CÁC THÌ TIẾNG ANH
MỆNH ĐỀ & CỤM TỪ
TỪ LOẠI TIẾNG ANH
NGỮ PHÁP BỔ SUNG
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Câu mệnh lệnh (Imperative sentences) trong tiếng Anh

Trong bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp tất cả những kiến thức cần thiết về câu mệnh lệnh như cấu trúc câu, cách sử dụng của câu, chức năng của câu,... để các bạn có thể nắm vững phần này hơn. Đây là một trong bốn loại câu cơ bản thường gặp nhất trong tiếng Anh.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

I. Tìm hiểu về câu mệnh lệnh

Ở phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm của câu mệnh lệnh và chức năng của câu mệnh lệnh là gì nhé.

1. Câu mệnh lệnh là gì?

Câu mệnh lệnh (Imperative sentences) hay còn gọi là câu cầu khiến là mẫu câu dùng để yêu cầu, đề nghị hoặc ra lệnh người khác làm hay không làm một điều gì đó. 

Câu mệnh lệnh thường không có chủ ngữ và chủ ngữ của câu mệnh lệnh được ngầm hiểu là "you". Trong câu, động từ luôn được chia ở dạng nguyên thể không có "to" (V-inf)

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Open your book
Mở sách của bạn ra nào

Stand up!
Đứng dậy!

Let's go!
Đi thôi!

2. Chức năng của câu mệnh lệnh

Câu mệnh lệnh có rất nhiều chức năng như dùng để ra lệnh, đưa ra lời khuyên, mời ai đó làm gì, ... Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.

Câu mệnh lệnh dùng để ra lệnh, yêu cầu ai đó làm gì 

Close your book
Gấp sách lại

Open the door
Mở cửa ra

Put it down there
Đặt nó xuống kia

Come here!
Đến đây!

Câu mệnh lệnh dùng để cầu khiến

Là câu mệnh lệnh thông thường khi ta thêm please” vào phía trước hoặc sau câu mệnh lệnh sẽ trở thành câu cầu khiến.

Please take a seat
Xin mời ngồi

Please wait here
Xin vui lòng chờ ở đây

Please don’t smoke here
Xin đừng hút thuốc ở đây

Câu mệnh lệnh dùng để đưa lời khuyên

Don’t drink alcohol!
Đừng uống rượu!

Don’t drive too fast!
Đừng lái quá nhanh!

Don’t eat fast food!
Đừng ăn thức ăn nhanh!

Câu mệnh lệnh dùng để cảnh báo

Be careful!
Cẩn thận!

No smoking!
Đừng hút thuốc

Câu mệnh lệnh dùng để mời ai đó làm gì

Come to my house at 7pm
Đến nhà tôi chơi lúc 7h tối nhé

Câu mệnh lệnh dùng để hướng dẫn ai đó làm gì

Please line up here and wait for us to check it out
Hãy xếp hàng ở đây và đợi chúng tôi kiểm tra nhé

II. Các loại câu mệnh lệnh

Trong tiếng Anh, câu mệnh lệnh có rất nhiều loại khác nhau. Dưới đây là những loại thường gặp nhất mà chúng tôi tổng hợp được. Mời bạn tham khảo nhé.

1. Câu mệnh lệnh trực tiếp

Câu mệnh lệnh trực tiếp là loại câu được dùng để ra lệnh, yêu cầu trực tiếp một ai đó làm việc gì đó.

Câu mệnh lệnh trực tiếp có 4 dạng như sau:

Dạng 1: Là những câu không có chủ ngữ, đứng đầu câu là động từ nguyên mẫu không có “to”. Trong câu có thể có kèm theo từ “please” ở đầu hoặc cuối câu thể hiện ý trang trọng, lịch sự.

Sit down, please
Mời ngồi

Please turn off the light!
Làm ơn tắt đèn đi!

Open the window!
Hãy mở cửa sổ!

Enjoy you meal!
Ăn ngon miệng nhé!

Take care!
Bảo trọng nhé!

Dạng 2: Là những câu mà đứng đầu câu là một danh từ riêng hoặc đại từ được nói đến trong câu mệnh lệnh

Ví dụ:

Lan, hurry up
Nhanh lên Lan

Be quiet, Nam
Nam, trật tự!

Dạng 3: Là những câu mà đứng đầu câu là chủ ngữ “you” diễn tả sự tức giận hoặc thể hiện ý ra lệnh.

You do it now
Bạn làm nó ngay đi

You come here
Bạn lại đây

You get lost
Bạn hãy biến khỏi đây đi

Dạng 4: Là những câu mà đứng đầu câu là động từ “do” biểu đạt ý nhấn mạnh trong câu mệnh lệnh.

Do be careful!
Thật cẩn thận đấy nhé

Do enjoy the meal!
Ngon miệng nhé!

2. Câu mệnh lệnh gián tiếp

Câu mệnh lệnh gián tiếp là câu kể lại, tường thuật lại một người nào đó yêu cầu, ra lệnh một người khác làm điều gì. Câu mệnh lệnh gián tiếp thường được dùng với những từ như "to tell", "to ask", "to order" hoặc cấu trúc câu "tell somebody to do something"

Lan asked her sister to turn off the light
Lan yêu cầu chị cô ấy tắt đèn đi

Please tell Nam to arrive school in this afternoon
Xin vui lòng bảo Nam đến trường vào chiều nay

The teacher ordered him to open the book
Giáo viên ra lệnh cho anh ta mở sách ra

3. Dạng phủ định của câu mệnh lệnh

Dạng phủ định của câu mệnh lệnh cũng được chia ra thành 2 trường hợp như sau:

TH1: Nếu câu mệnh lệnh thuộc loại trưc tiếp thì ta chỉ cần thêm "do + not = don't" vào trước động từ thường hoặc động từ "tobe", còn thêm “no” trước danh động từ

Công thức:

Don’t/ Do not + V-inf + O
No + Gerund (danh động từ)

Don’t move!
Đừng di chuyển!

Don’t forget your promise
Đừng thất hứa nhé

Don’t smoke here!
Đừng hút thuốc ở đây

No parking!
​Không đỗ xe ở đây

TH2: Nếu câu mệnh lệnh thuộc loại gián tiếp ta chỉ cần thêm “not” vào trước “to” là được.

Công thức: 

Order/ ask/ say/ tell + somebody + not + to + do something

Please tell Nam not to arrive school in this afternoon
Xin vui lòng bảo Nam đừng đến trường vào chiều nay

The teacher ordered him not to open the book
Giáo viên ra lệnh cho anh ta không được mở sách ra

Lưu ý: 

Trong câu mệnh lệnh phủ định, nếu có đại từ “you” thì nó sẽ được đặt giữa trợ từ “don’t” và động từ.

Don’t you cry!
Bạn đừng khóc nữa

Don’t you lie!
Bạn đừng có nói dối

4. Câu mệnh lệnh với cấu trúc ”let“

Câu mệnh lệnh với cấu trúc "let" là dùng đẻ diễn tả sự đề nghị, mong muốn hay yêu cầu một việc gì đó.

Công thức:       

Let + O + V-inf

Let me know
Hãy cho tôi biết

Let me see
Hãy để tôi xem nào

Let the kids watch a movie after dinner
Để bọn trẻ xem một bộ phim sau bữa tối

Let’s stop now!
Dừng lại ngay nào!

III. Cấu trúc câu mệnh lệnh

Cấu trúc câu mệnh lệnh phụ thuộc vào các ngôi được nói đến trong câu, cụ thể như sau:

1. Câu mệnh lệnh đối với ngôi thứ 1

Câu mệnh lệnh đối với ngôi thứ nhất tức là câu dùng để ra lệnh, yêu cầu chủ thể là ngôi thứ nhất làm việc gì đó.

Công thức: 

Khẳng định: Let us (Let's) + V-inf

Phủ định: Let us (Let's) + not + V-inf

Trong đó: V-inf là động từ nguyên mẫu không "to"

Let us travel to Korea this summer
Hãy cùng chúng tôi du lịch Hàn Quốc vào mùa hè này

Let’s not be alarmed by rumours
Chúng ta hãy đừng lo âu vì tin đồn

Trong một vài trường hớp ta vẫn có thể đặt "don't" trước "let's".

Don't let's go to that awful restaurant again
= Let's not go to that awful restaurant again
Hãy đừng đi đến cái nhà hàng kinh khủng đó nữa

2. Câu mệnh lệnh đối với ngôi thứ 2

Câu mệnh lệnh đối với ngôi thứ 2 tức là câu mệnh lệnh dùng để ra lệnh, yêu cầu chủ thể là ngôi thứ hai làm việc gì đó. Chủ thể ngôi thứ 2 là : "you".  Tuy nhiên trong câu mệnh lệnh "you" rất ít khi dùng mà chúng ta chỉ ngầm hiểu.

Công thức: 

Khẳng định : V-inf
Phủ định: Do + not + V-inf

Hurry! 
Nhanh lên!

Wait!  
Đợi đã!

Don't hurry!  
Đừng vội!

Don't scare!
Đừng sợ!

Trong câu mệnh lệnh với cấu trúc này, chủ từ thường ít được đề cập đến, tuy nhiên chúng ta có thể đặt một danh từ đứng cuối cụm từ để hiểu rõ về chủ từ của câu.

Eat your dinner, Lan
Ăn tối đi Lan

Be quiet, Nam
Nam, trật tự!

3. Câu mệnh lệnh trong tiếng anh đối với ngôi thứ 3

Câu mệnh lệnh đối với ngôi thứ 3 tức là câu mệnh lệnh dùng để sai khiến yêu cầu chủ thể là ngôi thứ ba (he, she, it) làm việc gì đó.

Công thức: 

Khẳng định: Let + Object + V-inf
Phủ định: Let + Object + not + V-inf

Let him play football
Hãy để cậu ấy chơi bóng đá

Let her not come home
Hãy để cô ấy không về nhà

Let them go by train
Hãy để họ đi bằng tàu

VI. Những điều cần lưu ý khi sử dụng câu mệnh lệnh

Khi học về câu mệnh lệnh bạn cần lưu ý rằng câu mệnh lệnh không bao giờ có chủ ngữ đứng đầu câu. Nếu bạn có thói quen thêm "you" vào câu mệnh lệnh để yêu cầu ai đó thực hiện một điều gì thi không đúng đâu nhé. Đại từ "you" rất ít khi được sử dụng ở câu mệnh lệnh trừ khi người nói muốn thể hiện sự thô lỗ với ai đó.

Câu mệnh lệnh không có chủ ngữ đứng đầu câu, tuy nhiên bạn có thể đặt danh từ chỉ người hoặc nhân xưng phía cuối câu để làm rõ đối tượng được yêu cầu. Ví dụ như :

Be quiet, Nam!
Hãy yên lặng đi, Nam!

Ngoài ra, nếu bạn muốn dùng câu mệnh lệnh để tạo sắc thái nghĩa trang trọng, thi bạn có thể thêm từ Please vào cuối hoặc đầu câu. Please có nghĩa là làm ơn, chúng ta thường sử dụng "please" khi đưa ra một lời yêu cầu, đề nghị cho người lớn tuổi hơn, hoặc muốn thể hiện sự lễ phép, kính trọng hơn từ phía người nói đối với người nghe.

Please take care of my cat!,
Làm ơn hãy chăm sóc con mèo hộ tôi nhé!

Give me your ticket, please!
Làm ơn đưa cho tôi chiếc vé của bạn nhé!

Hy vọng rằng bài học về câu mệnh lệnh có thể giúp các bạn áp dụng vào kiến thức vào bài kiểm tra cũng như là sử dụng được trong giao tiếp tiếng Anh thông thường với ban bè. Chúc các bạn học tập tốt!

Cùng chuyên mục:

Phân biệt Start và Begin trong tiếng Anh

Phân biệt Start và Begin trong tiếng Anh

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách phân biệt “start” và…

Phân biệt Bring và Take trong tiếng Anh

Phân biệt Bring và Take trong tiếng Anh

Trong bài viết này chúng ta sẽ học về cách phân biệt "bring", "take" và…

[Hình ảnh] - Cách giúp bạn học tiếng Anh cơ bản trong 11 ngày

[Hình ảnh] - Cách giúp bạn học tiếng Anh cơ bản trong 11 ngày

Dưới đây là tổng hợp các công thức, cấu trúc các thì và ngữ pháp…

[Hình ảnh] - Một số câu thay đổi cách nói trong tiếng Anh

[Hình ảnh] - Một số câu thay đổi cách nói trong tiếng Anh

Dưới đây là tổng hợp một số câu thay đổi cách nói trong tiếng Anh,…

[Hình ảnh] - Các mẫu câu dùng để than mệt tiếng Anh

[Hình ảnh] - Các mẫu câu dùng để than mệt tiếng Anh

Dưới đây là tổng hợp các mẫu câu dùng để than mệt tiếng Anh, những…

[Hình ảnh] - Các từ vựng về cử chỉ và hành động trên cơ thể trong tiếng Anh

[Hình ảnh] - Các từ vựng về cử chỉ và hành động trên cơ thể trong tiếng Anh

Dưới đây là tổng hợp một số từ vựng về các cử chỉ và hành…

[Hình ảnh] - Các câu nói thông dụng hàng ngày trong tiếng Anh

[Hình ảnh] - Các câu nói thông dụng hàng ngày trong tiếng Anh

Dưới đây là tổng hợp các câu nói thông dụng hàng ngày trong tiếng Anh,…

[Hình ảnh] - Một số từ vựng về các bộ phận con vật trong tiếng Anh

[Hình ảnh] - Một số từ vựng về các bộ phận con vật trong tiếng Anh

Dưới đây là tổng hợp một số từ vựng về các bộ phận con vật…

[Hình ảnh] - Một số từ vựng viết về trái cây và rau củ quả trong tiếng Anh

[Hình ảnh] - Một số từ vựng viết về trái cây và rau củ quả trong tiếng Anh

Dưới đây là tổng hợp một số từ vựng về rau củ quả và trái…

[Hình ảnh] - Các từ vựng chủ đề kỳ nghỉ trong tiếng Anh

[Hình ảnh] - Các từ vựng chủ đề kỳ nghỉ trong tiếng Anh

Dưới đây là tổng hợp một số từ vựng tiếng Anh nói về chủ đề…

[Hình ảnh] - Các cụm từ viết tắt trong tiếng Anh

[Hình ảnh] - Các cụm từ viết tắt trong tiếng Anh

Dưới đây là tổng hợp một số cụm từ viết tắt trong tiếng Anh, những…

[Hình ảnh] - Các cặp từ trái nghĩa thông dụng nhất

[Hình ảnh] - Các cặp từ trái nghĩa thông dụng nhất

Dưới đây là tổng hợp các cặp từ trái nghĩa trong tiếng Anh, những từ…

Phân biệt Borrow và Lend trong tiếng Anh

Phân biệt Borrow và Lend trong tiếng Anh

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ý nghĩa và cách…

[Hình ảnh] - 90 từ đồng và trái nghĩa tiếng Anh thông dụng nhất

[Hình ảnh] - 90 từ đồng và trái nghĩa tiếng Anh thông dụng nhất

Dưới đây là tổng hợp hơn 90 từ đồng và trái nghĩa trong tiếng Anh,…

Phân biệt Do và Make trong tiếng Anh

Phân biệt Do và Make trong tiếng Anh

Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về cách nhận biết và phân…

Học tiếng Anh qua bài hát You Raise Me Up

Học tiếng Anh qua bài hát You Raise Me Up

Đây là chuyên đề chia sẻ video học tiếng Anh qua các bài hát, và…

Học tiếng Anh qua bài hát When You Say Nothing At All

Học tiếng Anh qua bài hát When You Say Nothing At All

Đây là chuyên đề chia sẻ video học tiếng Anh qua các bài hát, và…

Học tiếng Anh qua bài hát We Don’t Talk Anymore

Học tiếng Anh qua bài hát We Don’t Talk Anymore

Đây là chuyên đề chia sẻ video học tiếng Anh qua các bài hát, và…

Học tiếng Anh qua bài hát Until You

Học tiếng Anh qua bài hát Until You

Đây là chuyên đề chia sẻ video học tiếng Anh qua các bài hát, và…

Học tiếng Anh qua bài hát Until The Time Is Through

Học tiếng Anh qua bài hát Until The Time Is Through

Đây là chuyên đề chia sẻ video học tiếng Anh qua các bài hát, và…

Top