Tìm hiểu về Fragments trong ReactJS
Trong bài này chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về Fragments trong ReactJS, chắc hẳn trong quá trình làm quen với React bạn gặp thông báo lỗi " JSX parent expressions must have one parent element” khi không bọc các element JSX quanh một element nào đó. Giả sử như thế này.
//Khai báo JSX sai. return ( <h1>Hello, freetuts.net !</h1> <p>Học lập trình ReactJS cùng Freetuts.net</p> )
lúc này chúng ta sẽ sử dụng fragments trong React để loại bỏ lỗi.
return ( <React.Fragment> <h1>Hello, freetuts.net !</h1> <p>Học lập trình ReactJS cùng Freetuts.net</p> </React.Fragment> );
Bây giờ, chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn về Fragments trong ReactJS, và cách nó được sử dụng như thế nào ?
1. Tại sao phải sử dụng Fragments
Thông thuờng chúng ta dùng thẻ div
để bao quanh các element JSX như ví dụ:
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
return ( <div> <h1>Hello, freetuts.net !</h1> <p>Học lập trình ReactJS cùng Freetuts.net</p> </div> );
Nhưng trong một vài trường hợp việc thêm thẻ div
vào sẽ làm đảo lộn quy ước CSS và cấu trúc của các thẻ HTML khi được render. Giả sử trong trường hợp này.
Mình có môt component có tên Table
dùng để hiển thị bảng:
class Table extends React.Component { render() { return ( <table> <tr> <Columns /> </tr> </table> ); } }
và component có tên Columns
sẽ hiển thị nội dung của bảng đó. Nếu chúng ta thêm thẻ div
để bao quanh JSX trong component Colums
như thế này:
class Columns extends React.Component { render() { return ( <div> <td>Hello</td> <td>World</td> </div> ); } }
Nó sẽ phá vỡ cấu trúc của tables và hiển thị sai, và đây là kết quả khi thực hiện render:
<table> <tr> <div> <td>Hello</td> <td>World</td> </div> </tr> </table>
Lúc này bạn cần đến việc sử dụng fragments.
2. Sử dụng fragments trong ReactJS
Fragments cho phép chúng ta bọc các element JSX lại, giúp bạn triển khai các element HTML theo mong muốn. Chúng ta sẽ tiếp tục với ví dụ ở phần thứ nhất, component Columns
sẽ được chỉnh sửa như sau :
class Columns extends React.Component { render() { return ( <React.Fragment> <td>Hello</td> <td>World</td> </React.Fragment> ); } }
và khi component được render nó sẽ hiển thị theo cấu trúc bạn mong muốn.
<table> <tr> <td>Hello</td> <td>World</td> </tr> </table>
3. Cú pháp của Fragments
Ở đây chúng ta có thể viết các fragments theo 2 cách, mỗi cách viết có những ưu điểm khác nhau.
React.Fragments
Đây là cách viết đầy đủ, nó cho phép bạn có thể thêm các key
vào khi triển khai các lists. Bạn có thể tham khảo thêm về lists và keys trong ReactJS. Ở đây mình có một ví dụ, sẽ hiển thị ra một list :
function Glossary(props) { return ( <dl> {props.items.map(item => ( // Bạn phải chỉ định một keys cho mỗi items // trong lists <React.Fragment key={item.id}> <dt>{item.term}</dt> <dd>{item.description}</dd> </React.Fragment> ))} </dl> ); }
Viết tắt
Bạn có thể viết cú pháp ngắn gọn của fragments bằng cách sử dụng 2 dấu ngoặc nhọn ( <>
)
return ( <> <p>freetuts.net</p> <code> freetuts.net </code> </> );
khi sử dụng cú pháp ngắn gọn này bạn không thể chỉ định keys vào fragments. Trong trường hợp bạn muốn thêm key thì chúng ta sẽ dùng React.Fragments
.
Trên đây chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu về Fragments trong ReactJSĐây là kiến thức rất cơ bản về nó nhưng cũng hết sức quan trọng trong quá trình làm việc với ReactJS sau này. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn.