Hàm TIME() trong Excel
Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu đến các bạn hàm TIME trong Excel. Đây là một trong số những hàm nằm trong nhóm hàm ngày tháng và thời gian được sử dụng khá phổ biến trong Excel. Mời bạn cùng theo dõi nhé!
1. Hàm TIME trong Excel có chức năng gì?
Hàm TIME trong Excel cho ra kết quả là số thập phân cho một giá trị thời gian biểu thị giờ, phút và giây cụ thể.
Số thập phân mà hàm trả về có giá trị từ 0 tới 0.99988426 tương ứng với thời gian từ 0:00:00 (12:00:00 SA) đến 23:59:59 (11:59:59 CH).
Cú pháp của hàm Time là:
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
TIME( hour, minute, second )
Trong đó các đối số hour - giờ, minute - phút và second - giây là các giá trị nguyên biểu thị các phần giờ, phút và giây của thời gian cần thiết.
Nếu thời gian kết quả là âm (ví dụ: nếu giờ được cung cấp <0), hàm TIME trả về lỗi #NUM!.
Tìm hiểu về đối số của hàm TIME
Thông thường, khi sử dụng hàm Time, đối số hour - giờ được cung cấp sẽ nằm trong khoảng từ 0 đến 23 và các đối số phút và giây được cung cấp sẽ nằm trong khoảng từ 0 đến 59. Tuy nhiên, các giá trị này có thể mở rộng ra ngoài các phạm vi này, trong trường hợp đó, chúng sẽ được xử lý như sau:
Đối với đối số hour: Nếu giờ được cung cấp lớn hơn 23, giá trị này được chia cho 24 và phần còn lại được sử dụng làm phần giờ của thời gian trả về.
Ví dụ:
- TIME( 24, 0, 0 ) = 00:00:00
- TIME( 25, 0, 0 ) = 01:00:00
- ....
Đối với đối số minute: Nếu đối số phút được cung cấp là âm hoặc lớn hơn 59, thời gian sẽ kéo dài trở lại hoặc chuyển tiếp, sang giờ trước hoặc sau.
Ví dụ:
- TIME( 1, -2, 0 ) = 00:58:00
- TIME( 1, -1, 0 ) = 00:59:00
- TIME( 1, 0, 0 ) = 01:00:00
- TIME( 1, 1, 0 ) = 01:01:00
- .....
- TIME( 1, 59, 0 ) = 01:59:00
- TIME( 1, 60, 0 ) = 02:00:00
- TIME( 1, 61, 0 ) = 02:01:00
Đối với đối số second: Nếu đối số giây được cung cấp là âm hoặc lớn hơn 59, thời gian kéo dài trở lại hoặc chuyển tiếp, vào phút trước hoặc phút sau.
Ví dụ:
- TIME( 1, 1, -2 ) = 01:00:58
- TIME( 1, 1, -1 ) = 01:00:59
- TIME( 1, 1, 0 ) = 01:01:00
- TIME( 1, 1, 1 ) = 01:01:01
- ......
- TIME( 1, 1, 59 ) = 01:01:59
- TIME( 1, 1, 60 ) = 01:02:00
- TIME( 1, 1, 61 ) = 02:02:01
2. Ví dụ về hàm TIME trong Excel
Cột E của bảng tính sau đây cho thấy ba ví dụ về hàm TIME trong Excel:
Lưu ý rằng các kết quả trong cột E của bảng tính trên được định dạng với định dạng TIME hh: mm: ss.
Cũng lưu ý rằng, trong ô E4 của bảng tính mẫu, hàm Time trong Excel chuyển đổi thành công giá trị 73 giây thành thời gian 1 phút và 13 giây.
Trên đây là những thông tin về hàm TIME trong Excel. Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết cách sử dụng chúng một cách dễ dàng nhất. Chúc bạn thành công nhé!