CMS là gì? Các CMS phổ biến hiện nay (update 2025)
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm CMS là gì, và mình cũng liệt kê tất cả những CMS phổ biến nhất hiện nay 2025. Với danh sách này bạn có thể lựa chọn cho mình một CMS để phát triển blog cá nhân, thậm chí là web kinh doanh bán hàng.
Nhiều người khi đi thuê [dịch vụ thiết kế website] sẽ được nhân viên tư vấn nên sử dụng CMS [WordPress] để được chi phí rẻ hơn. Mình không phủ nhận điều đó, thậm chí khuyến khích nếu website của bạn không quá lớn thì nên sử dụng CMS để tiện cho sự phát triển sau này. Tại sao thì mình sẽ giải thích ở cuối bài nhé.
Hiện nay có rất nhiều CMS và mỗi CMS có một điểm mạnh khác nhau. Vì vậy trước khi chọn CMS nào thì bạn phải tìm hiểu thật kỹ tất cả những tính năng mà CMS đó có thể hỗ trợ, xem có đủ đáp ứng đủ những yêu cầu của bạn không.
Không nói dài dòng nữa, hãy bắt đầu tìm hiểu ngay thôi!
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
1. CMS là gì?
CMS là chữ viết tắt của Content Management System, hay còn gọi là hệ thống quản trị nội dung nhằm mục đích giúp dễ dàng quản lý, chỉnh sửa nội dung. Nội dung ở đây có thể là tin tức điện tử, báo chí hay các media hình ảnh, video, và nhiều loại tư liệu khác.
Hệ thống CMS giúp tiết kiệm thời gian quản lý, chi phí vận hành và bảo trì nên hiện nay có rất nhiều công ty sử dụng. Không chỉ là công ty mà hiện nay các blog cá nhân cũng ra đời với số lượng không hề nhỏ, và họ chọn giải pháp sử dụng CMS nhằm dễ dàng xây dựng website và quản lý nội dung, bên cạnh đó còn tiết kiệm được chi phí xây dựng website.
CMS là một mã nguồn dùng để xây dựng website
2. Chức năng chính của CMS là gì?
CMS sinh ra nhằm mục đích giúp người dùng thao tác nhanh hơn bằng cách hỗ trợ nhiều tính năng và tiện ích giúp họ tiết kiệm thời gian cũng như chi phí quản lý. Bạn chấp nhận sử dụng CMS đồng nghĩa với tuân theo những quy tắc mà nhà phát triển đưa ra.
Dưới đây là một số chức năng chính mà CMS sẽ giúp bạn:
- Tạo, lưu trữ nội dung
- Chỉnh sửa nội dung
- Truyền tải và chia sẻ nội dung
- Tìm kiếm và phân quyền người dùng
Về đặc điểm CMS thì nó cung cấp cho chúng ta một số tính năng như: hệ thống quản lý media, hình ảnh, trình soạn thảo văn bản, và điều đáng nói nhất là khả năng tùy biến giao diện phải cao. Có rất nhiều loại CMS như (W-CMS, E-CMS, T-CMS, ..), tuy nhiên trong bài này chúng ta sẽ đề cập đến W-CMS, tức là Website CMS.
Câu hỏi đặt ra là tại sao nên sử dụng CMS để xây dựng website? Lý do chủ yếu chính là tính cộng đồng và chi phí xây dựng CMS tương đối nhỏ hơn so với việc phát triển mã nguồn từ đầu.
Nói về tính cộng đồng thì đây chính là điểm nhấn mạnh nhất của CMS. Giả sử bạn cần xây dựng một chức năng gì đó thì bạn sẽ lên các website/group cộng đồng CMS đó để hỏi, và đương nhiên bạn sẽ nhận được câu trả lời nếu bạn khéo léo trong việc đặt câu hỏi.
2. Các CMS thông dụng hiện nay 2025
Hiện nay có rất nhiều CMS ra đời và chạy trên nhiều nền tảng khác nhau, vì vậy bạn phải đọc hướng dẫn sử dụng và cài đặt từ nhà phát triển để biết cách thực hiện.
Một điều nữa, bạn nên thuê một người có kinh nghiệm lập trình về làm giúp bạn nhé. Vì trong CMS có rất nhiều thuật ngữ IT nên rất khó hiểu, người đó cũng sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng hệ thống admin trong CMS.
Sau đây là danh sách những CMS phổ biến nhất:
- Wordpress (PHP)
- DotNetNuke (ASP)
- Drupal (PHP)
- Joomla (PHP)
- Kentiko (ASP)
- Liferay (JSP)
- Magento (PHP)
- Mambo (PHP)
- NukeViet (PHP)
- PHP-Nuke (PHP)
- Rainbow (ASP)
- Typo3 (PHP)
- Xoops (PHP)
- MS SharePoint
- Progress Sitefinity
- Wix
- Squarespace
- ExpressionEngine
- Kentico
- Cascade Server
- Weebly
Danh sách còn rất nhiều, bạn muốn xem đầy đủ thì click vào đây nhé.
Thông thường mỗi CMS đáp ứng cho một mục đích cụ thể. Ví dụ:
- Wordpress làm web blog, tin tức, web giới thiệu công ty. và cũng có thể làm web bán hàng
- Joomla làm web TMDT
- Magento làm web TMDT
- ...
Tuy nhiên CMS bây giờ không còn như xưa nữa, bạn hoàn toàn có thể sử dụng CMS để làm nhiều dạng website khác nhau bởi các tính năng xây dựng hệ thống plugin, component, template, theme rất đa dạng. Riêng tai thị trường Việt Nam thì WodPress đang chiếm ưu thế nhất bởi nó được thiết kế đơn giản và dễ sử dựng.
Vậy là bạn không còn thắc mắc CMS là gì nữa phải không nào? Mình đoán là giờ bạn lại có câu hỏi khác đó là nên chọn CMS nào?
Theo mình thì tùy thuộc vào mức độ của dự án mà bạn chọn WordPress, Drupal, Zoomla (đang chết dần tại VN) hay NukeViet. Nhưng theo cá nhân mình thì vẫn ưu tiên WordPress hơn. Lý do tại sao thì mình sẽ giải thíc ở phần 3 nhé.
3. Có phải WordPress là CMS mạnh nhất hiện nay?
Như mình đã nói, nếu bạn đang muốn xây dựng một blog cá nhân hoặc một website bán hàng mà đáp ứng đủ cho thị trường Việt Nam thì nên sử dụng WordPress. Mình không nói đến những dự án lớn như Lazada, Shopee hay Tiki nhé, bởi muốn làm được những trang như vậy thì phải sử dụng những công nghệ mới nhất.
Nếu bạn muốn tự mình phát triển các plugin và theme của WordPress thì mình nghĩ cũng không khó, chỉ cần bạn biết lập trình PHP căn bản, biết MySQL, HTML CSS là có thể làm được. Trường hợp bạn không có thời gian tự làm web hoặc cần một dịch vụ thiết kế web Wordpress cao cấp hơn bạn có thể liên hệ công ty Mona Media - thiết kế website và lập trình phần mềm hàng đầu Việt Nam.
Để chứng minh điều này thì mình sẽ liệt kê một số ưu điểm khi sử dụng WordPress như sau:
- Đa dạng giao diện: Với lượng người dùng xếp hàng cao nhất nên có rất nhiều chợ theme như themeforest, mythemeshop, ... Bạn dễ dàng chọn mua một theme với giá từ 40 -> 100$.
- Cộng đồng đông như kiến: Mình dám khẳng định không có một CMS nào có cộng đồng mạnh như WP nhé.
- Admin dễ sử dụng: Giao diện admin rất trực quan, chỉ cần học 30 phút là có thể sử dụng thành thạo.
- Lập trình plugin + theme: Đây là thiết kế mà CMS nào cũng phải có, và WP được đánh giá là mạnh nhất.
- Nhiều thứ FREE nhất: Bạn dễ dàng tìm kiếm trên mạng với từ khóa theme wordpresss free, hay plugin wordpress free và xem kết quả nhé.
Như vậy là mình đã giới thiệu xong khái niệm CMS là gì, và cũng liệt kê những CMS phổ biến nhất hiện nay. Bên cạnh đó mình cũng muốn nhấn mạnh rằng WordPress đang là CMS tốt nhất tính thời điểm hiện tại 2025, vì vậy hãy chọn WP đi nhé.