:

Hướng dẫn cấu hình Mail Server trên CentOs 6.5

Hướng dẫn cấu hình Mail Server trên CentOs 6.5

Cách dùng lệnh Users trong Linux để xem user đang online

Cách dùng lệnh Users trong Linux để xem user đang online

Nếu bạn đang là quản trị viên thì việc quản lý thông tin / xem…

Cách sử dụng lệnh Wall trong Linux

Cách sử dụng lệnh Wall trong Linux

Wall là một công cụ dòng lệnh giúp hiển thị thông báo đến tất cả…

Cách dùng lệnh Whereis trong Linux

Cách dùng lệnh Whereis trong Linux

Whereis là một tiện ích dòng lệnh command line, nó cho phép bạn tìm ..

Cách sử dụng lệnh Which trong Linux

Cách sử dụng lệnh Which trong Linux

Linux dùng lệnh which để xác định vị trí file thực thi của lệnh mà…

Cách sử dụng lệnh whoami trong Linux

Cách sử dụng lệnh whoami trong Linux

Giống như tên gọi của nó, lệnh whoami in tên người dùng đang chạy ...

Cách dùng lệnh zcat trong Linux

Cách dùng lệnh zcat trong Linux

Mặc dù tính năng nén file rất hữu ích vì nó giúp ta tiết kiệm…

Hiểu rõ hơn về chmod 777 trong Linux

Hiểu rõ hơn về chmod 777 trong Linux

Bạn đang xây dựng một website và sử dụng tính năng upload ...

Cách sử dụng lệnh tail trong Linux

Cách sử dụng lệnh tail trong Linux

Mặc định thì lệnh tail sẽ hiển thị 10 dòng cuối cùng của file, thông…

Cách sử dụng lệnh Head trong Linux

Cách sử dụng lệnh Head trong Linux

Trong quá trình quản trị dữ liệu trên Linux đôi khi bạn muốn xem nhanh…

Cách sử dụng lệnh Whatis trong Linux

Cách sử dụng lệnh Whatis trong Linux

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu lệnh whatis trong ...

Cách sử dụng lệnh kill trong Linux

Cách sử dụng lệnh kill trong Linux

Linux là một hệ điều hành rất nhanh nhưng không phải lúc nào nó không…

Cách dùng lệnh who trong Linux

Cách dùng lệnh who trong Linux

Who là một công cụ dòng lệnh command-line, được ...

Cách dùng lệnh basename trong Linux

Cách dùng lệnh basename trong Linux

basename là một tiện ích dòng lệnh (command line) dùng để lấy ...

Cách sử dụng lệnh gzip trên Linux

Cách sử dụng lệnh gzip trên Linux

Gzip là một trong những thuật toán nén file phổ biến nhất, nó cho phép…

Cách dùng lệnh wait trong Linux

Cách dùng lệnh wait trong Linux

Wait là lệnh dùng để đợi một thời gian cho tới khi công việc nào…

Cách dùng lệnh ping trong Linux

Cách dùng lệnh ping trong Linux

Lệnh ping là một trong những công cụ được sử dụng nhiều nhất để khắc…

Cách dùng lệnh sleep trong Linux

Cách dùng lệnh sleep trong Linux

sleep là một tiện ích command line cho phép lập trình viên ..

Các ví dụ học Bash Script trong Linux cơ bản nhất

Các ví dụ học Bash Script trong Linux cơ bản nhất

Bash Script đuọc xem là mã code lập trình trên Linux ...

Vòng lặp until trong Shell Script

Vòng lặp until trong Shell Script

Top