REACTJS CĂN BẢN
REACTJS NÂNG CAO
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Tìm hiểu về Render Props trong ReactJS

Trong bài này chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về Render Props trong ReactJS. Khi triển khai một dự án React, việc tái sử dụng các component là điều rất cần thiết nhất là trong các dự án lớn. Bởi vậy, React cung cấp cho chúng ta một pattern rất hữu ích cho việc xây dựng và tái sử dụng các component đó là render props.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

1. Render props trong ReactJS

Render props trong React là một kỹ thuật để tái sử dụng các đoạn mã, có mục đích tương tự với phương pháp sử dụng Higher Order Component, giúp chúng ta sử dụng lại logic trên nhiều component.

Nó thực hiện bằng cách truyền vào component một props có value như là một function. Render props được sử dụng trong rất nhiều các module nổi tiếng trong hệ sinh thái của react, bao gồm cả react-router. Chúng ta sẽ đi vào cách triển khai sau đó làm một vài ví dụ nhỏ để hiểu rõ hơn.

Để sử dụng kỹ thuật render props. Trước tiên, chúng ta sẽ truyền vào component 1 props là một function, và lúc này chúng ta sẽ nhận được giá trị trả về.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

return <Freetuts render={(data) => (<p>welcome to {data.value}</p>)} />;

và trong component được gọi (ví dụ trên là component Freetuts), sẽ gọi props render và trả về giá trị cần render và giá trị cần trả về vào hàm props.render().

const Freetuts = (props) => {
  return (
    <div>
      {props.render({
        value: "freetuts.net"
      })}
    </div>
  );
};

Lúc này chúng ta đã triển khai thành công kỹ thuật render props và đây là kết quả :

<div>
      <p>welcome to freetuts.net</p>
</div>

Chắc đến đây các bạn cũng chưa hiểu rõ cách hoạt động của nó. Chúng ta sẽ đi vào ví dụ cụ thể bên dưới.

2. Triển khai ví dụ về render props trong React

Ở đây mình sẽ đi xây dựng 2 ví dụ cụ thể đề các bạn hiểu rõ hơn về render props.

Ví dụ 1

Chúng ta sẽ dùng xây dựng một component nhận về một object chứa danh sách người yêu của bạn sau đó hiển thị ra :)) Ở đây mình sẽ sử dụng render props để có thể tái sử dụng đoạn code nhiều lần.

Trước tiên, chúng ta sẽ đi xây dựng component có tên ShowGirlFriends

const ShowGirlFriends = (props) => {
  return (
    <ul>
      {props.listGirlFriends.map((person, index) => {
        props.children(person);
        return <li key={person.id}>{person.name}</li>;
      })}
    </ul>
  );
};

component này có nhiệm vụ lấy giá trị của props listGirlFriends su đó sẽ dùng map để render lần lượt từng người, và trả về cho props children giá trị của người hiện tại.

Sau đó, chúng ta chỉ cần gọi component ShowGirlFriends ở bất cứ đâu bạn muốn nó hiển thị.

function App(props) {
  //Object chứa thông tin của người iwww :))
  const myGirlFriends = [
    {
      id: 1,
      name: "Khanh Huyen",
      email: "khanhhuyen123@freetuts.net",
    },
    {
      id: 2,
      name: "Nguyen Hang",
      email: "nguyenhang3dzas@freetuts.net",
    },
    {
      id: 3,
      name: "Pham Uyen",
      email: "phamuyenz@freetuts.net",
    },
  ];

  return (
    <ShowGirlFriends listGirlFriends={myGirlFriends}>
      {(data) => {
        //Nhận data từ component ShowGirlFriends khi nó trả về 
        //bằng đoạn props.children(person)
        console.log(data);
      }}
    </ShowGirlFriends>
  );
}

Lúc này chúng ta sẽ thấy kết quả, các đoạn mã html khi được render sẽ như sau:

<ul>
  <li>Khanh Huyen</li>
  <li>Nguyen Hang</li>
  <li>Pham Uyen</li>
</ul>

và đồng thời bạn sẽ nhận được giá trị của mỗi người được trả về thông qua props children:

props render trong reactjs freetuts net png

Ví dụ 2

Ở ví dụ tiếp theo này chúng ta sẽ đi xây dựng bộ đếm, bao gồm nút tăng giảm..

Trước tiên, chúng ta sẽ đi xây dựng một component có tên Counter, có nhiệm vụ xây dựng hàm tăng, giảm và hiển thị số.

class Counter extends React.Component {
  constructor(props) {
    super(props);
    this.state = {
      count: 0,
    };
    //Bind this
    this.increment = this.increment.bind(this)
    this.decrement = this.decrement.bind(this)
  }
  //Hàm này sẽ TĂNGiá trị của số
  increment() {
    this.setState({
      count: this.state.count + 1,
    });
  }
  //Hàm này sẽ GIẢM giá trị của số
  decrement() {
    this.setState({
      count: this.state.count - 1,
    });
  }
  render() {
  return <div>{
    //Trả về giá trị cho props render. 
    this.props.render({
      count: this.state.count,
      increment: this.increment,
      decrement: this.decrement
    })  
  }</div>;
  }
}

Ở đây chúng ta sẽ trả về giá trị của số, và hàm thực hiện tăng giảm số vào props có tên render.

Tiếp theo, mình sẽ gọi component này ở bất cứ đâu, props có tên render được tryền vào sẽ có giá trị là một function và tham số của function đó sẽ là giá trị trả về.

default function App(props) {
  return (
    <Counter
      render={(data) => {
        //Nhận giá trị trả vê từ Counter
        //qua props render.
        const { count, increment, decrement } = data;
        return (
          <>
            <p>Giá trị {count}</p>
            <button onClick={increment}>Tăng</button>
            <button onClick={decrement}>Giảm</button>
          </>
        );
      }}
    />
  );
}

Lúc này mình sẽ hiển thị count và các nút tăng giảm, khi bạn click vào nút tăng giảm nó sẽ gọi hàm tương ứng. Và đây là kết quả :

state trong reactjs 1 gif

Trên đây chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu về Render Props trong ReactJS. Đây là kiến thức rất cơ bản về nó nhưng cũng hết sức quan trọng trong quá trình làm việc với ReactJS sau này. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn.

Cùng chuyên mục:

Bài tập ReactJS: API Requests trong ReactJS

Bài tập ReactJS: API Requests trong ReactJS

Bài tập ReactJS: Conditional Rendering trong ReactJS

Bài tập ReactJS: Conditional Rendering trong ReactJS

Bài tập ReactJS: Lists và Keys trong ReactJS

Bài tập ReactJS: Lists và Keys trong ReactJS

Bài tập ReactJS: Forms và Controlled Components trong ReactJS

Bài tập ReactJS: Forms và Controlled Components trong ReactJS

Bài tập ReactJS: Handling Events trong ReactJS

Bài tập ReactJS: Handling Events trong ReactJS

Bài tập ReactJS: State và Lifecycle trong ReactJS

Bài tập ReactJS: State và Lifecycle trong ReactJS

Bài tập ReactJS: Components và Props trong ReactJS

Bài tập ReactJS: Components và Props trong ReactJS

Thiết kế và quản lý form đơn giản với thư viện Formik

Thiết kế và quản lý form đơn giản với thư viện Formik

React Microservices, xây dựng ứng dụng React mạnh mẽ

React Microservices, xây dựng ứng dụng React mạnh mẽ

Xây dựng ứng dụng CRUD với Redux Toolkit cực dễ dàng

Xây dựng ứng dụng CRUD với Redux Toolkit cực dễ dàng

Áp dụng Testing vào React cho ứng dụng của bạn như thế nào?

Áp dụng Testing vào React cho ứng dụng của bạn như thế nào?

Performance Optimization trong React Js, tăng hiệu suất cực ngon

Performance Optimization trong React Js, tăng hiệu suất cực ngon

React Hook là gì? Tại sao React Hook quan trọng trong dự án?

React Hook là gì? Tại sao React Hook quan trọng trong dự án?

Hiểu Route React nâng cao trong 10 phút bằng ví dụ

Hiểu Route React nâng cao trong 10 phút bằng ví dụ

Xây dựng Hook trong React JS (React Custom Hook)

Xây dựng Hook trong React JS (React Custom Hook)

React Hooks là một tính năng mới trong React 16.8. Cho phép sử dụng state…

Tạo ứng dụng ghi chú với ReactJS và Redux

Tạo ứng dụng ghi chú với ReactJS và Redux

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn xây dựng một ứng dụng ghi chú…

Cách đẩy ứng dụng ReactJS lên Heroku và Deploy trên đó

Cách đẩy ứng dụng ReactJS lên Heroku và Deploy trên đó

Cho bạn nào chưa bíết thì Heroku mà môt nền tảng đám mây hỗ trợ…

Tích hợp Redux vào ReactJS

Tích hợp Redux vào ReactJS

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về cách tích…

Tạo máy tính đơn giản bằng ReactJS

Tạo máy tính đơn giản bằng ReactJS

Trong bài này ta sẽ xây dựng một ứng dụng máy tính đơn giản bằng…

Redux là gì? Tại sao lại ứng dụng trong ReactJS

Redux là gì? Tại sao lại ứng dụng trong ReactJS

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về Redux trong…

Top