Vòng lặp do-while trong Kotlin
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu vòng lặp do-while trong Kotlin, đây là vòng lặp có cách sử dụng ngược so với vòng lặp while, đó là nó sẽ lặp trước rồi mới kiểm tra điều kiện.
Vậy, một vòng lặp do-while tương tự như vòng lặp while ngoại trừ việc nó kiểm tra điều kiện ở cuối vòng lặp. Một vòng lặp do-while ít nhất sẽ chạy một lần ngay cả khi điều kiện đã cho là sai.
1. Ví dụ về vòng lặp do-while
Hãy xem ví dụ dưới đây, trong ví dụ này mình đã lặp từ 100 đến 105 (tổng số alàn lặp là 5 lần).
/** * created by Chaitanya for Beginnersbook.com */ package beginnersbook fun main(args : Array<String>){ var num = 100 do { println("Loop: $num") num++ } while (num<=105) }
OUTPUT:
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
2. Vòng lặp do-while chạy ít nhất một lần
Như ta đã đề cập ở phần đầu của bài viết này, một vòng lặp do-while ít nhất sẽ chạy một lần ngay cả khi điều kiện return false. Điều này xảy ra bởi vì vòng lặp do-while kiểm tra điều kiện sau khi thực hiện thân vòng lặp.
Như trong ví dụ ở bài này mình đã cho điều kiện lặp có giá trị false ngay từ đầu luôn, nhưng vẫn có một lần lặp. Điều này khác hoàn toàn với vòng lặp while.
/** * created by Chaitanya for Beginnersbook.com */ package beginnersbook fun main(args : Array<String>){ var num = 100 do { println("Loop: $num") num++ } while (false) }
OUTPUT:
3. Vòng lặp do-while vô hạn trong Kotlin
Một vòng lặp do-while chạy vô hạn và không bao giờ dừng được gọi là vòng lặp do-while vô hạn. Hãy xem xét một vài ví dụ về vòng lặp do-while vô hạn.
Ví dụ 1: điều kiện lặp luôn trả về TRUE nên bị vô hạn
var num = 100 do { println("Loop: $num") num++ } while (true)
Ví dụ 2: Cũng như ví dụ 1, biến num sẽ bị giảm sau mỗi vòng lặp nên điều kiện luôn true
var num = 100 do { println("Loop: $num") num-- } while (num<=105)
Ví dụ 3: Biến num tăng sau mỗi lần lặp nên điều kiện dừng luôn true
var num = 105 do { println("Loop: $num") num++ } while (num>=100)
Trên là một vài ví dụ về cách sử dụng vòng lặp do-while trong Kotlin. Bạn cần phải lưu ý là vòng lặp này luôn lặp tối thiểu một lần nhé, sau này đi phỏng vấn lập trình Kotlin có thể họ sẽ hỏi vấn đề này để kiểm tra xem nền tảng của bạn tốt không đấy.