Bài 02: Học mongodb online với mongolab.com và Robomongo
Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu được khái niệm mongodb là gì rồi nên để hâm nóng serie này thì trong bài này mình sẽ giới thiệu với các bạn một website dùng để học mongodb cực kì tiện lợi, nó cho phép bạn tạo database trên đó và thao tác trực tiếp trên đó thay vì phải cài đặt mongodb tại máy của mình. Tuy nhiên bài tiếp theo mình vẫn hướng dẫn các bạn cài đặt mongodb trên window để những bạn không có internet có thể học mongodb được.
1. Tạo database MongoDB trên mongolab.com
mongolab.com
là một website cho phép bạn tạo database và lưu trữ dữ liệu trên Server của họ ở dạng có phí hoặc miễn phí, dù có phí hay miễn phí bạn vẫn được phép chọn server đặt database (Amazon, Google, ...), nếu bạn chọn gói miễn phí thì được tối đa là 0.5G dung lượng.
Để đăng ký bạn phải thực hiện các bước sau:
Bước 1: Đăng ký tài khoản trên mongolab.com
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Bạn vào đường link https://mongolab.com/signup/ và đăng ký một tài khoản, lưu ý là bạn phải nhập email đúng và chuẩn nhé vì nó sẽ gửi một mail đến địa chỉ email mà bạn đã đăng ký và yêu cầu kích hoạt tài khoản.
Sau khi đăng ký xong bạn vào email và chờ email của họ gửi đến, mở mail ra và click vào đường link mà họ đa gửi để kích hoạt tài khoản nhé.
Bước 2: Tạo database mongodb trên mongolab.com
Bạn truy cập vào địa chỉ https://mongolab.com/login/ và tiến hành đăng nhập, sau khi đăng nhập bạn sẽ nhận được một giao diện như sau:
Tại đây ban click vào button Create new
mà mình đã khoanh tròn màu đỏ và nó sẽ chuyển bạn đến một trang nhập thông tin. Vì trang này hơi dài nên mình không chụp màn hình được, vì vậy mình sẽ chụp từng phần nhỏ nhé.
Tại mục Cloud Provider bạn sẽ chọn một trong các vị trí đặt dữ liệu, ở đây mình chọn amazon web service (khoanh đỏ).
Tại mục Plan bạn sẽ chọn Single Node, bên dưới mục nhỏ Standard Line bạn sẽ chọn gói free (sandbox), bên dưới cùng bạn sẽ chọn version của mongodb là 2.6x.
Cuối cùng bạn sẽ đặt tên cho database và click vào button Create new MongoDB Deployment (lưu ý là tên database phải là chữ thường).
Sau khi tạo xong nó sẽ chuyển hướng bạn về một trang chứa danh sách các database mà bạn đã tạo. Bạn click chuột vào database bạn muốn quản lý. Giả sử tôi click vào database freetutsdb
, lúc này giao diện như sau:
Tại đây bạn có thể xóa database này bằng cách click vào nút Delete database màu đỏ, riêng vòng màu vàng bạn sẽ thực hiện ở bước tiếp theo dưới đây.
Bước 3: Tạo User cho Database
Bước này khá quan trọng nhé vì mỗi database phải có một User quản lý để kết nối. Tại vòng màu vạng bạn click vào chữ Click here để tạo user mới, nó sẽ hiển thị một popup yêu cầu bạn nhập thông tin username và mật khẩu. Bạn làm theo và click Create nhé.
Bước 4: Lấy chuỗi kết nối vào database
Sau khi bạn tạo user xong nó sẽ chuyển bạn tới một trang như sau:
Bạn cần chú ý ô màu đỏ mà mình đã bôi, đây chính là chuỗi kết nối vào database nhé. Bạn sẽ thay thế <dbuser> bằng username mà bạn đã tạo, <dbpassword> bằng password mà bạn đã tạo.
Vậy là bạn đã tạo xong database trên mongolab rồi đấy, bây giờ bạn có thể tự mò thêm một số chức năng khác trên đó như cách tạo collection, ...
2. Quản lý MongoDB database với Robomongo tool
Robomongo là một phần mềm giúp bạn quản lý dữ liệu MongoDB từ xa hoăc ngay trên localhost của bạn thông qua chuỗi kết nối. Nó cho phép bạn thực hiện các câu truy vấn để học và quản lý một cách dễ dàng.
Trước tiên bạn vào link này để download và cài đặt, nhớ chọn Version cho phù hợp với hệ điều hành của bạn nhé.
Sau khi cài đặt xong bạn chạy phần mềm và nó sẽ hiển thị một popup như sau (nếu không có thì bạn vào File -> Connect):
Bạn sẽ click vào chữ Create mà mình đã khoanh tròn màu xanh, sau đó nó hiển thị một popup khác như sau:
Tại tab Connection này bạn sẽ đặt tên, sau đó tại Address bạn gõ nội dung màu xanh trong chuỗi kế nối vào, còn port kế bên bạn gõ chữ mà mình đã bôi đỏ trong chuỗi kết nối.
Bây giờ bạn click qua tab Authentication, tại đây bạn check vào Perform authentication và nhập tên database, username và password mà bạn đã đăng ký.
Tiếp theo bạn click vào nút Save, sau đó chọn connection này và click vào nút Connect nhé. Sau khi connect nếu bạn không thấy gì thì bạn vào View -> Explorer thì nó sẽ hiển thị phần quản lý kết nối cho bạn.
Tại đây bạn sẽ viết lệnh query ở ô màu đỏ mà mình đã bôi và nhấn Ctr + Enter để chạy.
Ok có lẽ bạn sẽ tự mày mò tiếp nhé chứ mình không thể hướng dẫn đầy đủ được. Ở bài tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu cách cài đặt mongodb trên windows.
Tham khảo video hướng dẫn cấu hình chạy Robomongo.
3. Lời kết
Hôm nay vô tình tìm được dịch vụ này khá hay nên mình chia sẻ cho các bạn, hy vọng nó sẽ giúp bạn học mongodb dễ dàng hơn và cũng có thể bạn sẽ đăng ký sử dụng luôn dịch vụ này của mongolab :D. Chúc bạn buổi tối vui vẻ.