BẮT ĐẦU
CĂN BẢN
KIỂU DỮ LIỆU
CONTROL FLOW
FUNCTION
EXCEPTION
OOP
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Lệnh if .. else trong Kotlin

Trong bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào, chúng ta cần các câu lệnh điều khiển để điều khiển luồng chương trình dựa trên đầu ra của một điều kiện.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Ví dụ: nếu một số chẵn thì hiển thị là "Số chẵn" nhưng nếu số đó là số lẻ thì hiển thị "Số lẻ". Để đạt được điều này trong lập trình, chúng ta cần sử dụng các câu lệnh điều khiển để kiểm tra xem một điều kiện có được thỏa mãn hay không, nếu có thì hãy làm điều này, nếu không thì bỏ qua điều này.

Trong kotlin, chúng ta sử dụng các biểu thức để kiểm soát luồng trong chương trình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số loại biểu thức được sử dụng trong Kotlin.

  1. If
  2. If..else
  3. If..else if bậc thang
  4. Biểu thức lồng nhau

1. Kotlin If

If khá đơn giản để hiểu. Hãy xem cú pháp của biểu thức if.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

if(condition){  
   // Statements that need to be executed if condition is true 
   ...
} 

Ở đây chúng ta có một điều kiện trong biểu thức if, nếu điều kiện trả về true thì các câu lệnh bên trong phần thân của biểu thức if được thực thi, nếu điều kiện trả về false thì chúng bị bỏ qua hoàn toàn. Hãy lấy một ví dụ để hiểu điều này:

Ví dụ về If

Trong ví dụ này, nếu số đã cho là chẵn thì chúng ta sẽ hiển thị "Even Number" ở output, nếu không, chúng ta sẽ bỏ qua các câu lệnh bên trong "if".

fun main(args: Array<String>) {

    val number = 100

    // if expression
    if (number%2 == 0)
        println("Even Number")

    println("Out Of If statement")
}

OUTPUT:

Even Number
Out Of If statement

Thay đổi giá trị của biến "number".

fun main(args: Array<String>) {

    val number = 101

    if (number%2 == 0)
        println("Even Number")

    println("Out Of If statement")
}

OUTPUT:

Out Of If statement

2. Kotlin - IF..ELSE

If..Else được sử dụng khi chúng ta cần thực hiện một số hành động nếu một điều kiện là đúng và chúng ta cần thực hiện một hành động khác khi một điều kiện là sai. Ví dụ: Bố tôi sẽ cho tôi tiền nếu tôi vượt qua kỳ thi nếu không bố sẽ nổi giận. Nếu tôi phải viết cái này trong lập trình thì tôi sẽ làm nó như thế này -

fun main(args: Array<String>) {
    // Marks out of 100
    val marks = 90
    if (marks < 30) {
        println("Father will get angry")
    }
    else {
        println("Father will give me money")
    }
}

OUTPUT:

Father will give me money

Vì điều kiện trả về là false, câu lệnh bên trong "if" bị bỏ qua và câu lệnh bên trong "else" được thực thi.

Cú pháp của if..else:

if(condition){  
   // Statements that will be executed if the condition returns true 
   ...
}  
else{  
   // Statements that will be executed if the condition returns false 
   ...
}

Ví dụ If..else

Trong ví dụ này, chúng ta kiểm tra một số để xem nó là dương hay âm.

fun main(args: Array<String>) {
    // Traditional usage
    val num = -101
    if (num < 0) {
        println("Negative number")
    }
    else {
        println("Positive number")
    }
    println("Out of if else statement")
}

OUTPUT:

Negative number
Out of if else statement

3. IF..ELSE dạng bậc thang

Trong biểu thức này, chúng ta có một khối "if", một khối "else" và một hoặc nhiều khối "else if" nữa . Điều này được sử dụng để kiểm tra nhiều điều kiện.

Ví Dụ:

Trong ví dụ này, chúng ta có một số và kiểm tra xem nó có phải là số âm, số có một chữ số, số có hai chữ số hay số nhiều chữ số không. Chúng ta đang kiểm tra nhiều điều kiện này bằng cách sử dụng biểu thức if..else if..else. Khi không có điều kiện nào trả về đúng thì các câu lệnh bên trong khối "else" được thực thi.

fun main(args: Array<String>) {
    val num = 99
    if(num<0)
        println("Number is Negative")
    else if (num>0 && num<10)
        println("Single digit number")
    else if (num>=10 && num <100)
        println("Double digit number")
    else
        println("Number has 3 or more digits")
}

OUTPUT:

Double digit number

4. Câu lệnh IF lồng nhau

Khi một câu lệnh có mặt bên trong thân của câu lệnh khác thì nó được gọi là câu lệnh lồng nhau. Ví dụ: nếu một bcâu lệnh If có mặt bên trong một câu lệnh "if" khác thì nó được gọi là câu lệnh lồng nhau.

Ví dụ:

fun main(args: Array<String>) {
    val num = 101
    if(num<0)
        println("Negative Number")
    else {
        //Nested expression
        if(num%2 == 0)
            println("Even Number")
        else
            println("Odd Number")
    }

}

OUTPUT:

Odd Number

Như vậy là bạn đã học xong cách sử dụng lệnh if - else trong Kotlin.

Cùng chuyên mục:

Hàm Lambda trong Kotlin

Hàm Lambda trong Kotlin

Hàm Lambda còn được gọi là hàm ẩn danh vì nó không có tên.

Tham số function trong Kotlin

Tham số function trong Kotlin

Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu tham số mặc định và cách…

Đệ quy trong Kotlin

Đệ quy trong Kotlin

Ở bài trước chúng ta đã học xong cách tạo function, vậy thì trong bài…

Function trong Kotlin

Function trong Kotlin

Trong bài này chúng ta sẽ học một khái niệm mới, đó là function trong…

Lệnh break trong Kotlin

Lệnh break trong Kotlin

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu lệnh break trong Kotlin

Lệnh continue trong Kotlin

Lệnh continue trong Kotlin

Trong bài này chúng ta sẽ học lệnh continue trong Kotlin,

Vòng lặp do-while trong Kotlin

Vòng lặp do-while trong Kotlin

Vòng lặp While trong Kotlin

Vòng lặp While trong Kotlin

Vòng lặp For trong Kotlin

Vòng lặp For trong Kotlin

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về vòng lặp For

Lệnh When trong Kotlin

Lệnh When trong Kotlin

Trong bài này chúng ta sẽ học lệnh When trong Kotlin

Ranges trong Kotlin

Ranges trong Kotlin

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tính năng rất hay của…

Mảng (Array) trong Kotlin

Mảng (Array) trong Kotlin

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu một kiểu dữ liệu rất quan trọng…

Thao tác với chuỗi trong Kotlin

Thao tác với chuỗi trong Kotlin

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu cách khai báo và xử lý chuỗi…

Ghi chú (comment) trong Kotlin

Ghi chú (comment) trong Kotlin

Toán tử Kotlin – Arithmetic, Assignment, Unary, Logical

Toán tử Kotlin – Arithmetic, Assignment, Unary, Logical

Trong bài này, ta sẽ tìm hiểu các loại toán tử có sẵn trong Kotlin…

Kotlin - Lấy dữ liệu bằng hàm readLine()

Kotlin - Lấy dữ liệu bằng hàm readLine()

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem cách lấy Input(đầu vào) từ người dùng(User)…

Kotlin - Type Casting - chuyển đổi kiểu dữ liệu

Kotlin - Type Casting - chuyển đổi kiểu dữ liệu

Type Casting là quá trình chuyển đổi từ loại dữ liệu sang loại dữ liệu…

Biến và Kiểu dữ liệu trong Kotlin

Biến và Kiểu dữ liệu trong Kotlin

Kotlin Keywords, Soft Keywords và Identifiers

Kotlin Keywords, Soft Keywords và Identifiers

Có một số từ nhất định trong Kotlin có ý nghĩa đặc biệt và không…

Chương trình Kotlin đầu tiên - Hello world

Chương trình Kotlin đầu tiên - Hello world

Chúng ta hãy cũng viết một chương trình Kotlin đơn giản để hiển thị thông…

Top