Cách chuyển hàng thành cột và cột thành hàng trong Excel
Trong bài này mình sẽ hướng dẫn cách sử dụng "Paste Special Transpose" để chuyển hàng thành cột hoặc cột thành hàng trong Excel. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng hàm TRANSPOSE để thao tác rất dễ dàng.
Thao tác này cần thiết trong một số tường hợp bạn lỡ nhập dữ liệu hàng ngang rồi nhưng sau đó muốn chuyển sang hàng dọc. Nếu nhập dữ liệu lại thì sẽ mất khá nhiều thời gian, vì vậy sử dụng chức năng mà Excel hỗ trợ sẽ dễ dàng hơn nhiều.
1. Sử dụng Paste Special Transpose
Để di chuyển dữ liệu từ hàng thành cột hoặc cột thành hàng thì ta thực hiện theo các bước như sau:
1: Chọn vùng dữ liệu cần chuyển đổi. Như trong hình là mình chọn từ A1:C1.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
2: Click chuột phải và chọn Copy
3: Chọn cell đầu tiên bạn muốn paste dữ liệu. Giả sử mình muốn dữ liệu chuyển thành cột bắt đầu từ E2 thì sẽ chọn cell E2.
4: Click chuột phải, chọn Paste Special
5: Một hộp thoại xuất hiện, bạn hãy tick vào option Transpose.
6: Click OK. Kết quả bạn nhận được là một bản copy mới với dữ liệu hiển thị theo chiều đứng.
* Lưu ý: Excel tự nhận biết bạn đang muốn chuyển từ cột sang hàng và hàng sang cột. Tức là khi dữ liệu bạn đang ở chiều ngang thì nó sẽ chuyển sang chiều đường, và ngược lại.
2. Sử dụng hàm Transpose để chuyển đổi
Hàm TRANSPOSE có công dụng là copy dữ liệu và paste lại ở định dạng ngược so với dữ liệu đã copy, tức là chuyển nếu copy từ hàng thì nó sẽ paste thành dạng cột và ngược lại.
1: Đầu tiên bạn hãy chọn vùng dữ liệu muốn hiên thị. Như ví dụ trên mình sẽ chọn từ E2:E4.
2: Trên ô nhập công thức, bạn hãy gõ =TRANSPOSE(
, sau đó dùng chuột kéo ba ô dữ liệu từ A1:C1.
3: Hoàn thành bằng cách nhấn tổ hợp phú CTRL + SHIFT + ENTER. Lưu ý rằng bạn phải nhấn tổ hợp phím này để kích hoạt nhé, nếu chỉ nhấn ENTER thì sẽ sai vì ta đang muốn làm một dãy dữ liệu chứ không phải một ô dữ liệu.
Nếu bạn để ý thì trên thanh công thức bạn sẽ thấy Excel bổ sung thêm cặp {}
, đây chính là công thức áp dụng cho một dãy các ô.
Fix lỗi hàm Transpose chuyển dữ liệu rỗng thành số 0
Hàm TRANSPOSE trong Excel chuyển đổi các ô trống thành số 0, nên ta phải sử dụng hàm IF để khắc phục sự cố này.
1: Như ví dụ dưới đây, ô B4 có giá trị rỗng, nên khi sử dụng hàm Transpose nó sẽ chuyển thành số 0 (ô G3).
2: Ta bổ sung thêm hàm IF để kiểm tra nếu là rỗng thì trả về rỗng chứ không trả về 0.
Trên là hai cách chuyển đổi hàng thành cột và cột thành hàng trong Excel:
- Sử dụng Paste Special Transpose
- Sử dụng hàm Transpose
Tùy vào sở thích mà bạn chọn cách làm cho phù hợp. Nếu bạn là người không rành về công thức thì nên chọn cách 1 nhé, còn không thì chọn cách 2 cũng được.