ADO.NET
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Cách dùng SqlCommand trong C# [ADO.NET]

Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về SqlCommand trong C# ADO.NET, đây là một trong các class được sử dụng rất nhiều trong ADO.NET.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Để hiểu rõ hơn về nó, các bạn hãy cùng mình tìm hiểu lần lượt về cách dùng và công dụng của nó nhé. Ở mỗi phần mình sẽ có một ví dụ cho các bạn nắm kỹ hơn.

1. SqlCommand trong C# là gì?

ADO.NET SqlCommand trong C# được sử dụng để lưu trữ và thực thi câu lệnh SQL dựa trên cơ sở dữ liệu SQL Server. Class SqlCommand là một lớp được kế thừa từ class DbCommand và triển khai interface ICloneable.

public sealed class SqlCommand : DbCommand, ICloneable
{
}

2. Các phương thức của SqlCommand trong C#

Trong phần này mình sẽ chỉ ra cấu trúc của class SqlCommand bao gồm có năm hàm khởi tạo và phương thức của class này.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Cấu trúc của class SqlCommand

Class SqlCommand trong C# cung cấp năm hàm khởi tạo sau đây.

public SqlCommand();
public SqlCommand(string cmdText);
public SqlCommand(string cmdText, SqlConnection connection);
public SqlCommand(string cmdText, SqlConnection connection, SqlTransaction transaction);
public SqlCommand(string cmdText, SqlConnection connection, SqlTransaction transaction, SqlCommandColumnEncryptionSetting columnEncryptionSetting);

Trong đó:

  • SqlCommand(): Hàm tạo này được sử dụng để khởi tạo mới một class System.Data.SqlClient.SqlCommand.
  • SqlCommand(string cmdText): Được sử dụng để khởi tạo mới class System.Data.SqlClient.SqlCommand với văn bản truy vấn của nó.
  • SqlCommand(string cmdText, SqlConnection connection): Được sử dụng để khởi tạo mới class System.Data.SqlClient.SqlCommand với văn bản truy vấn của System.Data.SqlClient.SqlConnection.
  • SqlCommand(string cmdText, SqlConnection connection, SqlTransaction transaction): Được sử dụng để khởi tạo mới class System.Data.SqlClient.SqlCommand với văn bản truy vấn của SqlConnection và SqlTracsaction.
  • SqlCommand(string cmdText, SqlConnection connection, SqlTransaction transaction, SqlCommandColumnEncryptionSetting columnEncryptionSetting): Được sử dụng để khởi tạo mới một class System.Data.SqlClient.SqlCommand với văn bản là các câu lệnh, kết nối và cài đặt mã hóa được chỉ định.

Các phương thức của class SqlCommand

Class SqlCommand trong C# cung cấp các phương thức sau.

  • BeginExecuteNonQuery(): Phương thức này bắt đầu thực thi không đồng bộ câu lệnh Transact-SQL hoặc thủ tục được lưu trữ mô tả bởi System.Data.SqlClient.SqlCommand này.
  • Cancel(): Phương thức này được dùng để hủy bỏ việc thực thi System.Data.SqlClient.SqlCommand.
  • Clone(): Phương thức này tạo một đối tượng System.Data.SqlClient.SqlCommand mới, là bản sao của bản hiện tại.
  • CreateParameter(): Phương thức này tạo mới một đối tượng System.Data.SqlClient.SqlParameter.
  • ExecuteReader(): Phương thức này gửi System.Data.SqlClient.SqlCommand.CommandText tới System.Data.SqlClient.SqlCommand.Connection và xây dựng một System.Data.SqlClient.SqlDataReader.
  • ExecuteScalar(): Phương thức này thực hiện truy vấn và trả về cột đầu tiên của hàng đầu tiên trong tập kết quả đưuọc trả về bởi truy vấn.
  • ExecuteNonQuery(): Phương thức này thực thi một câu lệnh Transact-SQL và trả về số hàng bị ảnh hưởng.
  • Prepare(): Phương thức này tạo một phiên bản chuẩn bị của lệnh trên một phiên bản của SQL Server.
  • ResetCommandTimeOut(): Phương thức này đặt lại thuộc tính CommandTimeOut về giá trị mặc định của nó.

3. Cách sử dụng SqlCommand trong C#

Trong ví dụ này mình sẽ sử dụng bảng StudentDb sau để thực hiện một số thao tác với class SqlCommand.

bai4 01 PNG

Các bạn chạy các câu lệnh SQL này để tạo bảng StudentDb và các dữ liệu trong bảng.

CREATE DATABASE StudentDB;
GO

USE StudentDB;
GO

CREATE TABLE Student(
 Id INT PRIMARY KEY,
 Name VARCHAR(100),
 Email VARCHAR(50),
 Mobile VARCHAR(50)
)
GO

INSERT INTO Student VALUES (101, 'Quyen', 'laikanguyeneahu@gmail.com', '1234567890')
INSERT INTO Student VALUES (102, 'Tien', 'nochym@gmail.com', '2233445566')
INSERT INTO Student VALUES (103, 'Freetuts', 'Freetuts.net', '6655443322')
INSERT INTO Student VALUES (104, 'Cuong', 'nguyenvancuong@gmail.com', '9876543210')
GO

Trong class SqlCommand có ba phương thức thường được sử dụng đó là ExecuteReader, ExecuteNonQuery và ExecuteScalar. Bây giờ hãy cùng mình tìm hiểu về cách dùng của ba phương thức bày nhé.

Phương thức ExecuteReader của SqlCommand

Như phần trên mình có nói, phương pháp này được sử dụng để gửi CommandText tới Connection và xây dụng một SqlDataReader. Khi câu lệnh T-SQL của các bạn trả về nhiều hơn một giá trị (ví dụ: các hàng dữ liệu), thì bạn cần sử dụng phương thức ExecuteReader.

Để hiểu rõ hơn các bạn hãy xem ví dụ sau, mình đã sử dụng phương thức ExecuteReader để thực thi câu lệnh T-SQL và trả về dữ liệu.

using System;
using System.Collections.Generic;
using System.Configuration;
using System.Data.SqlClient;
using System.Linq;
using System.Text;
using System.Threading.Tasks;

namespace ConsoleApp
{
    class Program
    {
        static void Main(string[] args)
        {
            //gọi hàm Retrieve để truy xuất dữ liệu
            new Program().Retrieve();
            Console.ReadKey();
        }
        public void Retrieve()
        {
            //sử dụng lớp SqlConnection để tạo chuỗi kết nối
            SqlConnection con = new SqlConnection();
            //gọi chuỗi kết nối ở file App.config bằng thuộc tính ConnectionString
            con.ConnectionString = ConfigurationManager.ConnectionStrings["conn"].ConnectionString;
            try
            {
                // viết câu lệnh query để lấy dữ liệu
                SqlCommand cm = new SqlCommand("select * from Student", con);
                // mở chuỗi kết nối
                con.Open();
                //sử dụng phương thức executeReader để lấy dữ liệu từ SQL
                SqlDataReader sdr = cm.ExecuteReader();
                while (sdr.Read())
                {
                    Console.WriteLine(sdr["Name"] + ",  " + sdr["Email"] + ",  " + sdr["Mobile"]);
                }
            }
            catch (Exception e)
            {
                Console.WriteLine("Co loi xay ra !!!" + e);
            }
            // dóng chuỗi kết nối
            finally
            {
                con.Close();
            }
        }
    }
}

Ở bài trước mình đã có hướng dẫn cách kết nối tới SQL Server bằng SqlConnection, các bạn có thể xem lại để biết được cách kết nối nhé. Ở đây mình sử dụng file config để kết nối tới SQL Server.

Trong đoạn code trên các bạn chỉ cần quan tâm đến hai thứ, đó là SqlCommand và ExecuteReader.

SqlCommand cm = new SqlCommand("select * from Student", con);

Trong đó:

  • "select * from Student": Đây là câu lệnh Query trong SQL Server, được dùng để lấy dữ liệu trong bảng Student.
  • "con": Là chuỗi kết nối tới SQL Server được lấy từ file config.
SqlDataReader sdr = cm.ExecuteReader();
       while (sdr.Read())
       {
           Console.WriteLine(sdr["Name"] + ",  " + sdr["Email"] + ",  " + sdr["Mobile"]);
       }

Ở đây mình đã khai báo một đối tượng sdr thuộc SqlDataReader trong class SqlCommand. Sau đó sử dụng vòng lặp while() để lặp và in ra hết các giá trị trả về từ câu lệnh Query.

Kết quả:

bai4 02 png

Phương thức ExecuteScalar của SqlCommand trong ADO.NET

Để lấy ô dữ liệu đầu tiên trong kết quả trả về từ SQL Server, ta sử dụng phương thức ExecuteScalar thay vì sử dụng ExecuteReader. Về cơ bản thì cách thức hoạt động của hai phương thức này khá giống nhau.

using System;
using System.Collections.Generic;
using System.Configuration;
using System.Data.SqlClient;
using System.Linq;
using System.Text;
using System.Threading.Tasks;

namespace ConsoleApp
{
    class Program
    {
        static void Main(string[] args)
        {
            //gọi hàm Retrive để truy xuất dữ liệu
            new Program().Retrieve();
            Console.ReadKey();
        }
        public void Retrieve()
        {
            //sử dụng lớp SqlConnection để tạo chuỗi kết nối
            SqlConnection con = new SqlConnection();
            //gọi chuỗi kết nối ở file App.config bằng thuộc tính ConnectionString
            con.ConnectionString = ConfigurationManager.ConnectionStrings["conn"].ConnectionString;
            try
            {
                // viết câu lệnh query để đếm số hàng trong bảng
                SqlCommand cm = new SqlCommand("select count(id) from Student", con);
                // mở chuỗi kết nối
                con.Open();
                //sử dụng phương thức ExecuteScalar để lấy ô dữ liệu đầu tiên từ kết quả trả về
                int TotalRows = (int)cm.ExecuteScalar();
                Console.WriteLine("Tong so sinh vien:  " + TotalRows);

            }
            catch (Exception e)
            {
                Console.WriteLine("Co loi xay ra !!!" + e);
            }
            // dóng chuỗi kết nối
            finally
            {
                con.Close();
            }
        }
    }
}

Kết quả:

bai4 03 png

Phương thức ExecuteNonQuery của SqlCommand

Trong phần này mình thực hiện thêm, sửa, xóa dữ liệu trong bảng Student để các bạn có thể so sánh nó dễ dàng hơn.

using System;
using System.Collections.Generic;
using System.Configuration;
using System.Data.SqlClient;
using System.Linq;
using System.Text;
using System.Threading.Tasks;

namespace ConsoleApp
{
    class Program
    {
        static void Main(string[] args)
        {
            //gọi hàm Retrieve để truy xuất dữ liệu
            new Program().Retrieve();
            Console.ReadKey();
        }
        public void Retrieve()
        {
            //sử dụng lớp SqlConnection để tạo chuỗi kết nối
            SqlConnection con = new SqlConnection();
            //gọi chuỗi kết nối ở file App.config bằng thuộc tính ConnectionString
            con.ConnectionString = ConfigurationManager.ConnectionStrings["conn"].ConnectionString;
            try
            {
                //khởi tạo mới một sqlcommand với câu lệnh query dùng để thêm dữ liệu vào bảng Students
                SqlCommand cmd = new SqlCommand("insert into Student values (105, 'Tin', 'finalboss@gmail.com', '1122334455')", con);
                //mở chuỗi kết nối
                con.Open();
                int rowsAffected = cmd.ExecuteNonQuery();
                Console.WriteLine("Inserted Rows = " + rowsAffected);
                
                //sử dụng CommmandText để thêm câu lệnh query update data vào bảng Student
                cmd.CommandText = "update Student set Name = 'Long' where Id = 105";
                rowsAffected = cmd.ExecuteNonQuery();
                Console.WriteLine("Updated Rows = " + rowsAffected);

                //tương tự như vậy ta cũng sẽ sử dụng commandText
                cmd.CommandText = "Delete from Student where Id = 105";
                rowsAffected = cmd.ExecuteNonQuery();
                Console.WriteLine("Deleted Rows = " + rowsAffected);

            }
            catch (Exception e)
            {
                Console.WriteLine("Co loi xay ra !!!" + e);
            }
            // dóng chuỗi kết nối
            finally
            {
                con.Close();
            }
        }
    }
}

Kết quả:

bai4 04 png

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách dùng SqlCommand trong C# ADO.NET. Đây là một class được sử dụng rất nhiều và nó rất quan trọng, vì vậy các bạn hãy luyện tập thật nhiều để thành thạo nó nhé. Ở bài tiếp theo mình sẽ tiếp tục hướng dẫn cách dùng class SqlDataReader trong C# ADO.NET, các bạn chú ý theo dõi nhé!!!

Cùng chuyên mục:

Memento Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Memento Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Interpreter Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Interpreter Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Strategy Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Strategy Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Visitor Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Visitor Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Command Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Command Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Observer Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Observer Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Iterator Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Iterator Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Proxy Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Proxy Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Composite Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Composite Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Bridge Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Bridge Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Decorator Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Decorator Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Facade Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Facade Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Adapter Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Adapter Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Singleton Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Singleton Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Prototype Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Prototype Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Builder Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Builder Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Tự viết ứng dụng quản lý xe ra vào C# Winforms và Firebase

Tự viết ứng dụng quản lý xe ra vào C# Winforms và Firebase

Trong bài viết này Freetuts chia sẽ cho các bạn một ứng dụng khá thú…

Factory Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Factory Design Pattern trong C# - Cách triển khai và ví dụ

Chúng ta sẽ tìm hiểu về Factory Design Pattern trong C# là gì? Cách triển…

Hướng dẫn giải phương trình bậc hai trong C#

Hướng dẫn giải phương trình bậc hai trong C#

Giải phương trình bậc nhất ax + b = 0 trong C#

Giải phương trình bậc nhất ax + b = 0 trong C#

Top