TẬP 1
TẬP 2
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Bài 1: Soạn bài - Cổng trường mở ra lớp 7 tập 1

Đây là bài soạn văn cổng trường mở ra nằm trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 1, trả lời câu hỏi sách giáo khoa bài cổng trường mở ra trang 5 dễ hiểu nhất.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Tìm hiểu chung

Thể loại

Văn bản Cổng trường mở ra thuộc thể loại văn bản nhật dụng.

Tóm tắt văn bản

Văn bản chính là những suy nghĩ, tâm tư tình cảm của một người mẹ có một đứa con trai chuẩn bị bước vào lớp 1.

Đêm trước ngày khai giảng, người mẹ bồi hồi và xúc động nhớ lại những ngày mà con còn bé, biết rằng con đã đi học từ ba năm trước, đã biết trường lớp, bạn bè, thầy cô mà sao ngày hôm nay mẹ vẫn không thể nào ngủ được.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Người mẹ ngắm nhìn con và nhớ về ngày khai giảng đầu tiên của mình rồi lại liên hệ tới ngày lễ khai trường trọng đại ở Nhật Bản. Người mẹ đặt niềm tin yêu và khát vọng với tương lai của con mình. Thế giới đã mở ra sau cánh cổng trường đối với con yêu.

Bố cục văn bản

Văn bản được chia làm hai đoạn

  • Đoạn 1: Từ đầu….không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học → Nội dung đoạn này nói lên tâm trạng của hai mẹ con trước ngày khai giảng đầu tiên của con.
  • Đoạn 2: Phần còn lại → Những tâm tư, tình cảm của người mẹ. Liên tưởng của người mẹ.

Yêu cầu bài học

Chỉ ra được những chi tiết thể hiện tâm trạng của người mẹ trước ngày khai giảng của con.

Hiểu được tấm lòng thiêng liêng, cao cả mà cha mẹ dành cho con.

Rút ra được ý nghĩa lớn lao của nhà trường và gia đình.

Trả lời câu hỏi sgk

Câu 1: Trang 8- sgk ngữ văn lớp 7 tập 1

Sau khi đọc, hãy tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra bằng một vài câu ngắn gọn. (Trả lời câu hỏi: Tác giả viết về cái gì, việc gì?)

Trả lời:

Tóm tắt nội dung của văn bản “Cổng trường mở ra”:

  • Văn bản nói lên những tâm trạng của người mẹ trước ngày khai giảng đầu tiên của con. Vì sự bồi hồi ấy nên người mẹ không thể ngủ được. Sự liên tưởng của người mẹ về tương lai của con mình.

Câu 2: Trang 8- sgk ngữ văn lớp 7 tập 1

Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài?

Trả lời:

Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con khác nhau ở chỗ:

  • Người con rất háo hức vì ngày mai là ngày khai giảng đầu tiên của mình nhưng lại rất nhẹ nhàng và thanh thản đi vào giấc ngủ.

  • Người mẹ thì mang tâm trạng trằn trọc, lo lắng và suy nghĩ về tương lai của con.

Những biểu hiện:

  • Người con: Đêm nay con cũng háo hức như vậy… trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.

  • Người mẹ: Hôm nay mẹ không làm được việc gì cả, mẹ lên giường và trằn trọc.

Câu 3: Trang 8- sgk ngữ văn lớp 7 tập 1

Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ?

Trả lời:

Người mẹ không ngủ được là vì:

  • Ngày mai là ngày khai trường đầu tiên của con. Nó thực sự là một ngày quan trọng.

  • Người mẹ hồi tưởng lại kí ức ngày đầu tiên khai trường của mình và khắc ghi trong lòng con nhưng rạo rực và xao xuyến của ngày khai trường.

  • Vì ngày khai trường của con mà mẹ lại nhớ lại những ngày đầu tiên đến trường của mẹ. Cứ nhắm mắt lại là vang lên tiếng đọc bài trầm bổng.

  • Mẹ liên tưởng tới này khai trường của Nhật Bản, điều ấy thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với các em học sinh.

  • Mẹ bâng khuâng khi nghĩ đến dây phút được cầm tay con trước cổng trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay con mà nói : “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”

Câu 4: Trang 8- sgk ngữ văn lớp 7 tập 1

Có phải người mẹ đang trực tiếp nới với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?

Trả lời:

Trong văn bản này, người mẹ không phải nói chuyện trực tiếp với con. Người mẹ đang nhìn con say sưa giấc ngủ và tâm sự với chính mình. Cách viết này đã khắc họa rõ nét tâm trạng của nhân vật hay chính xác là của người mẹ không thể nói ra được bằng những lời nói trực tiếp.

Câu 5: Trang 8- sgk ngữ văn lớp 7 tập 1

Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?

Trả lời:

Câu văn trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ đó là: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”

Câu văn ấy có ý nghĩa là vai trò to lớn của nhà trường trong việc giáo dục con người. Khi con lớn lên bằng con đường học vấn thì tương lai của con sẽ rất tươi sáng. Khi cánh cổng trường mở ra đồng nghĩa với việc mở ra một trí tuệ và tâm hồn cho con.

Câu 6: Trang 8- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?

Trả lời:

Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới diệu kì đó là:

  • Chúng em được học những điều hay lẽ phải, những kiến thức, những nét đẹp văn hóa trên thế giới này.

  • Chúng em được học cách giao tiếp, học lễ nghĩa và những điều tốt đẹp.

  • Chúng em được gặp bạn bè, thầy cô. Tạo nên những kỉ niệm đẹp, mà chúng ta hay nói đó là những kỉ niệm thời học sinh.

Luyện tập

Bài 1: Trang 9- sgk ngữ văn lớp 7 tập 1

Một bạn cho rằng, có rất nhiều ngày khai trường nhưng ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

Trả lời:

Em rất tán thành ý kiến ấy. Bởi vì: Ngày đầu khai giảng chính là ngày đầu tiên em được bước vào một thế giới mới. Em được sống và học tập trong một môi trường mới, to lớn hơn. Em được gặp những người bạn mới, được học những con chữ đầu tiên, được đọc những bài đánh vần đầu đời. Bên cạnh đó là sự hồi hộp, bồi hồi trước ngày đầu tiên khai trường.

Bài 2: Trang 9- sgk ngữ văn lớp 7 tập 1

Hãy nhớ lại và viết thành đoạn văn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình.

Trả lời:

Các bạn có thể dựa vào dàn ý sau để viết thành một đoạn sau:

Mở bài:

Nêu giới thiệu khái quát về ngày khai trường đáng nhớ ấy.

Thân bài:

  • Tả về cảnh quan ngày hôm ấy như thế nào: Thời tiết ngày hôm đó, trời nắng, bầu trời trong xanh….
  • Các bạn học gặp nhau tay bắt mặt mừng sau mấy tháng nghỉ hè.
  • Sân trường náo động bởi tiếng cười đùa, tiếng chim hót.
  • Bắt đầu làm lễ khai giảng: Chào cờ trang nghiêm, đọc thư chúc mừng, tiếng trống trường báo hiệu bắt đầu một năm học mới.

Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của em về ngày khai giảng hôm ấy

Kết lời: Chúng ta vừa soạn xong bài “Cổng trường mở ra”, hi vọng các bạn đã hiểu và nắm bắt được nội dung và ý nghĩa của bài. Chúc các bạn học tốt.

Cùng chuyên mục:

Hoán dụ là gì? Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ kèm bài tập

Hoán dụ là gì? Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ kèm bài tập

Trong bộ môn ngữ văn lớp 6, các em học sinh sẽ được học về…

Phân tích Làng Kim Lân, dàn ý và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Phân tích Làng Kim Lân, dàn ý và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Nghị luận về học đi đôi với hành, dàn ý và văn mẫu siêu hay

Nghị luận về học đi đôi với hành, dàn ý và văn mẫu siêu hay

Văn tả người, 20 mẫu văn tả người thân chọn lọc hay nhất

Văn tả người, 20 mẫu văn tả người thân chọn lọc hay nhất

Văn tả người thân như tả bố, mẹ, anh, chị, em,... là một bài tập…

Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Viết nghị luận về bạo lực học đường, dàn ý và mẫu văn hay

Viết nghị luận về bạo lực học đường, dàn ý và mẫu văn hay

Văn tả con gà trống, lập dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Văn tả con gà trống, lập dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Phân tích bài thơ Tràng Giang, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích bài thơ Tràng Giang, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích nhân vật Vũ Nương, lập dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích nhân vật Vũ Nương, lập dàn ý và mẫu văn hay

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo của em là một đề bài tập làm văn…

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi ngắn gọn hay nhất

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi ngắn gọn hay nhất

Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng Nguyệt), và văn mẫu chọn lọc

Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng Nguyệt), và văn mẫu chọn lọc

Nghị luận về tình yêu thương, lập dàn ý và bài văn mẫu hay

Nghị luận về tình yêu thương, lập dàn ý và bài văn mẫu hay

Top