TYPESCRIPT 2.X CĂN BẢN
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Bài 05: Lệnh If Else và Switch Case trong TypeScript

Trong bài này chúng ta sẽ học cách sử dụng lệnh if else và lênh switch case. Như các bạn biết TypeScript kế thừa tất cả cú pháp của Javascript, vì vậy bạn có thể lồng JS vào TypeScript rất dễ dàng mà không sợ bị lỗi. Điều này cũng có nghĩa là cấu trúc của lệnh if else và switch case trong TypeScript giống hoàn toàn trong Javascript.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Khi bạn đọc series này thì mình tin chắc là các bạn đã rành Javascirpt căn bản nên với những bài lý thuyết căn bản này mình sẽ không giải thích nhiều mà chỉ đưa ra các ví dụ cụ thể thôi nhé.

1. Lệnh If Else trong TypeScript

Lệnh if dùng để kiểm tra một biểu thức đúng hay sai? Nếu đúng thì thực thi một nhiệm vụ nào đó.

if (condition)
{
    // thực hiện
}

Trong đó condition là biểu thức muốn kiểm tra, nó có thể là một biểu thức, một giá trị hoặc là một biến.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Ví dụ: Kiểm tra nếu điểm bé hơn 5 thì thông báo thi rớt.

var point = 4;

if (point < 5)
{
    alert('Rớt');
}

Lênh else sẽ được thực hiện nếu như biểu thức ở lệnh if không thỏa điều kiện.

if (condition){
    // Do Something
}
else{
    // Do Something
}

Ví dụ: Kiểm tra điểm lớn hơn 4 thì thông báo đậu, ngược lại thông báo rớt.

var point = 2;
if (point >= 5){
    alert('Đậu');
}
else{
    alert('Rớt');
}

Lệnh else if dùng để kiểm tra thêm một điều kiện và nó sẽ được chạy nếu tất cả các lệnh kiểm tra điều kiện ở trên nó không thỏa.

if (condition1){
    
}
else if (condition2){
    
}
else if (condition3){
    
}
else{
    
}

Ví dụ: Kiểm tra các mức điểm của học sinh

var point = 10;           
if (point >= 8){
    alert('Giỏi');
}
else if (point >= 6){
    alert('Khá');
}
else if (point >= 5){
    alert('Trung bình');
}
else{
    alert('Yếu');
}

2. Lệnh Switch Case trong TypeScript

Lệnh Switch Case có chức năng tương tự như if else, tuy nhiên nó chỉ dùng để kiểm tra biểu thức có giá trị là một chuỗi hoặc một con số.

Cú pháp như sau:

switch (expression) {  
    case case1:  
      statements1  
      [break;]  
    case case2:  
      statements2  
      [break;]  
    case case3:  
      statements3  
      [break;]  
    default:  
      default statements  
      [break;]  
} 

Trong đó lệnh break sẽ có nhiệm vụ dừng chương trình switch case.

Ví dụ:

var book = 'Math';
var msg = '';

switch (book) {  
  case "English":  
    msg = "Sách có giá là $12.";  
    break;  
  case "Math":  
    msg = "Sách có giá là $22.";  
    break;  
  case "Commerce":  
    msg = "Sách có giá là $12.";  
    break;  
  case "History":  
    msg = "Sách có giá là $125.";  
    break;  
  case "Physics":  
    msg = "Sách có giá là $12.99.";  
    break;  
  default:  
    msg = "Không tìm thấy mệnh giá";  
}   
            
alert(msg);    

Trong ví dụ này vì cuốn sách có tên là Math nên case "Math" sẽ được chạy, lúc này biến msg sẽ có gái trị là "Sách có giá là $22." và tiếp theo lệnh break; sẽ dừng chương trình switch lại.

3. Lời kết

Mình tin chắc rằng khi bạn học TypeScript thì đã rất rành Javascript nên mình không giải thích nhiều, nếu bạn chưa biết hai lệnh này thì có thể tham khảo hai bài sau:

Chúc các bạn học tốt nhé.

Cùng chuyên mục:

Bài 06: Vòng lặp trong TypeScript

Bài 06: Vòng lặp trong TypeScript

Vòng lặp rất quan trọng trong các ngôn ngữ lập trình và trong TypeScipt cũng…

Bài 04: Khai báo biến trong TypeScript

Bài 04: Khai báo biến trong TypeScript

Ngoài từ khóa var ra TypeScript hỗ trợ thêm hai cách khai báo biến đó…

Bài 03: TypeScript Basic Types

Bài 03: TypeScript Basic Types

Khi học bất kì một ngôn ngữ nào chúng ta cũng thao tác với các…

Bài 02: Cài đặt TypeScript

Bài 02: Cài đặt TypeScript

TypeScript được phát triển bởi Microsoft nên họ đã tích hợp plug-ins vào bộ Visual…

Bài 01: TypeScript là gì? TypeScript và Javascript

Bài 01: TypeScript là gì? TypeScript và Javascript

Nếu bạn đã từng muốn học Angular2 thì người ta sẽ khuyên bạn là nên…

Top