REACTJS CĂN BẢN
REACTJS NÂNG CAO
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Tìm hiểu State trong ReactJS

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về khái niệm state trong ReatJS. ReactJS được xây dựng để làm các trang web single page applicationn (SPA) nên vấn re-render lại các component là điều tất yếu và không thể thiếu. State cho phép chúng ta lưu trữ dữ liệu trong component, và mỗi khi state thay đổi thì component đó sẽ tự động re-render.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

State trong ReactJS là gì ?

State là một object có thể được sử dụng để chứa dữ liệu hoặc thông tin về components. State có thể được thay đổi bất cứ khi nào mong muốn. Khác với props bạn có thể truyền props sang các components khác nhau thì state chỉ tồn tại trong phạm vi của components chứa nó, mỗi khi state thay đổi thì components đó sẽ được render lại.

Trong các dự án React, state được dùng để phản hồi các yêu cầu từ người dùng, hay lưu trữ một dữ liệu nào đó trong components.

Thao tác với state trong ReactJS

Chúng ta có thể thao tác với state trong một component rất dễ dàng bằng cách sử dụng class components. Bên dưới mình sẽ chỉ ra các thao tác với state trong một component.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Khởi tạo môt state

Chúng ta có thể khởi tạo một state bằng cách gán giá trị cho biến this.state:

this.state = { name : 'freetuts.net' } 

và lấy gía trị của state bằng cách gọi this.state:

console.log(this.state.website) //freetuts.net

Ví dụ bên dưới mình có một class components và mình sẽ tiến hành khởi tạo state bên trong phương thức constructor :

import React from "react";

class App extends React.Component {
  constructor(props) {
    super(props);
    //Chỉ định một state
    this.state = { website: "Freetuts.net" };
  }
  render() {
    return (
      <div>
        <h1>Học ReactJS căn bản tại {this.state.website} </h1>
      </div>
    );
  }
}
export default App;

Trong hầu hết các trường hợp bạn nên khởi tạo state bên trong hàm constructor() để tránh gặp các lỗ không mong muốn. Vì đây sẽ là hàm khởi chạy đầu tiên khi một components được gọi.

Cập nhật một state

Trong các components bạn cần phải thao tác với state rất nhiều , ngoài thêm và lấy giá trị của state bạn còn phải cập nhật các states để ReactJS có thể tự động re-render lại components. Điều này khá quan trọng, giả sử bạn đang cho người dùng nhập vào môt form nào đó và khi click Lưu thì nội dung được điền trong form lúc này sẽ phải hiển thị ra màn hình. Đây là lúc bạn cần dùng đến cách thay đổi giá trị của một state.

Để cập nhật một state bạn sử dụng phương thức:

this.setState({
     name : 'newValue' 
})

Ngoài ra bạn cũng có thể lấy giá trị của state trước khi cập nhật:

this.setState((state) => {
      return newValue;
});

Bên dưới mình có một ví dụ về cập nhật state index khi nhấn vào click vào button tương ứng :

import React from "react";

class App extends React.Component {
  constructor(props) {
    super(props);
    //Chỉ định một state
    this.state = { index: 1 };
  }
  render() {
    return (
      <div>
        <p>Giá trị {this.state.index}</p>
        <button
          onClick={() => {
            this.setState({
              index: this.state.index + 1
            })
          }}
        >
          Tăng
        </button>
        <button
          onClick={() => {
            this.setState({
              index: this.state.index -1
            })
          }}
        >
          Giảm
        </button>
      </div>
    );
  }
}
export default App;

Chúng ta sẽ thấy giá trị của state sẽ được thay đổi mỗi khi bạn click vào buttonTăng hoặc Giảm :

state trong reactjs 1 gif

State là một khái niệm khá đơn giản nhưng cũng hết sức quan trọng trong component, mặc dù props và state hay đi đôi với nhau nhưng nó hoàn toàn khác biệt với nhau.

Sự khác nhau giữa props và state

Trong quá trình học React, cũng có vài trường hợp bạn chưa hiểu về 2 khái niệm props và state kĩ nên có sự nhầm lẫn ở đây.

  • State - Dữ liệu chỉ nằm trong phạm vi của một component. Nó được sở hữu bởi một components cụ thể mà chỉ là của component đó thôi. Ví dụ, như người yêu bạn chỉ là của bạn vậy =))). Và mỗi khi state thay đổi thì component cũng phải thay đổi theo.
  • Props - Dữ liệu đường truyền từ component cha cho componet con, components con khi nhận được sẽ chỉ được đọc mà không thể thay đổi dữ liệu đó.

Sự khác nhau chính của 2 khái niệm này là component sở hữu dữ liệu. State là chỉ riêng nó có thể sử dụng. Props là dữ liệu mà component con được nhận về từ một component cha.

Vì phạm vi của state chỉ nằm trong components nên việc truyền dữ liệu từ các components với nhau người ta thường dùng props. Nhưng vấn đề ở đây là props chỉ có thể truyền cho componet con của nó và khi truyền cho các componet cháu, chắt khá rắc rối. Bởi vậy chúng ta có thêm khái niệm về Redux, mình sẽ giới thiệu ở phần tiếp theo vì đây là phần khá phức tạp và đau não :))

Trong bài này chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu về state trong ReactJS. Đây là kiến thức rất cơ bản về nó nhưng cũng hết sức quan trọng trong quá trình làm việc với ReactJS sau này. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn.

Cùng chuyên mục:

Bài tập ReactJS: API Requests trong ReactJS

Bài tập ReactJS: API Requests trong ReactJS

Bài tập ReactJS: Conditional Rendering trong ReactJS

Bài tập ReactJS: Conditional Rendering trong ReactJS

Bài tập ReactJS: Lists và Keys trong ReactJS

Bài tập ReactJS: Lists và Keys trong ReactJS

Bài tập ReactJS: Forms và Controlled Components trong ReactJS

Bài tập ReactJS: Forms và Controlled Components trong ReactJS

Bài tập ReactJS: Handling Events trong ReactJS

Bài tập ReactJS: Handling Events trong ReactJS

Bài tập ReactJS: State và Lifecycle trong ReactJS

Bài tập ReactJS: State và Lifecycle trong ReactJS

Bài tập ReactJS: Components và Props trong ReactJS

Bài tập ReactJS: Components và Props trong ReactJS

Thiết kế và quản lý form đơn giản với thư viện Formik

Thiết kế và quản lý form đơn giản với thư viện Formik

React Microservices, xây dựng ứng dụng React mạnh mẽ

React Microservices, xây dựng ứng dụng React mạnh mẽ

Xây dựng ứng dụng CRUD với Redux Toolkit cực dễ dàng

Xây dựng ứng dụng CRUD với Redux Toolkit cực dễ dàng

Áp dụng Testing vào React cho ứng dụng của bạn như thế nào?

Áp dụng Testing vào React cho ứng dụng của bạn như thế nào?

Performance Optimization trong React Js, tăng hiệu suất cực ngon

Performance Optimization trong React Js, tăng hiệu suất cực ngon

React Hook là gì? Tại sao React Hook quan trọng trong dự án?

React Hook là gì? Tại sao React Hook quan trọng trong dự án?

Hiểu Route React nâng cao trong 10 phút bằng ví dụ

Hiểu Route React nâng cao trong 10 phút bằng ví dụ

Xây dựng Hook trong React JS (React Custom Hook)

Xây dựng Hook trong React JS (React Custom Hook)

React Hooks là một tính năng mới trong React 16.8. Cho phép sử dụng state…

Tạo ứng dụng ghi chú với ReactJS và Redux

Tạo ứng dụng ghi chú với ReactJS và Redux

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn xây dựng một ứng dụng ghi chú…

Cách đẩy ứng dụng ReactJS lên Heroku và Deploy trên đó

Cách đẩy ứng dụng ReactJS lên Heroku và Deploy trên đó

Cho bạn nào chưa bíết thì Heroku mà môt nền tảng đám mây hỗ trợ…

Tích hợp Redux vào ReactJS

Tích hợp Redux vào ReactJS

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về cách tích…

Tạo máy tính đơn giản bằng ReactJS

Tạo máy tính đơn giản bằng ReactJS

Trong bài này ta sẽ xây dựng một ứng dụng máy tính đơn giản bằng…

Redux là gì? Tại sao lại ứng dụng trong ReactJS

Redux là gì? Tại sao lại ứng dụng trong ReactJS

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về Redux trong…

Top