TOÁN
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Lăng trụ tam giác đều, định nghĩa, tính chất và bài tập

Cùng tìm hiểu khái niệm, tính chất và các công thức tính diện tích, thể tích của một khối lăng trụ tam giác đều cùng các dạng bài tập liên quan.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Trong bộ môn hình học lớp 7, các em sẽ được tìm hiểu kiến thức liên quan về hình lăng trụ tam giác đều. Tuy nhiên, vì nội dung của bài học này rất nhiều nên chắc hẳn sẽ có nhiều bạn không thể tiếp thu hết được. Chính vì thế, trong bài viết hôm nay, freetuts sẽ đi sâu giảng giải và giúp các em hiểu rõ hơn về hình lăng trụ tam giác đều cũng như các bài tập liên quan. Cùng tìm hiểu ngay tại đây nhé!

Khái niệm Lăng trụ tam giác đều

Lăng trụ tam giác đều một lăng trụ đứng có hai đáy là hai tam giác đều.

lang tru tam giac deu 1 jpg

Hình lăng trụ đều ABC. A’B’C’

Tính chất Lăng trụ tam giác đều

Lăng trụ tam giác đều có đầy đủ tính chất của một lăng trụ đều, cụ thể như sau:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

  • Trong lăng trụ tam giác đều, hai đáy là hai tam giác đều bằng nhau.
  • Các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.
  • Các cạnh bên luôn vuông góc với mặt đáy.

Ví dụ: Cho lăng trụ tam giác đều ABC.A’B’C’, ta có:

  • Tam giác đều ABC = tam giác đều A’B’C’.
  • ABA’B, BCB’C’, ACA’C’ là hình chữ nhật.
  • AA’ vuông góc với ABC và A’B’C’, BB’ vuông góc với ABC và A’B’C’, CC’ vuông góc với ABC và A’B’C’.

lang tru tam giac deu 2 jpg

Mặt phẳng đối xứng trong lăng trụ tam giác đều

Mặt phẳng đối xứng của lăng trụ tam giác đều là mặt phẳng mà chia hình lăng trụ tam giác đều thành 2 phần đối xứng với nhau. Mỗi lăng trụ tam giác đều có 4 mặt phẳng đối xứng lần lượt là:

  • 1 mặt phẳng đi qua trung điểm của các cạnh bên.
  • 3 mặt phẳng lần lượt chứa các đường phân giác của các cặp góc ở đỉnh của tam giác đều.

Ví dụ:

lang tru tam giac deu 3 jpg

Cho hình lăng trụ tam giác đều ABC.A’B’C như hình vẽ trên. Lúc này ta có các mặt phẳng AA’DE, CC’N’N, BB’M’M và GPQ là 4 mặt phẳng đối xứng của lăng trụ tam giác đều.

Công thức tính diện tích, thể tích lăng trụ tam giác đều

Cùng tìm hiểu về công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích lăng trụ tam giác đều ngay bên dưới đây nhé.

Công thức tính diện tích xung quanh lăng trụ tam giác đều

Diện tích xung quanh của hình lăng trụ tam giác đều (Sxq) bằng chu vi đáy nhân với chiều cao.

Công thức: Sxq = P x h.

Trong đó:

  • P là chu vi đáy.
  • h là chiều cao

Ví dụ minh họa:

Cho hình lăng trụ tam giác đều MNP.M’N’P’ có độ dài cạnh đáy MN = 4 cm, chiều cao MM’ = 6cm, tính Sxq(MNP.M’N’P’)

lang tru tam giac deu 4 jpg

Hướng dẫn giải:

Chu vi tam giác đều MNP là:

P(MNP) = 3 x MN = 3 x 4 = 12 (cm)

Công thức tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác đều MNP.M’N’P’ là:

Sxq (MNP.M’N’P’) = P(MNP) x MM’ = 12 x 6 = 72 cm2

Đáp số: 72 cm2.

Công thức tính diện tích toàn phần lăng trụ tam giác đều

Diện tích toàn phần của hình lăng trụ tam giác đều (Stp) bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích 2 mặt đáy.

Công thức: Stp = Sxq + 2Sđáy

Ví dụ minh họa:

Cho lăng trụ tam giác đều ABC.A’B’C’ có độ dày cạnh đáy AB = 3cm, chiều cao AA’ = 5cm, tính diện tích toàn phần của lăng trụ ABC.A’B’C’.

Hướng dẫn giải:

Chu vi tam giác đều ABC là:

P(ABC) = 3 x AB = 3 x 3 = 9 (cm)

Diện tích xung quanh của lăng trụ đều ABC.A’B’C’ là:

Sxq = P(ABC) x AA’ = 9 x 5 = 45 (cm)

Diện tích hai đáy của lăng trụ đều ABC.A’B’C’ là:

S2 đáy = 2 x S(ABC) = 2 x S(A’B’C’) = 2 x ½ x AB x AB x√3/2 = 2 x ½ x 9 x√3/2 = 9√3/2 (cm2)

Diện tích toàn phần lăng trụ tam giác đều ABC.A’B’C’ là:

Stp = Sxq + 2Sđáy = 45 + 9√3/2 = 52,79 (cm2)

Đáp số: 52,79 cm2

Công thức tính thể tích của hình lăng trụ tam giác đều

Thể tích của hình lăng trụ tam giác đều bằng diện tích đáy nhân với chiều cao.

Công thức: V = Sđáy x h

Trong đó:

  • Sđáy là diện tích mặt đáy của lăng trụ tam giác đều.
  • h là chiều cao.

Ví dụ minh họa:

lang tru tam giac deu 5 jpg

Cho hình lăng trụ tam giác đều ABC.DEF có độ dài cạnh đáy là 5cm, chiều cao là 8 (cm), tính thể tích ABC.DEF

Hướng dẫn giải:

Diện tích đáy của tam giác đều ABC là:

Sđáy = S(ABC) = S(DEF) = ½ x AB x AB√3/2 = ½ x 25 x√3/2 = 25√3/4 (cm2)

Thể tích của lăng trụ đều ABC.DEF là:

V = Sđáy x h = 25√3/4 x 8 = 422 (cm3)

Đáp số: 422 (cm3)

Bài tập về Lăng trụ tam giác đều

Cùng freetuts tìm hiểu một số dạng bài tập liên quan đến lăng trụ tam giác đều ngay bên dưới đây nhé!

Dạng 1: Tính diện tích xung quanh lăng trụ tam giác đều

Bài tập 1:

lang tru tam giac deu 6 jpg

Cho hình lăng trụ đứng tam giác đều ABC.DEF có độ dài AD = 5cm, DE = EF = DF = 4cm, tính diện tích toàn phần của ABC.DEF.

Hướng dẫn giải:

Diện tích xung quanh của lăng trụ đứng tam giác đều ABC.DEF là:

S(ABC.DEF) = (DE + DF + EF) x AD = (4 + 4 + 4) x 5 = 60 cm2.

Đáp án: 60 cm2.

Bài tập 2: Cho hình lăng trụ đứng tam giá đều ABC.A’B’C’ có độ dài cạnh đáy = 5cm, diện tích xung quanh = 80 cm2, tính chiều cao AA’ =?cm.

Hướng dẫn giải:

Áp dụng công thức tính diện tích xung quanh của lăng trụ đứng tam giác đều ta có:

Sxq = Pđáy x chiều cao ⟹ Chiều cao = Sxq / P đáy.

Vậy chiều cao AA’ = Sxq/ P(DEF) = 80/(5+5+5) = 5,3 cm.

Đáp án: AA’ = 5,3cm.

Dạng 2: Tính diện tích toàn phần hình lăng trụ tam giác đều

Bài tập: Cho lăng trụ tam giác đều ABC.DEF có độ dày cạnh đáy DE = 4cm, chiều cao AD = 6cm, tính diện tích toàn phần của lăng trụ ABC.DEF.

Hướng dẫn giải:

Chu vi tam giác đều DEF là:

P(DEF) = 3 x DE = 3 x 4 = 12 (cm)

Diện tích xung quanh của lăng trụ đều ABC.DEF là:

Sxq = P(DEF) x AD = 12 x 6 = 72 (cm)

Diện tích hai đáy của lăng trụ đều ABC.DEF là:

S2 đáy = 2 x S(ABC) = 2 x S(DEF) = 2 x ½ x DE x DE x√3/2 = 2 x ½ x 16 x√3/2 =8√3 (cm2)

Diện tích toàn phần lăng trụ tam giác đều ABC.A’B’C’ là:

Stp = Sxq + 2Sđáy = 72 + 8√3 = 85,85 (cm2)

Đáp số: 85,85 cm2

Dạng 3: Tính thể tích hình lăng trụ tam giác đều

Bài tập:

bwUBlvI0O7YcoM5FDVKATVfNnUpKdcZcal8LXAz6ilW403h8pYH3YncSRkAYbEbiARkEsQ5yiN7lAZRA8qWiDJ2Xi6qXLYUWmir5 uEJiAA7w9pTZUdejrrPM5YeyZ8WwecsEPCdiAQnlM GywimFE4

Cho khối lăng trụ tam giác đều có tất cả các cạnh bằng a, hãy tính thể tích khối lăng trụ tam giác đều cạnh a đó.

Hướng dẫn giải:

Diện tích của tam giác đều ABC là:

S(ABC) = ½ AB x chiều cao tam giác ABC = ½ x a x a√3/2 = a^2√3/4.

Thể tích khối lăng trụ tam giác đều có các cạnh bằng a là:

V = Sđáy x h = a x a^2√3/4 = a^3√3/4.

Đáp số: a^3√3/4

Dạng 4: Bài tập trắc nghiệm lăng trụ tam giác đều

Câu 1: Hình lăng trụ tam giác đều có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng?

A. 1 mặt phẳng

B. 2 mặt phẳng

C. 3 mặt phẳng

D. 4 mặt phẳng.

Đáp án D là đáp án đúng. Một lăng trụ tam giác đều sẽ có 4 mặt phẳng đối xứng.

Câu 2: Thể tích của một khối lăng trụ tam giác đều có cạnh đáy bằng a và cạnh bên bằng 2a sẽ là?

A. a^3√2/3

B. a^3√2/6

C. a^3√2/2

D. a^3√2/4

Đáp án đúng là C.

Câu 3: Một lăng trụ tam giác đều có tất cả bao nhiêu mặt?

A. 5 mặt gồm 3 mặt bên, 2 mặt đáy.

B. 4 mặt gồm 2 mặt bên, 2 mặt đáy.

C. 5 mặt gồm 2 mặt bên, 3 mặt đáy.

D. 6 mặt gồm 3 mặt bên, 3 mặt đáy.

Đáp án đúng là A. 5 mặt gồm 3 mặt bên và 2 mặt đáy.

Câu 4: Hình Lăng trụ tam giác đều có đứng không?

A. Có.

B. Không

Đáp án đúng A. Có

Vì theo định nghĩa ta có lăng trụ tam giác đều là một lăng trụ ĐỨNG có đáy là tam giác đều.

Câu 5: Hình lăng trụ đều có đáy là tam giác gì?

A. Tam giác vuông cân.

B. Tam giác cân.

C. Tam giác đều.

D. Tam giác bất kỳ.

Đáp án đúng là C. Tam giác đều

Câu 6: Lăng trụ tam giác đều có các mặt bên là hình gì?

A. Hình tam giác.

B. Hình chữ nhật

C. Hình tròn

Đáp án đúng là B. Hình chữ nhật.

Dạng 5: Bài tập nâng cao

USTiT933zUZ3rsAf5fMT9TDAKimdXNP6RfK92o  i7ImN5D P TPO1AFJSLNEPZhvSZQq3vkQNdAMQFgbu XfNI9vLlv6RguPdjHGIyALyE PRjd680iLotgvJ 0rd6jsystJiXhBAObjg 84TA5Rvw

Cho hình lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có đáy là tam giác đều ABC, biết (ABC’) tạo với mặt phẳng đáy góc 60 độ, diện tích ABC’ = √3a^2, tính thể tích ABC.A’B’C’

Hướng dẫn giải:

Gọi M là trung điểm của cạnh đáy AB, vì ABC là tam giác đều nên ta có CM vuông góc với AB. Tương tự ta có C’M cũng vuông góc với AB.

Theo đề bài, ta có góc CMC’ = 60 độ.

Xét tam giác MCC’ vuông tại C, ta có:

MC’ = MC/(Cos60) = BC x sin B x ½ = 2AB. Sin 60 = √3AB (1)

Theo đề bài, ta có diện tích tam giác ABC’ = √3a^2, ta có:

S(ABC) = ½ MC’.AB = √3a^2 ⇔ MC’.AB = 2√3a^2 (2)

Từ (1) và (2) ta có:

√3AB.AB = 2√3a^2 ⇔AB.AB = 2a^2

⟹ AB = √2a ⟹ MC = a√6

Diện tích tam giác ABC là:

S (ABC) = ½ CM x AB = ½ AB sin 60 x AB = √3a^2/2

Thể tích khối lăng trụ tam giác đều ABC.A’B’C’ là:

V(ABC.A’B’C’) = S(ABC).CC’ = 3√6/4a^3

Đáp số: 3√6/4a^3

Bài viết trên đã chia sẻ khái niệm, tính chất của một lăng trụ tam giác đều đi kèm những công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hay thể tích của hình lăng trụ này và một số bài tập có liên quan. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích cho các em học sinh lớp 7.

Nếu các em muốn tìm hiểu thêm các kiến thức môn toán khác hãy ghé ngay chuyên mục Toán học của freetuts.net ngay nha, còn rất nhiều bài học hữu ích chờ các em khám phá đó nè.

Cùng chuyên mục:

Cách tính điểm xét học bạ 2025 nhanh và chính xác nhất

Cách tính điểm xét học bạ 2025 nhanh và chính xác nhất

Đường trung trực là gì? Tính chất, cách vẽ và bài tập áp dụng

Đường trung trực là gì? Tính chất, cách vẽ và bài tập áp dụng

Cách tính delta, delta phẩy và một số bài tập áp dụng

Cách tính delta, delta phẩy và một số bài tập áp dụng

20+ Đề thi toán lớp 2 học kì 2 cơ bản và nâng cao kèm đáp án

20+ Đề thi toán lớp 2 học kì 2 cơ bản và nâng cao kèm đáp án

Công thức tính thể tích khối tứ diện đều cạnh a và bài tập

Công thức tính thể tích khối tứ diện đều cạnh a và bài tập

3 Cách chứng minh hình thang cân lớp 8 và bài tập áp dụng

3 Cách chứng minh hình thang cân lớp 8 và bài tập áp dụng

Bất đẳng thức Cosi: Công thức, hệ quả và các bài tập

Bất đẳng thức Cosi: Công thức, hệ quả và các bài tập

Tổng hợp đề thi Toán lớp 4 học kì 2 cơ bản và nâng cao 2025

Tổng hợp đề thi Toán lớp 4 học kì 2 cơ bản và nâng cao 2025

Đường trung tuyến, định nghĩa, tính chất và các dạng bài tập

Đường trung tuyến, định nghĩa, tính chất và các dạng bài tập

Cách tính khoảng cách giữa 2 đường thẳng đầy đủ các dạng

Cách tính khoảng cách giữa 2 đường thẳng đầy đủ các dạng

Cách viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn và bài tập

Cách viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn và bài tập

Góc giữa hai đường thẳng, cách tính chuẩn và bài tập áp dụng

Góc giữa hai đường thẳng, cách tính chuẩn và bài tập áp dụng

Rút gọn biểu thức lớp 8 - 9, tổng hợp đầy đủ và bài tập

Rút gọn biểu thức lớp 8 - 9, tổng hợp đầy đủ và bài tập

Công thức tính khoảng cách đầy đủ và bài tập áp dụng

Công thức tính khoảng cách đầy đủ và bài tập áp dụng

Số phức là gì? Tính chất, cách tính và tổng hợp bài tập

Số phức là gì? Tính chất, cách tính và tổng hợp bài tập

Công thức tính diện tích hình phẳng và bài tập vận dụng

Công thức tính diện tích hình phẳng và bài tập vận dụng

Tính chất tích vô hướng, tích có hướng và bài tập liên quan

Tính chất tích vô hướng, tích có hướng và bài tập liên quan

Khái niệm tích vô hướng, tích có hướng của hai véc tơ và những tích…

Tổng hợp công thức lượng giác 9, 10, 11, 12 đầy đủ và chuẩn nhất

Tổng hợp công thức lượng giác 9, 10, 11, 12 đầy đủ và chuẩn nhất

Bảng hệ thống công thức lượng giác lớp 9, 10, 11 và 12 đầy đủ…

Công thức logarit lớp 12 cơ bản - nâng cao kèm bài tập

Công thức logarit lớp 12 cơ bản - nâng cao kèm bài tập

Tổng hợp các công thức logarit quan trọng trong chương trình đại số 12, từ…

Định lý cosin, các hệ quả quan trọng và bài tập áp dụng

Định lý cosin, các hệ quả quan trọng và bài tập áp dụng

Định lý cosin trong một tam giác được hiểu như sau, bình phương một cạnh…

Top